Liệu Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo ra ngoại tệ mới của thế giới thay thế cho USD?

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố ông cho rằng cần phải rời xa kiểu tính toán bằng USD và từ bỏ việc sử dụng hệ thống thanh toán “do phương Tây kiểm soát”.
Sputnik

Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông Trung Quốc trước chuyến thăm đến đất nước này, ông Lavrov tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc nên bằng cách như vậy giảm thiểu những rủi ro gắn với việc áp đặt lệnh trừng phạt. Ông cũng nêu rõ nhu cầu “hạ thấp rủi ro trừng phạt bằng con đường tăng cường sự độc lập về công nghệ, bằng con đường chuyển sang các thanh toán bằng bản tệ quốc gia và các loại ngoại tệ mới của thế giới thay thế cho đồng USD”.

Tại sao Trung Quốc và Nga nói nhiều hơn đến việc độc lập về tài chính?

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Bartu Soral chuyên gia kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, cựu Giám đốc Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc đã nói về việc đề xuất do Bộ trưởng Nga nêu ra liệu có thể giải quyết được những vấn đề kinh tế mà Thổ Nhĩ Kỳ đang vấp phải như sự mất giá của đồng bản tệ lira, gia tăng lạm phát  và lãi suất, thâm hụt ngoại thương và viễn cảnh tạo ra một loại ngoại tệ mới của thế giới để thay thế đồng USD là hiện thực đến đâu.

Bình luận về hệ thống tiền tệ hiện tại, ông Soral nhận xét:

“Hệ thống tiền tệ Bretton Woods được tạo ra sau Thế chiến II đã mang lại cho đồng USD vị thế của loại ngoại tệ dự trữ quốc tế. Từ đó tạo điều kiện cho Hoa Kỳ gây áp lực thông qua đồng USD và quản lý các dòng tài chính trên khắp thế giới. Năm 2017, khối lượng giao dịch tài chính vượt quá quy mô của khu vực thực tế 18 lần. 75% tổng lượng giao dịch này thực hiện bằng USD, 78% diễn ra ở London và New York. Đó là một hệ thống tách rời sản xuất và không đảm bảo cung cấp chỗ làm việc cho cư dân, khi một nhúm các nhà độc quyền giàu có kiểm soát các dòng tài chính cơ bản”.

Theo lời ông Soral, giai đoạn hiện nay định tính bởi nét mới là  sự suy giảm và tụt hạng xuống hàng thứ yếu của quá trình toàn cầu hóa, đơn cực và hệ thống tân tự do.

Liệu Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo ra ngoại tệ mới của thế giới thay thế cho USD?
“Hiện nay chúng ta đang thấy các nước như Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran đang trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ trong khuôn khổ luật CAATSA. Nếu nhìn vào số liệu năm 2017, ta có thể thấy rằng các nước này chiếm 30% tổng sản lượng toàn cầu và 35%  dân số trên hành tinh. thế giới. Họ thực hiện hầu như 28% tổng kim ngạch ngoại thương. Trong khi đó, tổng tỷ trọng của Hoa Kỳ trong sản xuất thế giới là 12%, còn chỉ số ngoại thương là 13%. Các nước mà tôi liệt kê đã bắt đầu dần dần gây áp lực và thay đổi cấu trúc tài chính hiện có, vốn là hệ thống mà Hoa ỷ vào đó đặt lợi ích riêng của mình lên toàn thế giới. Tiến trình phát triển của các nước kể trên là bước đi đúng đắn, cần thiết và hợp lý. Tất nhiên, Hoa Kỳ cố gắng “trừng phạt” Trung Quốc, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ vì “tội” phản đối hệ thống hiện hữu”, - ông nói.

Cái gì có thể thay thế hệ thống USD?

Trả lời cho câu hỏi, mô hình thương mại nào có thể được hình thành thay cho hệ thống USD, chuyên gia kinh tế nhận xét:

Liệu đồng nhân dân tệ sẽ thay thế đồng đô la?
“Nếu mỗi nước phản đối kiểu thương mại dựa trên USD đều dùng đồng bản tệ quốc gia của mình để giao dịch, sẽ nảy sinh câu hỏi làm thế nào để xác định giá trị của những đồng tiền này. Do đó, để phá hủy hệ thống đơn cực mà Hoa Kỳ dựa vào tác oai tác quái đưa thế giới đến hỗn loạn, đối đầu và bần cùng, có thể cần phải tạo ra một loại ngoại tệ quốc tế mới thống nhất mà các nước này có thể sử dụng song hành với bản tệ quốc gia của họ”.  
“Về Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn đất nước này cần thoát ra khỏi hệ thống hiện tại. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đang ở bên trong hệ thống, nhưng sẽ không thể đạt được mục tiêu nâng cao mức độ bố trí chỗ làm việc của cư dân, quy mô sản xuất, và hệ quả là sự thịnh vượng kinh tế của đất nước. Thổ Nhĩ Kỳ cần tái cơ cấu nợ nước ngoài, cần bắt tay thực hiện kế hoạch phát triển và sản xuất. Song song với điều này, cần thi hành các biện pháp để ngăn chặn cơ chế của hệ thống toàn cầu hiện tại. Chỉ trong trường hợp như vậy, chính sách nêu trên mới mang lại kết quả”, - chuyên gia Soral kết luận.
Thảo luận