Vaccine Nanocovax do Việt Nam sản xuất có thể được cấp phép khẩn cấp

Vaccine Nanocovax của Việt Nam có thể được cấp phép khẩn cấp như đối với vaccine nhập khẩu từ nước ngoài như AstraZeneca hay Spunik V.
Sputnik

Tin tức về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam ngày 31/5: Chiều tối, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 85 trường hợp dương tính nCoV mới, tính chung cả ngày, Việt Nam phát hiện 211 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 7321.

Bộ Y tế khẳng định, không độc quyền nhập khẩu vaccine Covid-19 và khuyến khích các doanh nghiệp mua vaccine tiêm phòng cho người lao động của mình. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu có vaccine sớm nhất, tiêm được cho nhiều người dân nhất có thể, đảm bảo tiếp cận công bằng vaccine.

Cục Hàng không Việt Nam phát đi văn bản hỏa tốc yêu cầu tạm dừng nhập cảnh hành khách tại sân bay Nội Bài nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Việt Nam phát hiện thêm 211 ca Covid-19 ngày 31/5

Bản tin chiều tối ngày 31/5 của Bộ Y tế cho biết, cả nước có thêm 85 ca mắc coronavirus mới, trong đó 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay, 82 trường hợp lây nhiễm trong nước, trong đó, tỉnh Bắc Giang có 43 người mắc, Bắc Ninh 34, Bình Dương 3, Hà Nội, Trà Vinh mỗi địa phương có thêm 1 ca nhiễm mới.

Tính cả ngày 31/5, Việt Nam phát hiện 211 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm nCoV của cả nước lên thành 7321, cós 36 tỉnh thành có dịch.

Vietnam Airlines chủ động "đón đầu xu thế" trong mùa dịch Covid-19

Tổng số ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 4.245 ca. Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.318.564 mẫu cho 2.427.467 lượt người.

Về các trường hợp dương tính mới, Bộ Y tế cho hay, ca bệnh tại Hà Nội 7237 là bé trai một tuổi, thuộc diện F1. Bệnh nhi này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 30/5.

Trong các ca bệnh nCoV mới ở Bắc Ninh có 6 F1, 14 người liên quan ổ dịch khu công nghiệp Khắc Niệm, 12 ca thuộc ổ dịch khu công nghiệp Quế Võ, 2 trường hợp ở ổ dịch Thuận Thành. Họ có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV vào ngày 29-30/5.

Bắc Giang tiếp tục có thêm bệnh nhân được phát hiện trong khu cách ly và vùng đã được phong tỏa, liên quan công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.

Trong khi đó, tại Trà Vinh, bệnh nhân mới là nam sinh 21 tuổi thuộc diện F1, liên quan ổ dịch nhóm tôn giáo ở TP.HCM, đã được cách ly. Người này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 30/5.

Vaccine Nanocovax do Việt Nam sản xuất có thể được cấp phép khẩn cấp

Đáng lưu ý, tất cả các bệnh nhân ở Bình Dương cũng thuộc diện F1, liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, đã được cách ly.

Hôm nay, có 80 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, Việt Nam đã có 3030 người bình phục.

Bộ Y tế không độc quyền nhập khẩu vaccine

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ Y tế tiếp tục bàn về tình hình, tiến độ nhập khẩu vaccine Covid-19.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn vaccine trên thế giới hiện tại vẫn căng thẳng.

Hà Nội ghi nhận 27 ca dương tính Covid-19 mới từ cùng một khu cách ly

Bộ Y tế cho biết đã có hàng chục cuộc tiếp xúc đàm phán với các nhà sản xuất vaccine cũng như cơ quan y tế, đại diện ngoại giao các nước có sản xuất vaccine, tranh thủ mọi khả năng, nguồn lực để có vaccine sớm nhất, phấn đấu đến cuối năm 2021 Việt Nam sẽ có miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, với những thỏa thuận đã đạt được, mục tiêu nhập khẩu 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam trong năm 2021 vẫn “rất khả thi”.

Đáng chú ý, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Long cũng làm rõ vấn đề thế nào là “độc quyền” nhập khẩu vaccine, hay cho phép tư nhân tham gia mua sắm vaccine phục vụ công tác phòng chống dịch.

“Bộ Y tế được giao là đầu mối nhập khẩu vaccine nhưng không có nghĩa Bộ độc quyền”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Ông Long nhấn mạnh, Bộ Y tế Việt Nam luôn khuyến khích tất cả địa phương, doanh nghiệp có điều kiện, khả năng tiếp cận các nguồn vaccine “có thể nhập khẩu”.

Tuy nhiên, cùng với đó, lãnh đạo Bộ Y tế cũng một lần nữa cảnh báo tình trạng “lừa đảo vaccine”. Người đứng đầu cơ quan y tế Việt Nam cho biết, có nhiều tổ chức, cá nhân tự giới thiệu là đại diện được ủy quyền của các nhà sản xuất vaccine để chào bán vaccine, thế nhưng, đến khi Bộ Y tế liên hệ, các nhà sản xuất vaccine đều khẳng định là không có chuyện như thế, không đúng sự thật.

“Để sử dụng, vaccine phải được Bộ Y tế cấp phép, cấp số đăng ký và phải có hồ sơ chứng thực xuất xứ, chất lượng. Hiện, Bộ Y tế đã cấp phép cho 2 loại vaccine của AstraZeneca và Sputnik V của Nga, đồng thời cũng đang xem xét hồ sơ với 2 loại vaccine khác”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay.

Về thử nghiệm lâm sàng, Bộ Y tế nêu rõ, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới trong tình trạng đại dịch hiện nay, Việt Nam cũng chỉ thực hiện kiểm tra trên hồ sơ và nếu hồ sơ đầy đủ chỉ mất tối đa 48 tiếng đồng hồ.

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vaccine Covid-19

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Vũ Đức Đam nhấn mạnh quan điểm, cần tìm mọi biện pháp để có vaccine Covid-19 sớm nhất. Phó Thủ tướng nêu rõ, mọi vướng mắc phải được tháo gỡ ngay, những gì chưa rõ phải được hướng dẫn ngay.

Vaccine Nanocovax do Việt Nam sản xuất có thể được cấp phép khẩn cấp

Đáng chú ý, ông Vũ Đức Đam yêu cầu công khai chủ trương tất cả vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép, dù nhà sản xuất chưa làm thủ tục xin cấp phép, cấp số đăng ký tại Việt Nam cũng vẫn được nhập khẩu.

“Với những vaccine Tổ chức Y tế Thế giới chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng cấp phép ngay”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 142 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
Đối với chỉ đạo này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng hoàn toàn đồng tình và khẳng định, Bộ Y tế sẽ xử lý ngay khi có hồ sơ và nếu hợp lệ thì tối đa 5 ngày làm việc là cấp phép được.

Cùng với đó, Bộ Y tế nêu rõ, tất cả các lô vaccine dù đơn vị nào nhập khẩu nhưng có hồ sơ chứng nhận xuất xứ, chất lượng thì đều được Bộ Y tế chỉ đạo hệ thống y tế tổ chức tiêm.

Đối với hồ sơ chứng nhận xuất xứ, chất lượng, đồng chí Vũ Đức Đam lưu ý Bộ Y tế cần quan tâm đến tình huống các doanh nghiệp, hiệp hội qua các mối quan hệ đối tác có thể nhập được một lượng vaccine không lớn nên khó có đủ bộ hồ sơ từ nhà sản xuất. Về vấn đề này, Bộ Y tế cam kết sẽ hướng dẫn, xử lý từng trường hợp một cách thuận lợi và nhanh nhất, nếu nhận được đề nghị.

Việt Nam tuân thủ nguyên tắc công bằng tiếp cận vaccine Covid-19

Một vấn đề khác đáng chú ý được nêu tại cuộc họp chính là việc nhiều doanh nghiệp, hiệp hội tham gia tài trợ Quỹ vaccine phòng Covid-19 và mong muốn các nhân viên của doanh nghiệp, hiệp hội mình được ưu tiên tiêm trước.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, về lâu dài, cũng như nhiều loại vaccine khác, sẽ có vaccine miễn phí theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế và vaccine dịch vụ theo nhu cầu và khả năng chi trả của một bộ phận nhân dân.

Gần 26.000 cán bộ y tế, sinh viên sẵn sàng đến “điểm nóng” Covid-19

Tuy nhiên, với vaccine Covid-19 trong điều kiện khan hiếm hiện nay thì các tổ chức quốc tế luôn yêu cầu các nước tuân thủ nguyên tắc tiếp cận công bằng nên rất khó khăn khi xử lý những đề nghị của các doanh nghiệp dù đề nghị của họ cũng là rất hợp tình và hợp lý.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, doanh nghiệp tài trợ kinh phí đủ để mua hàng trăm ngàn liều vaccine và chỉ mong được tiêm cho mấy trăm nhân viên mà không được thì quả thật không hợp lý.

Trả lời về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng tiếp cận vaccine Covid-19 của Liên Hợp Quốc và hoàn toàn có thể giải quyết được đề nghị, mong muốn chính đáng của các doanh nghiệp, các Hiệp hội.

Ông Đam đặt vấn đề, những người các doanh nghiệp, các hiệp hội muốn được ưu tiên là những ai? Họ chính là người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, trong các ngân hàng, khách sạn, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín…

“Đây cũng là những đối tượng rủi ro cao. Vừa qua Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo đưa người lao động trong các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp vào diện khai báo y tế bắt buộc. Tới đây, sẽ tiếp tục yêu cầu thêm các đối tượng khác. Tất cả các đối tượng đã được yêu cầu khai báo y tế đương nhiên thuộc diện ưu tiên tiêm vaccine trước”, Phó Thủ tướng nói.

Ông Vũ Đức Đam cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách đối với vaccine Covid-19 theo thủ tục rút gọn, đảm bảo tất cả những doanh nghiệp nào có khả năng tiếp cận nguồn vaccine nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để có vaccine sớm nhất.

Mặt khác, cần tập trung cao độ để chuẩn bị khi có vaccine là tổ chức tiêm chủng kịp thời, an toàn. Đặc biệt theo dự kiến quý 4/2021 sẽ có một lượng vaccine rất lớn được nhập khẩu về. 

“Nhất thiết không để bất kỳ doanh nghiệp nào, tổ chức nào thực sự có nguồn mua được vaccine ngay mà lại không mua về được”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Việt Nam đề nghị Samsung và các doanh nghiệp FDI tìm kiếm vaccine Covid-19

Tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh ngày 30/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm nhà máy sản xuất của Samsung tại khu công nghiệp Yên Phong.

TP.HCM chuẩn bị kịch bản ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan vào khu công nghiệp

Đồng chí Phạm Minh Chính động viên lãnh đạo doanh nghiệp và các công nhân lao động của nhà máy. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị Samsung tiếp tục thực hiện tốt các quy định, giải pháp về phòng chống dịch để tiếp tục sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là đặt tính mạng, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết, do đó, Thủ tướng cũng mong muốn Samsung tiếp tục bảo đảm sức khỏe, đời sống cho các công nhân, quyết tâm không để dịch xuất hiện và lây lan trong nhà máy.

Thủ tướng Việt Nam cũng đề nghị phía Samsung cùng các cơ quan chức năng tìm kiếm nguồn cung vaccine Covid-19.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, từ chiều 28/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc với đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM), Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EURO CHAM), Hiệp hội Doanh nghiệp Anh, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản và các công ty Samsung Việt Nam, SK, LG vv… nhằm thảo luận về vấn đề cung ứng vaccine cho Việt Nam cũng như việc tiêm chủng vaccine cho công nhân, người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp của mình sớm nhất, an toàn nhất.

Sau Tân Sơn Nhất, đến lượt sân bay Nội Bài ngừng nhập cảnh hành khách

Ngày 31/5, Cục Hàng không ra công văn hỏa tốc yêu cầu sân bay Nội Bài và các hãng hàng không tạm dừng nhập cảnh hành khách từ 1/6 để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Vaccine Nanocovax do Việt Nam sản xuất có thể được cấp phép khẩn cấp

Nêu rõ trong công văn hỏa tốc, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc tạm dừng nhập cảnh hành khách trên các chuyến bay quốc tế vào Việt Nam tại sân bay Nội Bài sẽ kéo dài đến hết 7/6. Trong khi đó, các chuyến bay ra nước ngoài từ sân bay này vẫn diễn ra bình thường.

Cục Hàng không Việt Nam cũng kéo dài thời gian dừng đón các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất đến hết ngày 14/6.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19
Chiều tối ngày 27/5, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản hỏa tốc gửi các hãng hàng không, Cảng vụ hàng không miền Nam, UBND TP Hồ Chí Minh, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc tạm dừng nhập cảnh toàn bộ hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Cụ thể, nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ GTVT và đề nghị của UBND TP.HCM, Cục Hàng không Việt Nam thông báo tạm dừng nhập cảnh toàn bộ các đối tượng hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất từ ngày 27/5 đến hết ngày 4/6/2021 (theo giờ Việt Nam).

Kể từ khi Việt Nam tạm dừng các đường bay thương mại quốc tế thường xuyên từ cuối tháng 3/2020 khi bùng phát dịch bệnh Covid-19, các chuyên gia, lao động nước ngoài, người Việt Nam về nước được nhập cảnh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Vân Đồn, sau đó cách ly tập trung tại cơ sở quân đội hoặc các khách sạn, doanh nghiệp theo nhu cầu và tình hình thực tế ở địa phương.

Vaccine nanocovax của Việt Nam có thể được cấp phép khẩn cấp

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, vaccine Nanocovax có thể được cấp phép sử dụng khẩn cấp khi được đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba.

Cụ thể, theo ông Tuyên, bắt đầu từ ngày 31/5, các chuyên gia sẽ vừa thử nghiệm vừa đánh giá hiệu quả vaccine.

“Nếu sau khi xin ý kiến Thủ tướng và Phó thủ tướng, sau đó hội đồng đạo đức thông qua, Nanocovax có thể được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp, giống vaccine của nước ngoài”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ.

Chủ tịch Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học Trương Việt Dũng cho hay, Bộ Y tế sẽ mất thêm chừng 2 tháng nữa để có đủ cơ sở khoa học cấp phép khẩn cấp, sử dụng có điều kiện vaccine Nanocovax trong nước.

Ngoại trưởng Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 qua nhiều kênh

Nanocovax là chế phẩm vaccine Covid-19 do Công ty Nanogen nghiên cứu, phát triển. Vaccine được dự kiến đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba vào tháng 6 năm nay 2021. Vaccine sẽ được đánh giá hiệu lực bảo vệ trong cộng đồng, dự kiến là trên 13.000 tình nguyện viên. Học viện Quân y và Hưng Yên ở miền bắc, Viện Pasteur TP HCM và Long An ở miền nam sẽ tiến hành công tác thửu nghiệm vaccine này.

Dự kiến việc thử nghiệm giai đoạn ba có thể hoàn tất vào cuối tháng 9. Kể từ đây, Việt Nam có thể tự sản xuất vaccine Covid-19 đầu tiên.

Theo kết quả đánh giá ban đầu, vaccine Nanocovax cho thấy hiệu quả sinh kháng thể ở tất cả tình nguyện viên. Hiệu quả miễn dịch xuất hiện ở 100% người đã tiêm. Vaccine cũng cho thấy tác dụng với biến thể SARS-CoV-2 nguồn gốc Anh và Nam Phi. Khi tiêm liều hai, lượng kháng thể ở một số tình nguyện viên tăng đến hơn 60  với liều tiêm thứ nhất.

PGS.TS Hồ Anh Sơn, Phó Giám đóc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự thuộc Học viện Quân y cho biết, ở giai đoạn 3, Nanocovax sẽ được triển khai rất nhanh, thực hiện đúng quy trình, đồng thời đáp ứng nhu cầu khống chế dịch bệnh tại Việt Nam.

Thảo luận