Đất ít, người đông, ‘cơn sốt’ giá: Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam

Cũng như kỳ tích tăng trưởng kinh tế, GDP, FDI, thị trường bất động sản Việt Nam duy trì đà tăng trưởng kỷ lục. Bất động sản công nghiệp, nhà ở, văn phòng, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam đều tăng mạnh, vững vàng trái hẳn với bức tranh ảm đạm của thế giới.
Sputnik

Trong những tháng đầu năm 2021, giá nhà, giá bất động sản tại Việt Nam tiếp tục tăng. Theo dự báo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng và Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, mức tăng cả năm sẽ rơi vào khoảng 10%.

Trước tình trạng giá nhà, giá đất tăng cao và nguy cơ bong bóng bất động sản, Thủ tướng Việt Nam đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu biện pháp hạn chế tình trạng ‘sốt đất’ hiện nay.

Việt Nam: Từ kỳ tích kinh tế đến sự ổn định của thị trường bất động sản

Forbes vừa có bài viết đánh giá tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam cũng như ảnh hưởng của giá và diễn biến thị trường bất động sản đến quá trình tăng trưởng GDP nền kinh tế Việt Nam.

Mở đầu bài viết “Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng kỷ lục’, tác giả Philip Heller dành lời khen cho việc quốc gia Đông Nam Á hình chữ S có thể duy trì mức tăng trưởng GDP dương trong bối cảnh thế giới đang vật lộn với cơn khủng hoảng Covid-19.

Đầu tư ở Việt Nam: Có tiền nên gửi ngân hàng, mua vàng hay bất động sản?

Không chỉ có kỳ tích kinh tế, Việt Nam cũng lập kỳ tích về thị trường bất động sản. Đất nước duy trì được sự ổn định vững vàng của thị trường bất động sản, giá bất động sản công nghiệp, nhà ở giá thuê văn phòng dù diễn biến thị trường bất động sản thế giới đầy rẫy những đảo lộn khó lường.

“Thực tế (ổn định) dường như không tưởng trên thế giới hiện nay, nhưng ở Việt Nam, mọi chuyện hoàn toàn khác”, Forbes khẳng định.

Tạp chí hàng đầu về kinh doanh hàng đầu thế giới đánh giá, những gì Việt Nam đã làm được trong năm qua vô cùng ấn tượng trong bối cảnh đặt lên bàn cân hàng loạt thách thức về y tế, kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực và khủng hoảng mà nhân loại đã trải qua.

Ngoài việc kiểm soát “vô cùng tốt” đại dịch Covid-19 khi số lượng lây nhiễm thấp dù sát sườn Trung Quốc (nơi khởi nguồn lây nhiễm virus corona và bùng phát đại dịch SARS-CoV-2) cũng như hạn chế tối đa ca tử vong trong dân số là những nỗ lực đáng khen ngợi và không thể phủ nhận của Việt Nam.

Phải khẳng định, kinh tế Việt Nam cũng vượt qua rất nhiều ‘đối thủ’ trong khu vực xét về tốc độ tăng trưởng GDP.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 2,9%, mức tăng quá ấn tượng nếu so với việc GDP một số nước láng giềng như Thái Lan hay Malaysia có mức suy giảm GDP lần lượt lên đến 6,1% và 5,6% trong năm 2020. Việt Nam cũng vượt Trung Quốc về mức tăng GDP với mức tăng tương đương 2,9% và 2,3% trong năm 2020.

Đất ít, người đông, ‘cơn sốt’ giá: Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam

Theo Forbes, thị trường bất động sản Việt Nam tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế đẩy giá bất động sản tăng.

“Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định vững vàng trong đại dịch Covid-19, giá bất động sản công nghiệp và bất động sản nhà ở đều tăng cao”, Forbes khẳng định.

Forbes cũng thẳng thắn thừa nhận, một phần thành công của Việt Nam trong kiểm soát đại dịch Covid-19 có được là nhờ vào quyết sách và hành động nhanh, dứt khoát, quyết liệt của Chính phủ.

Cuộc sống và hoạt động kinh doanh sản xuất tại Việt Nam đã trở về điều kiện “bình thường mới” trong khi thế giới vẫn đang trong giai đoạn hồi phội chậm chạp đầy màu sắc u ám khi nhiều nơi còn chật vật thoát khỏi các biện pháp hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Khi tái hoạt động các nhà máy cũng như những dự án xây dựng, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục sôi động và thêm động lực tăng trưởng kỷ lục mới.

Vì sao giá bất động sản công nghiệp Việt Nam tăng mạnh?

Theo các chuyên gia kinh tế, trên thị trường bất động sản Việt Nam phân khúc tăng trưởng nổi bật nhất chính là bất động sản công nghiệp mà Forbes cho rằng vốn hưởng lợi từ việc phục hồi và tăng trưởng bùng nổ hoạt động sản xuất.

Vì sao Trung Quốc tăng mua bán và sáp nhập bất động sản công nghiệp Việt Nam?

Forbes nhắc lại thực tế xu hướng chuyển dịch dây chuyền sản xuất của các ông lớn thế giới vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Theo đó, trong những năm qua, các công ty đa quốc gia như Nike, Adidas hay ông lớn Samsung Hàn Quốc đã quyết định chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc.

Việt Nam trở thành lựa chọn tối ưu nhất cho các nhà đầu tư do vị trí địa chính trị thuận lợi, chính sách thu hút FDI hấp dẫn, độ mở của thị trường, chi phí nhân công cũng như thực tế chi phí sản xuất của Trung Quốc ngày càng tăng cùng với lo ngại nguy cơ từ xung đột thương mại Mỹ - Trung.

Hãy cứ nhìn vào số liệu thống kê hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu sẽ thấy rõ sự thay đổi này. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 435% trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.

Forbes cho hay, căn cứ vào thị trường TP.HCM, địa phương đóng góp đến 20-25% GDP của Việt Nam, thị trường bất động sản công nghiệp cũng thể hiện rõ với nhu cầu sản xuất gia tăng. Giá thuê bất động sản công nghiệp tại TP.HCM đã tăng 9,0% vào năm 2019 và 10,6% vào năm đại dịch 2020 theo Cushman & Wakefield.

Lý do bất động sản nhà ở Việt Nam tăng trưởng ‘chưa từng có’

Nếu bất động sản công nghiệp có mức tăng nổi bật do nhu cầu sản xuất được phục hồi và tăng cao thì bất động sản nhà ở lại có mức tăng kỷ lục.

“Thị trường nhà ở Việt Nam cũng có mức tăng trưởng chưa từng thấy trong những năm gần đây”, Forbes khẳng định.

Theo Forbes, người Việt Nam trong nước khá hạn chế trong việc lựa chọn đầu tư ngoài thị trường nhà đất, nhu cầu căn hộ vượt quá nguồn cung, nên nhiều dự án bất động sản nhà ở mới của Việt Nam được bán hết ngay sau khi mở bán.

Quên đi New York Hồng Kông - Việt Nam mới đích thị là điểm nóng của bất động sản xa xỉ

Cũng theo số liệu của Cushman & Wakefield, giá căn hộ tại TP.HCM đã tăng đáng kinh ngạc (90%) trong giai đoạn 2017-2020, riêng năm 2020 tăng 12,8%. Mức tăng rất lớn.

Forbes cho rằng, nhu cầu nhà ở từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường, tuy nhiên phần lớn sự tăng trưởng vẫn đến từ người dân Việt Nam (trong các dự án căn hộ, người nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ).

“Tăng trưởng, tiến bộ kinh tế cùng với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là những động lực thúc đẩy chính cho thị trường nhà ở đang mở rộng, và chưa hề có dấu hiệu suy giảm hay hạ nhiệt trong tương lai gần”, theo Forbes.

Bất động sản văn phòng: Bức tranh trái ngược với thế giới

Theo Forbes, trong khi, khắp nơi trên thế giới, thị trường bất động sản văn phòng chịu cú giáng mạnh vì Covid-19 khi các cửa hàng đóng cửa, các công ty cho phép nhân viên chuyển sang chế độ làm việc từ xa tại nhà hay tiếp tục duy trì, triển khai các mô hình làm việc linh hoạt thì ở Việt Nam, bất động sản văn phòng vẫn giữ “phong độ” ổn định.

Kinh tế, GDP, FDI tăng trưởng ngoạn mục, nguồn tiền thế giới đổ về Việt Nam

Bức tranh hoàn toàn khác ở Việt Nam. Theo Cushman & Wakefield, bất chấp xu hướng chung của thế giới, tăng trưởng kinh tế thúc đẩy giá thuê văn phòng của TP.HCM tăng 1,7% vào năm 2020.

Trong khi đó, các thành phố lân cận như Bangkok, Singapore và Hong Kong đều chứng kiến ​​giá thuê văn phòng giảm mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch.

“Khi mà tương lai của bất động sản văn phòng còn khá ảm đạm trên khắp thế giới, thói quen làm việc tại Việt Nam dường như không thay đổi nhiều bởi thời gian giãn cách xã hội ngắn và nền tảng công nghệ còn nhiều hạn chế”, Forbes nhấn mạnh.

Bất động sản khách sạn, nghỉ dưỡng nhiều triển vọng

Theo tạp chí kinh doanh này, cũng giống như phần còn lại của thế giới, năm 2020 đã tàn phá thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam, với công suất thuê chỉ dao động trong khoảng 20-30% trong phần lớn thời gian của năm.

Vì sao người Trung Quốc dòm ngó bất động sản Việt Nam?

Dù sự phục hồi dự kiến ​​sẽ diễn ra tương đối chậm, triển vọng vẫn khá mạnh mẽ do ngành du lịch của Việt Nam đang trên đà bùng nổ trước đại dịch. Lượng khách quốc tế tăng từ 3,8 triệu trong năm 2009 lên hơn 18 triệu vào năm 2019, nhờ tiến bộ kinh tế dẫn đến việc đi công tác gia tăng, và Việt Nam cũng đang trở thành điểm nghỉ dưỡng yêu thích của người nước ngoài.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang khuyến khích tăng trưởng du lịch bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng du lịch.

“Việt Nam được kỳ vọng sẽ là một điểm đến thuận lợi cho đầu tư trong tương lai”, Forbes nhắc lại.

Đây không chỉ là nhận định. Đó là thực tế. Sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ đã giúp FDI tăng tới 75% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019. KKR & Co. là một trong nhiều tập đoàn nhắm mục tiêu vào Việt Nam, với việc mua cổ phần của Vinhomes, nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam đơn vị thành viên Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng.

“Với việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% vào năm 2021, thị trường bất động sản Việt Nam được kỳ vọng bổ trợ tích cực, có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế trong tương lai”, Forbes nhận định.

Tuy nhiên, trước mắt, Việt Nam vẫn là thị trường bất động sản đang phát triển với một số rào cản nhất định như hệ thống thanh toán, thói quen giao dịch bằng tiền hay vàng gây cản trở nhất định với giới đầu tư mới.

Giá nhà năm 2021 của Việt Nam sẽ tăng 10%

Theo các số liệu và thông tin lấy từ báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), giá đất năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng. Thậm chí, có một số khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với đầu năm 2020. Biến động giá có sự chênh lệch tùy theo phân khúc.

Trong quý IV/2020, giá bình quân căn hộ chung cư ở cả 3 phân khúc bình dân, trung cấp, cao cấp tăng khoảng 2-3% tại Hà Nội và 3-4% tại TP.HCM (so với cùng kỳ năm 2019). Tỷ lệ tăng giá mạnh nhất được ghi nhận ở phân khúc bình dân, tiếp đó là các căn hộ trung cấp.

Lotte bị nghi lập quỹ đen khi đầu tư bất động sản ở Việt Nam

Do ảnh hưởng của việc tăng giá bất động sản nhanh chóng, nhiều chung cư trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay mức giá đã dẫn được xếp vào phân khúc trung cấp. Do đó, người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn ngày càng khó có khả năng chi trả.

Trong năm 2020, cả nước có thêm 743 dự án nhà ở thương mại với 232.559 căn hộ được cấp phép và 288 dự án với 57.149 căn hộ hoàn thành. Trong khi đó, năm 2019 chỉ có 335 dự án với 175.801 căn hộ được cấp phép và 186 dự án với 66.155 căn hộ hoàn thành.

Số căn hộ được các Sở Xây dựng tại các tỉnh thành trong cả nước thông báo đủ điều kiện bán hình thành trong tương lai năm 2020 là 322 dự án nhà ở với 110.181 căn hộ, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2019. Có thể thấy, nguồn cung bổ sung và chuyển tiếp sang năm 2021 đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, trên thực tế, dự án chung cư có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 hiện rất khan hiếm. Tại Hà Nội, các dự án loại này chủ yếu chỉ có ở các khu vực xa trung tâm với điều kiện hạ tầng kém phát triển hoặc chưa đồng bộ. Trong khi đó, các dự án chung cư với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 hầu như không tồn tại ở TP.HCM.

Trong quý I/2021, tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, thị trường bất động sản còn có tình trạng sốt đất cục bộ với mức tăng tới vài chục phần trăm, thậm chí là vài trăm phần trăm như Lương Sơn (Hòa Bình), Gia Viễn (Ninh Bình), Thủ Đức (TP.HCM), Hớn Quản (Bình Phước).

Theo Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính, thị trường bất động sản đã có sự phục hồi đáng kinh ngạc. Giá nhà sẽ vẫn tiếp tục tăng khi chu kỳ tăng trưởng của thị trường chưa kết thúc. Trong năm nay, giá nhà được dự báo sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2020.

Đất ít, người đông, ‘cơn sốt’ giá: Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam

Trước những diễn biến trên, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam khuyến cáo các nhà đầu tư, nếu đặt kỳ vọng quá cao vào thị trường, đặc biệt là giữa lúc nhiều nơi đang có hiện tượng sốt đất cục bộ như hiện nay thì khó xác định sát giá trị thực của bất động sản, dễ xảy ra tình trạng giá ảo.

Việt Nam đang tìm cách ngăn chặn ‘cơn sốt’ giá đất

Trước cơn sốt giá đất, giá nhà, giá bất động sản, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý vấn đề này.

Văn bản của Thủ tướng Việt Nam nêu rõ, trước phản ánh của báo chí về ý kiến “xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất, Nhà nước mới kiểm soát và điều tiết thị trường bất động sản, đưa về đúng giá trị thực”, Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu biện pháp ngăn chặn ‘cơn sốt’ đất.

Ai nói Việt Nam sẽ không thể là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?

Theo quan điểm của lãnh đạo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, tình trạng sốt ảo bất động sản phần lớn do nhiễu loạn thông tin. Khi có thông tin về quy hoạch hạ tầng, đô thị… ngay lập tức bị giới đầu cơ lợi dụng để tung tin, thổi giá.

“Do đó, biện pháp cần làm là phải xây dựng được dữ liệu quốc gia về giá đất, Nhà nước mới kiểm soát và điều tiết thị trường bất động sản, đưa về đúng giá trị thực”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Song song đó, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đánh giá ý kiến cho rằng không cần quá lo lắng về vấn đề mức giá mà nên có hành lang pháp lý để quản lý tài nguyên đất theo đúng yêu cầu thị trường.

Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý tình trạng chiếm đất ven sông Hồng.

Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội đang để tình trạng chiếm dụng đất ven vùng quy hoạch, không chỉ đe dọa lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong công tác phòng, chống lũ lụt, thiên tai, thảm họa thiên nhiên.

Thảo luận