Có gì đằng sau món quà trăm triệu của Việt Nam tặng Lào?

Tuần lễ vừa qua có số lượng lớn các bài viết và thông tin về Việt Nam trên báo chí Nga và các nước ngoài.
Sputnik

Sự bùng phát trầm trọng hơn trong tình hình Biển Đông và quan hệ của Việt Nam với bạn bè đối tác, vấn đề tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và phát triển kinh tế, những câu hỏi về xã hội và triển vọng du lịch - đó là những đề tài chính mà Sputnik sẽ đề cập tới trong bài tổng quan đánh giá hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Trung Quốc một lần nữa vi phạm sự bình yên

Việt Nam tăng cường bảo vệ biển đảo của mình
Những ngày gần đây, cộng đồng quốc tế lo ngại về vụ việc mới ở Biển Đông, là nguyên nhân khiến Bộ Ngoại giao của Philippines và Việt Nam phản ứng gay gắt. Đó là do sự kiện tập hợp 220 tàu Trung Quốc ngoài khơi bãi đá ngầm Whitsun Reef thuộc quần đảo Trường Sa, nơi mà Manila coi là thuộc thành phần vùng đặc quyền kinh tế của nước mình. Còn về phía Việt Nam, hôm thứ Năm, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam là bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố rằng khi cho các tàu tập trung ở ngoài khơi bãi đá ngầm mà Hà Nội gọi là Đá Ba Đầu, phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam, - như Aljazeerađưa tin.

Vaccine cần đa dạng

Theo thông báo của Channel News Asia, Việt Nam đang cố gắng đa dạng hóa nguồn vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh có vấn đề với nguồn cung cấp khi đất nước thúc đẩy chương trình tiêm chủng từ đầu tháng qua với loại vaccine AstraZeneca. Tuần này, Hà Nội đã phê duyệt sử dụng vaccine Sputnik V của Nga để chống COVID-19, và Việt Nam trở thành nước thứ 56 đã cấp phép như vậy, theo tin từ nhiều ấn phẩm Nga. UNICEF tuyên bố rằng những đợt cung cấp các lô vaccine ngừa COVID-19 theo kế hoạch đến tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, sẽ phải trì hoãn do đình trệ trong khâu sản xuất.

Nghị viện Lào nhận toà nhà mới từ Việt Nam

Bộ Xây dựng Việt Nam đã hoàn thành đề án trị giá 111 triệu USD về kiến thiết Nhà Quốc hội dành cho nghị viện Lào, là món quà Việt Nam trao tặng cho nước bạn láng giềng. Trụ sở Quốc hội là tòa nhà hiện đại và đồ sộ nhất trong nước, có sức chứa đến 1.000 người. Công trình xây dựng do Việt Nam tài trợ toàn phần phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa Đảng Cộng sản hai nước và là tín hiệu về nguyện vọng của Việt Nam, không muốn để Lào tiếp tục trượt sâu vào quỹ đạo khống chế của Trung Quốc, - tờ The Diplomatnhận xét.

Không thể theo kịp Việt Nam

Việt Nam đánh mất “anh em tốt” Lào và Campuchia vào tay Trung Quốc?
Có không ít bài viết và thông báo dành nói về thành quả phục hồi ấn tượng sau đại dịch và đà chuyển động nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam tiến lên phía trước. Trung Quốc và Việt Nam đã vượt qua mức tăng trưởng kinh tế của mình trước đại dịch, trong khi các nước khác ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương có thể còn phải mất nhiều thời gian hơn để mong đạt được kết quả như vậy, - tờ Bloomberglưu ý.

Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng vào năm 2021, GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8,1% còn Việt Nam tăng 6,6%, đồng thời phần còn lại của khu vực sẽ tăng trưởng trung bình 4,4%. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa công bố kế hoạch tổng thể của Việt Nam đến năm 2030 trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nếu được triển khai thực thi tốt, đất nước sẽ lọt vào tốp 4 nước ASEAN và 50 nước đứng đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, - theo thông báo của Nikkei Asia Review.

Tờ Tech Crunchgiới thiệu về Homebase, công ty sẽ giúp người Việt Nam thực hiện mơ ước mua nhà dù còn chưa đủ tiền vốn.

The Star thông báo những quy định mới khi tập hợp thông tin về thu nhập của doanh nghiệp nhỏ thông qua các doanh nghiệp thương mại điện tử, còn Vietnam Briefing đưa tin Việt Nam đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, nhằm tăng số lượng và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào trong nước.

Ai nói Việt Nam sẽ không thể là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?
Báo chí có nhiều bài viết về việc xây dựng những cơ sở chế biến mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở nước ngoài đối với mặt hàng tôm của Việt Nam; và Bangkok Bank đang triển khai thanh toán di động xuyên biên giới với Việt Nam.

Tờ Air Quality News dành bài viết mô tả kế hoạch xây dựng 24 nhà máy nhiệt điện than mới của Việt Nam trong thập kỷ tới. Có hệ luỵ là từ động thái này là khiến quốc gia có thể phải tiêu tốn 270 triệu USD mỗi năm cho chi phí chăm sóc sức khỏe và giảm năng lực sản suất do ô nhiễm không khí.

Chỗ làm việc dành cho phụ nữ và karaoke

Tại Việt Nam sẽ tiến hành cuộc khảo sát toàn quốc về việc sử dụng thời gian trong khuôn khổ Dự án của Ngân hàng Thế giới – Mở rộng kinh tế và những khả năng cuả giới phụ nữ Việt Nam, - như Mirage News đưa tin.

Cuộc đấu tranh của TP Hồ Chí Minh chống lại tiếng ồn đã thu hút sự chú ý của tác giả bài nghiên cứu trên tạp chí Australia The Sydney Morning Herald.

Còn theo phản ánh của tờ The Star, Việt Nam vừa công bố dự định thanh toán hoàn toàn bệnh lao trên lãnh thổ đất nước.

Hãy nếm thử món Phở

Việt Nam có thực sự cần thêm nhiều du khách?
Các ấn phẩm phương Tây danh tiếng dành các bài viết và phóng sự về những đối tượng độc đáo hấp dẫn thu hút du khách đến với Việt Nam: tờ The Economist kể về lịch sử và đặc điểm của món Phở, còn tờ báo Pháp Le Figaro – mô tả quanh cảnh công viên giải trí trên đảo Phú Quốc, nơi có khoảng 4.200 động vật thuộc 193 loài khác nhau dành cơ hội cho du khách được thấy.

Các du khách Nga nhớ Việt Nam

Nhiều tờ báo Nga đưa tin về sự kiện Tổng thống Vladimir Putin bổ nhiệm Đại sứ mới của LB Nga tại Việt Nam và triển vọng khai trương mùa du lịch ở đất nước nhiệt đới tươi đẹp này. Những du khách đầu tiên được tiếp cận các khu nghỉ dưỡng của Việt Nam sẽ là người đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong tháng Bảy. Chính quyền các địa phương đã thông báo dự kiến bắt đầu tiếp nhận du khách nước ngoài với số lượng lớn chỉ từ mùa thu năm 2021, yêu cầu có «hộ chiếu Covid» hoặc giấy Chứng nhận tiêm chủng, - như ấn phẩm du lịch nổi tiếng Tour Dom cho biết. Vậy là đông đảo du khách Nga đang ao ước dành kỳ nghỉ mùa hè thăm bãi biển Đà Nẵng, Phan Thiết và Phú Quốc sẽ phải chờ đợi thêm ít lâu.

Thảo luận