Những phát biểu làm 'nóng' hội nghị của nữ Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp

HÀ NỘI (Sputnik) - Nữ đại biểu thuộc thế hệ 8X nhưng đã có không ít phát ngôn, chất vấn, tranh luận khiến cho nhiều bộ trưởng phải “bối rối”, Ksor H'Bơ Khăp - nữ đại biểu của tỉnh Gia Lai.
Sputnik

Nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khăp sinh năm 1982, tên thường gọi Ksor Phước Hà - là con gái của ông Ksor Phước - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Vắng ĐB Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, Ksor H'Bơ Khăp, nghị trường Quốc hội có “buồn”?
 Bà Ksor H’Bơ Khăp là người dân tộc Gia Rai, quê ở xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, từng tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân, trình độ chuyên môn thạc sĩ Luật, hiện mang quân hàm Trung tá, đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.

Bà Ksor H’Bơ Khăp là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Thông tin bà Ksor H'Bơ Khăp không tiếp tục tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đang khiến dư luận quan tâm. Nhiều người tiếc một nữ đại biểu trẻ tuổi thẳng thắn, quyết liệt trên nghị trường với những pha chất vấn đi vào lòng người sau đây.

‘Tôi không “phát ngôn” để làm “nóng” nghị trường’

Khi được hỏi về việc có khá nhiều phát ngôn làm “nóng” nghị trường, nhất là những chất vấn, tranh luận với nhiều bộ trưởng, không ít ý kiến cho rằng bà thật “dũng cảm”. Bà ”, Ksor H'Bơ Khăp trả lời thẳng thắn:

"Đó là những vấn đề mà cử tri nơi tôi ở, nơi tôi đến còn băn khoăn, lo lắng. Tôi không “phát ngôn” để làm “nóng” nghị trường mà đó lại là những vấn đề mà nghị trường và cử tri đang quan tâm nên trở thành vấn đề “nóng”. Quốc hội là nơi bàn bạc các vấn đề một cách dân chủ, công khai dưới sự điều hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trách nhiệm của ĐBQH là tiếp thu, nghiên cứu, xây dựng các vấn đề nhằm hoạch định chính sách xây dựng và phát triển nước Việt Nam".

‘Nghe Bộ trưởng phát biểu thực sự là thấy sai sai’

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn – Ông Nguyễn Xuân Cường về diện tích rừng tự nhiên vào phiên họp ngày 05/11/2020. Khi Bộ trưởng Cường phát biểu so với 30 năm trước, diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 1,3 triệu ha, nữ đại biểu phản bác:

Vì sao mất rừng? Nữ Trung tá Công an tranh luận “nóng” với Bộ trưởng Trần Hồng Hà

"Bộ trưởng nói từ 9 triệu lên đến 14 triệu, đúng là con số này rất đáng phấn khởi nhưng rất là vô lý và có cái gì đó thật sự sai sai".

Theo đại biểu, ít nhất là trong nhiệm kỳ Quốc hội này, mỗi một kỳ họp liên tục được nghe những dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vậy làm sao diện tích rừng tự nhiên có thể tăng lên được. Điều đó có nghĩa là không nên tính cả cây cà phê, cao su, hồ tiêu vào rừng tự nhiên.

‘Dùng pin năng lượng để nướng bò một nắng hay sao?’

Cũng trong phiên họp ngày 05/11/2020, Đại biểu Tsor H’Bơ Khắp tiếp tục tranh luận với phần phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Nữ đại biểu này cho biết, Bộ trưởng không thể đổ thừa cho địa phương, cũng không thể nói rằng có quy định của luật về việc xử lý hoặc là chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý pin năng lượng mặt trời.

ADB cấp 37 triệu USD cho dàn pin điện mặt trời nổi ở Việt Nam

Theo đại biểu, cái nhân dân cần là tư lệnh ngành phải đưa ra được phương án đối với vấn đề liên quan đến pin năng lượng mặt trời. Đại biểu đang là Trưởng Công an thị xã cũng phản ánh, hiện nay cán bộ và nhân dân địa phương quê hương bà rất hoang mang với những vấn đề liên quan đến pin năng lượng mặt trời. Đại biểu Ksor H'Bơ Khắp đặt câu hỏi:

“Ngay cả bản thân tôi cũng rất lo lắng với việc phát triển tràn lan pin năng lượng mặt trời ở Gia Lai. Bởi sau này, pin đó hết hạn sử dụng thì để làm gì? Những tấm pin đó được xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay để nướng bò một nắng, đặc sản ở Gia Lai chúng tôi hay sao?”.

‘Thế hệ con cháu chúng ta trở thành những con robot vô cảm’

Năm 2018, Đại biểu Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp từng đã làm nóng nghị trường khi bà “nhìn thẳng vào sự thật”, rằng chúng ta đang theo kiểu “nhà nhà đào tạo thủ tướng, trường trường đào tạo bộ trưởng”. “Và kết quả là, học sinh chưa vào lớp 1 đã thuộc làu bảng cửu chương, nói tiếng nước ngoài như gió để thi tuyển đầu vào lớp 1. Bà Ksor H’Bơ Khăp cũng nhìn thấy “nguy cơ của giáo dục”:

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói gì về sách Tiếng Việt lớp 1 và đổi mới giáo dục ở Việt Nam?

“Nếu tiếp tục tiến hóa theo cách mà mấy năm nay qua xu hướng của giáo dục đang đi, chỉ quan tâm tới trí tuệ mà bỏ qua cảm xúc và chả mấy chốc, con cháu chúng ta trở thành những con robot vô cảm, sống vị kỷ cá nhân, không dám tự chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình...”.

‘Thủ tướng có ủng hộ văn hóa từ chức không?’

Một trong những dấu ấn không thể quên khác là vào phiên họp ngày 06/11/2020, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp đã đặt câu hỏi chất vấn tới Thủ tướng:

“Thủ tướng có ủng hộ văn hóa từ chức không? Công tác cán bộ của ta nên đưa văn hóa này vào chưa?”

Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội:

Văn hóa từ chức ở Việt Nam: "Sự dũng cảm khổng lồ" và nỗi nhục lớn nhất trước khi ra tòa

“Đó là, cán bộ công chức, lãnh đạo quản lý không đủ năng lực, không đủ uy tín theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác chính đáng thì được thôi giữ chức vụ khi chưa  hết nhiệm kỳ hoặc khi chưa hết thời gian bổ nhiệm”.

Theo Quyết định số 1847 của Thủ tướng cũng đã nêu, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo chủ động xin thôi giữ chức vụ khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực, uy tín. Người đứng đầu Chính phủ trả lời chất vấn:

“Để có văn hoá từ chức trong cán bộ công chức, viên  chức cần phát huy vai trò trách nhiệm, tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước do mỗi cán bộ tự thấy và có sự giám sát của nhân dân”.
Thảo luận