Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Cổng thông tin Soha.vn mới đây đăng tải bài viết của Trà Khánh với tựa đề «Năm lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam». Đây là bảng xếp hạng hạm đội quân sự của các nước ASEAN theo phương án dữ liệu của cổng thông tin Military.Wikia.
Sputnik

Trong bảng xếp hạng này Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, và điều đó rõ ràng gây bất ngờ cho tác giả của bài viết. Ngoài ra, cổng thông tin Military.Wikia bỏ qua không tính đến một quốc gia có lực lượng hải quân đang tích cực phát triển. Tác giả bài viết trên Soha.vn đã bổ sung nước này vào bảng xếp hạng.

Sputnik quyết định phân tích bảng đánh giá này bằng cách xem xét dữ liệu kỹ thuật từ các nguồn mở và tham khảo ý kiến bình luận của chuyên gia phân tích quân sự Nga.

Hải quân - các thủ lĩnh ở Đông Nam Á

Military.Wikia xếp Indonesia ở vị trí thứ nhất trong khu vực về sức mạnh Hải quân. Đúng vậy, quốc đảo lớn bắt buộc phải có hạm đội mạnh. Thành phần đội tàu là 109 chiếc đầu đàn các loại. Trong số đó có các khinh hạm tên lửa lớp Martadinata do Indonesia chế tạo theo giấy phép của Hà Lan với tên lửa chống hạm (ASM) Exocet MM40 SSM của Pháp; các khinh hạm Ahmad Yani do Hà Lan chế tạo và các tàu hộ tống lớp Diponegoro với tên lửa chống hạm (ASM) Exoset Block II; các tàu hộ tống Bung Tomo và Fatahillah

Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Ngoài ra, còn có ba tàu ngầm diesel-điện loại Jang Bogo (đề án 209/1200 của Đức). Các tàu ngầm này được đóng tại Hàn Quốc và ở Indonesia, sử dụng công nghệ của Hàn Quốc và được đưa vào phiên chế hạm đội từ năm 2017-2019. Còn có thêm một tàu ngầm diesel-điện Cakra. Chiếc tàu ngầm thứ hai cùng loại này là Nanggala cách đây chưa lâu bị đắm ngoài khơi Bali. 

Vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng được Military.Wikia dành cho Hải quân Singapore với lời giới thiệu là lực lượng trẻ nhất trong khu vực (thành lập vào năm 1975), không lớn - 38 tàu tiên phong, nhưng đáng gờm. Những tàu nổi hiện đại nhất là khinh hạm «khó nhận biết» lớp Formidable (đề án F-3000 La Fayette của Pháp) với tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ. 5 trong số 6 tàu được đóng ngay tại Singapore. Ngoài ra, còn có các tàu hộ tống tên lửa loại Victory (đề án MGB 62 của Đức), tàu hộ tống loại Fearless (do Singapore tự chế tạo nội địa), mấy tàu ngầm diesel-điện loại Challenger và Archer (do Thụy Điển chế tạo), cũng như tàu đổ bộ mang trực thăng và các tàu quét mìn. Theo quan điểm của hãng loạt chuyên gia, về nguyên tắc, ngành đóng tàu của Singapore có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Hải quân nước này. 

Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Đàm đạo với phóng viên Sputnik, nhà phân tích quân sự Nga Vladimir Karnozov tuyên bố: 

"Các tàu ngầm của Singapore là mẫu của Thụy Điển được cải tiến một chút, mà đó là những đề án khá cũ. Thụy Điển chế tạo tàu ngầm từ lâu, nhưng lại chưa bao giờ thuộc số các nước dẫn đầu thế giới về ngành này. Các thủ lĩnh trong việc chế tạo tàu ngầm diesel-điện là Nga, Đức và Pháp, còn Thụy Điển chỉ ở vị trí thứ 4-5. Đội tàu nổi của Singapore thì thực sự khá mạnh, thuộc nhiều lớp khác nhau. Về phần này, Hải quân Singapore rõ ràng mạnh hơn Việt Nam. Tuy nhiên, không thể so sánh các hạm đội của các quốc gia khác nhau, nếu chỉ tập trung định hướng vào lực lượng tàu nổi mà bỏ qua lực lượng ngầm dưới nước". 
Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng của Military.Wikia là Hải quân Vương quốc Thái Lan, lực lượng cao niên nhất trong khu vực (tồn tại từ năm 1887). Thái Lan là đất nước duy nhất ở Đông Nam Á có tàu sân bay của riêng mình, chiếc Chakri Naruebet.

«Hàng không mẫu hạm nhỏ nhất thế giới này được đưa vào phiên chế của Hải quân Thái Lan, thật ra chỉ là để duy trì uy tín của đất nước. Hiện giờ máy bay không cất cánh từ boong tàu này. Mà nếu không có máy bay thì giá trị chiến đấu của con tàu bằng 0. Xét theo đánh giá của hàng loạt ấn phẩm, chiếc gọi là «tàu sân bay» này đang được sử dụng làm ... du thuyền thượng hạng dành cho các thành viên hoàng gia», - ông Vladimir Karnozov cho biết.
Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Ngoài tàu sân bay, Hải quân Thái Lan còn có khinh hạm mang tên lửa «tàng hình» Bhumibol Adulyadej, các khinh hạm loại Naresuan và Chao Phraya cùng các tàu tuần tra loại Ratanakosin, Khamronsin và Tapi

Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Tác giả bài viết trên Soha.vn lưu ý rằng «… Thái Lan lại không có trong biên chế bất cứ tàu ngầm tấn công nào. Bangkok từng có ý định mua một số tàu ngầm tấn công loại S26T từ Trung Quốc nhưng kế hoạch này đang bị tạm hoãn». Tuy nhiên, từ các nguồn mở có thông tin rằng chiếc tàu ngầm đầu tiên của Thái Lan đã được đặt đóng tại nhà máy đóng tàu Wuchang Shipbuilding của Trung Quốc vào tháng 9 năm 2019, dự kiến ​​hạ thủy vào năm 2022 và đưa vào hàng ngũ hạm đội khoảng năm 2023. Nhưng có lẽ đại dịch COVID-19 đã «tự tiện» đưa những điều chỉnh của nó vào kế hoạch này.

Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng của Military.Wikia có công bằng không?

Hải quân Nhân dân Việt Nam mới đây vừa kỷ niệm 66 năm phục vụ (mốc thành lập chính thức là ngày 7 tháng 5 năm 1955), và Military.Wikia xếp hạng ở vị trí thứ 4 trong khu vực. Chuyên gia phân tích quân sự Vladimir Karnozov cho rằng cách tiếp cận với thứ bậc của Hải quân Việt Nam là chưa khách quan công bằng

Hải quân Việt Nam lần đầu cử hai tàu chiến uy lực nhất thi Army Games

«Sở dĩ các chuyên gia của Military.Wikia đánh giá thấp Hải quân Việt Nam là do xuất phát từ tiêu chí mà họ áp dụng. Một trong những nền tảng của hải quân Việt Nam hiện đại có thể kể đến là 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện «đề án 636.1» do Nga chế tạo. Tiềm lực chiến đấu của những con tàu này được đánh giá trên thế giới theo nhiều cách khác nhau. Hàng loạt chuyên gia phương Tây nói chung có thái độ coi thường tất cả các tàu ngầm diesel-điện. nhiên, các tàu ngầm «đề án 636.1» của Việt Nam có những ưu điểm lợi thế quan trọng. Tàu ngầm được trang bị vũ khí xuất sắc, lắp đặt những phiên bản sửa đổi mới nhất của hệ thống tên lửa Club-S (phương án xuất khẩu của «Kalibr»), các phiên bản cải tiến của trạm thủy lực «Rubikon». Và các tàu ngầm này có độ thấp, chạy cực êm, đến mức nhận được biệt danh là «Hố đen». Tất nhiên, các nước láng giềng của Việt Nam trong khu vực cũng có tàu ngầm diesel-điện. Ví dụ, Indonesia. Nhưng đó là những chiếc tàu ngầm của «đề án 209» Đức, do Hàn Quốc hay do chính Indonesia đóng đều không thể sánh được với «đề án 636.1» của Nga! Tàu nhỏ hơn 2-3 lần, không mang vũ khí tên lửa và bộc lộ lạc hậu về thiết kế. Với đầy đủ trách nhiệm, tôi tuyên bố rằng về tiềm lực của hạm đội tàu ngầm, Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore một cách đáng kể», - chuyên gia lưu ý.
Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Theo quan điểm của ông Vladimir Karnozov, còn hàng loạt thiếu sót khác nữa khi so sánh Hải quân để xếp hạng. Các chuyên gia phương Tây thường đánh giá hải quân thuần tuý dựa trên khả năng thực hiện chiến dịch đổ bộ ở khoảng cách rất xa so với bờ biển của nước họ.

«Việt Nam có các tàu đổ bộ, trong đó có những con tàu đóng từ thời Liên Xô. Không phải tất cả những con tàu này đều đảm bảo phẩm chất chiến đấu như đòi hỏi hiện nay. Thế nhưng liệu Việt Nam có cần tiến hành các chiêsn dịch đổ bộ quy mô lớn ở khoảng cách xa bờ biển của nước mình hay không? Quả là Hà Nội đang «có vấn đề» với các nước láng giềng về những hòn đảo trên Biển Đông. Đó là những hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi cách không xa bờ biển Việt Nam. Và nếu như tình hình xung quanh trở nên bùng phát trầm trọng hơn, có thể vẫn không cần đến sự tham gia của các lực lượng đổ bộ đặc biệt lớn. Những gì Việt Nam đang có là hoàn toàn đủ».
Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Còn về lực lượng tàu nổi của Việt Nam, niềm tự hào chắc chắn không cần nghi ngờ là các khinh hạm «Gepard 3.9», cũng được đóng tại Nga. Tuy nhiên theo quan điểm của chuyên gia, đây không phải là «khinh hạm» theo nghĩa đầy đủ của từ này. Mà đúng hơn là tàu hộ tống-tuần phòng hạm với trang bị vũ khí được tăng cường.

«Tôi đã nghiên cứu các bài viết trên các phương tiện truyền thông Việt Nam nói về những con tàu này. Trong hàng loạt trường hợp, các tác giả phàn nàn về việc trang bị phòng không chưa đủ mạnh. Trên đôi tàu «Gepard» có tổ hợp tên lửa-pháo phòng không «Palma». Các tác giả của những bài viết đó đã không hoàn toàn chính xác khi nhắc đến các loại tên lửa phòng không dành cho tổ hợp này. Trên thực tế, tổ hợp có thể sử dụng đạn từ các hệ thống cũ hơn, nhưng khi đó nó sẽ không bộc lộ hết khả năng tiềm ẩn. Còn các tên lửa tiêu chuẩn dành cho «Palma» thì rất hiện đại, và được đem xuất khẩu trong bộ tổ hợp», - ông Vladimir Karnozov nói.
Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Chuyên gia cho rằng không thể bố trí trên «Gepard» các hệ thống phòng không tầm xa uy lực như S-300 hoặc S-400. Thật là không sáng suốt nếu đòi hỏi rằng «tàu tuần tra» với mức choán nước tương đối nhỏ phải có khả năng chiến đấu hùng mạnh của khu trục hạm hoặc tuần dương hạm! Còn vũ khí tấn công của nó - tổ hợp «Uran» với hệ thống tên lửa chống hạm Kh-35E - hiện đại và rất đáng gờm. Vì vậy, trong lớp của nó thì «Gepard» là con tàu xuất sắc, và không thể coi thường khả năng chiến đấu của tàu. 

Cuộc tập trận hải quân Nga-ASEAN: Có khả thi không?

Chốt hạ bảng xếp hạng của Military.Wikia

Đứng ngay sau Việt Nam trong bảng xếp hạng của Military.Wikia là Hải quân Hoàng gia Malaysia. Trong thành phần tàu của lực lượng này có 2 tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpéne (đề án của Pháp); khinh hạm tên lửa loại Maharaja và Lekiu (do Anh chế tạo); các tàu hộ tống loại Kasturi (Đức chế tạo), và Laksamana (Ý chế tạo), các tàu hộ tống mang tên lửa (tàu tuần tra) loại Kedah có trang bị tên lửa chống hạm Harpoon hoặc Exocet MM38, MM40 Block 2. Thời điểm hiện tại, Kuala Lumpur đã khởi động chương trình hiện đại hóa Hải quân với việc từng bước đổi mới toàn bộ thành phần tàu. Đã mua lô tàu tuần tra ven biển cỡ nhỏ, dự kiến sắm thêm mấy tàu ven biển (LCS), 3 tàu đổ bộ (MRSS) và còn bổ sung 2 tàu ngầm lớp Scorpéne

Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

vị trí chót cùng trong bảng xếp hạng của Military.Wikia là Hải quân Philippines. Các tác giả xếp hạng cho rằng phần lớn các tàu chiến cơ bản của Philippines đều đã già cỗi lỗi thời. Trong khi đó, những năm gần đây, đất nước này đã đầu tư khoản kinh phí khá lớn cho việc hiện đại hóa Hải quân. Các khinh hạm tên lửa Jose Rizal và Antonio Luna được mua từ Hàn Quốc. Các tàu được đóng mới hoàn toàn, gia nhập thành phần hạm đội từ tháng 7 năm 2020 và tháng 3 năm 2021. Vũ khí tấn công chính của những con tàu này là tên lửa chống hạm SSM-700K Haeseong (C-Star) và ngư lôi 324 mm K745 Blue Shark do Hàn Quốc sản xuất. Ngoài ra, còn các tàu đổ bộ cùng loại Tarlac và Davao del Sur được mua ở Indonesia. 

Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm
Ngoài diện xếp hạng nhưng Myanmar đang tăng cường «cơ bắp trên biển»

Suốt thời gian dài, Hải quân của Myanmar, quốc gia khá lớn ở Đông Nam Á, hầu như vô hình vô ảnh. Đó là những tàu tuần tra cỡ nhỏ, mua ở «bất cứ nơi nào thấy tiện»: ở Hoa Kỳ, Australia, Singapore, Trung Quốc. Cũng chính vì điều này mà các tác giả của Military.Wikia thấy có lý do để bỏ qua Myanmar khi lập barng xếp hạng.

Trong khi đó, kể từ đầu những năm 2000, đất nước này đã nghiêm túc cải tiến hạm đội, hạ thủy loạt tàu chiến đóng trong nội địa. Cụ thể, khu trục hạm tên lửa Aung Zeya (dường như mang tên lửa chống hạm do Nga sản xuất, nhưng thực ra lắp đặt tên lửa Kumsong-3 của Bắc Triều Tiên), 2 khinh hạm tên lửa loại Kyan Sittha3 tàu hộ tống loại Anawratha (cả 5 chiếc đều được trang bị tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất), cũng như 17 tàu tên lửa cao tốc thuộc «đề án 037-1G» của Trung Quốc. 

Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm

Ngày 24 tháng 12 năm 2020, thêm 7 tàu nữa tăng cường sức chiến đấu của hạm đội. Trước hết phải kể đến tàu ngầm diesel-điện Minye Theinkhathu từ «đề án 877EKM» do Nga chế tạo được chuyển giao từ Hải quân Ấn Độ. Chiếc tàu ngầm này không phải là mới toanh, nhưng đã trải qua kỳ đại tu và hiện đại hóa một phần ở Ấn Độ. Ngoài ra, đã tiếp nhận tàu cao tốc mang tên lửa «khó nhận biết» FAC, hai tàu chống ngầm nhỏ cùng loại là Yan Nyein Aung và Yan Ye Aung (trang bị bom phóng 253 mm của Trung Quốc, là bản sao của mẫu tàu Liên Xô RBU-1200 «Uragan», ngư lôi Shyena 324 mm của Ấn Độ và bom sâu), một tàu đổ bộ loại LCM và hai tàu kéo.

Chuyên gia Nga: Việt Nam vượt hơn Indonesia, Malaysia và Singapore về tiềm lực hạm đội tàu ngầm
«Hiện còn quá sớm để nói về bước đột phá mạnh mẽ nào ở đây. Myanmar vẫn phải trải qua chặng đường dài để phát triển hải quân, trong đó có tàu ngầm. Nhưng hiện giờ đã ghi nhận những bước đi nhất định theo hướng phát triển hải quân Myanmar. Cụ thể là động thái mua tàu ngầm diesel-điện sản phẩm Nga từ Ấn Độ. Tất nhiên, tàu ngầm của «đề án 877EKM» không thể sánh với tàu «đề án 636.1» hiện đại mà Việt Nam đang sở hữu. Rõ ràng là chiếc tàu ngầm «lão làng» đó rồi đây sẽ trở thành phương tiện để huấn luyện thủy thủ đoàn. Và tôi không loại trừ rằng Myanmar sẽ đặt hàng mua những tàu ngầm tiếp theo của mình ở Nga, chứ không phải ở nơi nào khác», - chuyên gia phân tích quân sự Vladimir Karnozov kết luận. 
Thảo luận