Phiên bản nâng cấp sâu của trực thăng Ka-32 sẽ được giới thiệu tại MAKS-2021

Tập đoàn Trực thăng Nga (thuộc Tập đoàn nhà nước Rostec) sẽ giới thiệu phiên bản hiện đại hóa của trực thăng Ka-32 tại Triển lãm Hàng không - Vũ trụ Quốc tế MAKS-2021 lần thứ 15 sẽ diễn ra vào ngày 20 - 25 tháng Bảy ở thành phố Zhukovsky, ngoại ô Matxcơva.
Sputnik

Máy bay trực thăng dân dụng đa năng Ka-32 (chữa cháy, tìm kiếm và cứu nạn, bao gồm cả trên núi, "cần cẩu bay") là sản phẩm tiêu biểu của thương hiệu Kamov: thân máy bay rộng, hai cánh quạt nâng đồng trục với đuôi kép. Nó đã được phát triển song song với trực thăng boong tàu Ka-27PS. Trực thăng Ka-27PS được sản xuất hàng loạt từ năm 1985 tại nhà máy sản xuất máy bay Kumertau (Cộng hòa Bashkortostan) và có tới 16 phiên bản sửa đổi. Đến nay, hơn 240 chiếc trực thăng loại này đã được chế tạo.

Phiên bản nâng cấp sâu của trực thăng Ka-32 sẽ được giới thiệu tại MAKS-2021

Ka-32 được biết đến rộng rãi trên thị trường thế giới (tại hơn 30 quốc gia) nhờ khả năng thực hiện những công việc cực kỳ phức tạp mà các mẫu nước ngoài không thể đối phó. Emil Hristov, kỹ sư chính về trực thăng Ka-32 tại HeliSwiss International AG, cho biết:

"Ở Thụy Sĩ, Ka-32 được sử dụng để thực hiện các công việc lắp ráp trên núi. Trong các công việc này, sơ đồ cánh quạt nâng đồng trục có một số lợi thế quan trọng. Trước hết, sơ đồ này bảo đảm độ ổn định khi chiếc trực thăng treo lơ lửng và khi gió mạnh thổi ngang thân. Ngoài ra, Ka-32 không có cánh quạt đuôi, nhờ đó, kích thước của máy bay được giảm bớt, giúp cơ động tốt hơn".

Những "cần cẩu bay" của Nga đã hoạt động rất thành công ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Indonesia và Papua New Guinea có kinh nghiệm đáng kể trong việc sử dụng phiên bản trực thăng này. Tại đó, Ka-32 đã giúp xây dựng đường và các chủ thể khác trong khu rừng rậm hoàn toàn không thể vượt qua. Khoảng gần 20 năm trước, ở một trong những nước Đông Nam Á, hai trực thăng “cần cẩu bay” như vậy đã đóng vai trò quyết định trong công trình xây dựng chiếc đập trên núi ở độ cao 2 km, cho thấy công suất lên tới 100 tấn mỗi giờ.

Ka-32 hiện đại hóa cải tiến tận gốc rễ

Tuy nhiên, đối với máy bay, 36 năm là độ tuổi khá cao, vì vậy Tập đoàn Trực thăng Nga đang hiện đại hóa sâu sắc các mẫu trực thăng hiện có.

Trực thăng Ka-32 hiện đại hóa cải tiến tận gốc rễ
"Trực thăng Ka-32 được cả thế giới công nhận là một trong những cỗ máy tốt nhất phục vụ công tác chữa cháy. Tuy nhiên, ngay cả những mẫu thiết bị tốt nhất cũng cần được hiện đại hóa kịp thời. Chúng tôi cố gắng duy trì các đặc tính bay nổi bật của trực thăng, bổ sung cho chúng các thiết bị điện tử hàng không hiện đại và hệ thống chữa cháy mới. Chúng tôi sẽ giới thiệu nguyên mẫu Ka-32A11M tại MAKS-2021 và sẵn sàng cung cấp máy bay loại này sớm nhất là vào năm sau", - Tổng Giám đốc Tập đoàn Trực thăng Nga Andrey Boginsky nhấn mạnh.

Chương trình nâng cấp Ka-32 lên cấp độ A11M bao gồm việc thay đổi tất cả thiết bị điện tử hàng không trên đó, ứng nghiệm buồng lái hoàn toàn bằng kính - cabine kỹ thuật số trong tổ hợp cùng với kính nhìn đêm dành cho phi công. Phương hướng thứ hai là thay thế động cơ TV3-117VMA bằng động cơ VK-2500PS-02 mạnh mẽ hơn. Với động cơ mới, sức tải của máy bay trực thăng trong điều kiện khí hậu nóng bức sẽ tăng thêm đến 1.600 kg.

"Nói về các chuyến bay ở khu vực miền núi, thì “trần bay” của trực thăng hiện giờ cũng không tồi - tới 5.000 mét. Tuy nhiên, nếu như khách hàng muốn có chiếc Ka-32 với khả năng hoạt động cả ở độ cao lớn, thì với các động cơ mới, yêu cầu đó về mặt kỹ thuật là hoàn toàn khả thi. Theo cách nhìn của tôi, Ka-32A11M sẽ là phương tiện gần như lý tưởng dành cho khu vực như Đông Nam Á", - ông Shamil Suleymanov, chuyên gia thiết kế chính với gia đình Ka-32, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Phiên bản nâng cấp sâu của trực thăng Ka-32 sẽ được giới thiệu tại MAKS-2021

Các giải pháp kỹ thuật được sử dụng trong buồng lái bằng kính của Ka-32A11M đã được thử nghiệm trên các máy bay trực thăng khác của Nga: Ansat và Mi-38. Buồng lái bằng kính - cabine kỹ thuật số đã được đưa vào cấu hình cơ bản của Ka-32 nâng cấp, nhờ đó có thể trang bị bổ sung những tùy chọn như thiết bị dẫn đường, quang điện tử và tìm kiếm.

Hệ thống chữa cháy tối tân SP-32

Một hướng hiện đại hóa khác  trong Ka-32A11M là hệ thống chữa cháy tối tân SP-32 được phát triển bởi các chuyên gia của Trung tâm chế tạo trực thăng quốc gia mang tên Mil và Kamov và nhà máy sản xuất máy bay Kumertau. Hệ thống này có những ưu điểm nổi bật so với các mẫu của nước ngoài. Hệ thống SP-32 có dung tích thùng chứa nước đến 4000 lít, có thể mang theo cả phương thẳng đứng (rót xuống nhưng với tốc độ và góc đổ khác nhau), cũng như phương nằm ngang (với sự hỗ trợ của vòi rồng) để dập lửa. Việc lấy nước diễn ra tự động chỉ trong 60 giây và có thể thêm tối đa 400 lít chất tạo bọt vào đó. Ngoài ra, hệ thống SP-32 còn được trang bị hệ thống sưởi bằng điện và có thể hoạt động cả trong điều kiện nhiệt độ xuống âm 20 độ C. Giải pháp này được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử ngành chế tạo máy bay trực thăng trên thế giới. Hệ thống SP-32 phù hợp với tất cả các biến thể sửa đổi của Ka-32.

Phiên bản nâng cấp sâu của trực thăng Ka-32 sẽ được giới thiệu tại MAKS-2021

Tuy nhiên, chữa cháy không phải là "nghề" duy nhất của Ka-32A11M hiện đại hóa.

"Trước hết phải nói rằng, tất cả các máy bay trực thăng loại này đều được điều chỉnh về cấu trúc để bố trí trên boong tàu. Đương nhiên, trong dòng nâng cấp «32» sẽ gồm mẫu trực thăng có thể thực hiện hoạt động tìm kiếm-cứu nạn ở bất kỳ khu vực nào trên Đại dương Thế giới, không có cột tiêu định hướng, không có liên lạc với bờ, cách con tàu cơ sở đến 200 km và đảm bảo trở lại an toàn. Thứ hai, trong Ka-32 dự trù khoảng 100 tùy chọn trang bị bổ sung. Khách đặt hàng có thể lựa chọn những gì tuỳ ý họ thấy cần thiết", - ông Shamil Suleymanov, chuyên gia thiết kế chính với gia đình Ka-32, cho biết.
Thảo luận