- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

TP.HCM chuẩn bị kịch bản ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan vào khu công nghiệp

© Ảnh : Thanh Vũ – TTXVNĐơn vị chức năng xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ngẫu nhiên cho công nhân tại Công ty TNHH Kim May Organ Việt Nam.
Đơn vị chức năng xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ngẫu nhiên cho công nhân tại Công ty TNHH Kim May Organ Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2021
Đăng ký
Chỉ trong 10 ngày (từ 18 đến 28/5), trên địa bàn TP.HCM liên tục xuất hiện 4 chuỗi lây nhiễm dịch Covid-19 lưu hành trong cộng đồng. Đến nay, 16 quận, huyện của thành phố có các ca mắc Covid-19 liên quan đến những chuỗi lây nhiễm mới.

Nguy cơ dịch tiếp tục lây lan tại TP.HCM là rất cao

Trưa 29/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết đã ghi nhận thêm 22 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, tất cả đều liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Các khu công nghiệp kích hoạt phòng, chống COVID-19 ở mức độ cao nhất - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Thêm 30 bệnh nhân Covid-19, tình hình dịch ở TP.HCM phức tạp hơn

Từ ngày 27/5 đến nay, TP.HCM đã phát hiện 2 ổ dịch (Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, Bệnh viện Hoàn Mỹ) và ghi nhận tổng cộng 90 ca nhiễm. Trước đó, thành phố phát hiện các chuỗi lây nhiễm trong một công ty và tại quán bánh canh ở quận 3. Các ca bệnh đã xuất hiện tại hơn 16/22 quận, huyện của thành phố, với đặc điểm chủng virus lây nhanh, mạnh nên nguy cơ dịch tiếp tục lây lan trong thành phố là rất cao.

Hiện các lực lượng chức năng của TP.HCM đang tiếp tục điều tra truy vết các trường hợp tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để đánh giá nguy cơ. Các biện pháp cắt đứt nguồn lây cũng như điều tra nguồn lây của các chuỗi lây nhiễm này đang được tiếp tục triển khai. 

HCDC khuyến cáo nguy cơ mầm bệnh đã có trong cộng đồng, người dân cần nâng cao cảnh giác nhưng cũng không hoang mang; tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của chính quyền và hợp tác với ngành Y tế trong thực hiện phong toả, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Cùng với đó, trung thực trong khai báo y tế về nguy cơ, yếu tố tiếp xúc của bản thân.

Sáng 29/5, báo cáo tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã bày tỏ lo ngại, nguy cơ dịch bệnh lây lan từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp hoặc ngược lại thông qua người lao động.

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNChủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thị sát tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
TP.HCM chuẩn bị kịch bản ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan vào khu công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2021
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thị sát tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.

Hiện nay, TP.HCM mới chỉ ghi nhận 4 chùm lây nhiễm dịch Covid-19 và còn nhiều nguồn lây chưa được phát hiện. Ông Nguyễn Thành Phong dẫn chứng, TP.HCM có 2 ca mắc Covid-19 làm việc trong hai khu công nghiệp lớn là Khu Công nghiệp Tân Bình và Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Ngoài ra, cũng không loại trừ có thể có một số người sinh hoạt Hội thánh truyền giáo Phục hưng cũng làm việc tại các công ty trong khu công nghiệp.

Các con đường dẫn vào hiện trường bị phong tỏa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2021
Việt Nam thêm 33 ca mắc Covid-19, TP.HCM xét nghiệm toàn bộ bệnh viện trong đêm

Theo Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp tại TP.HCM, thành phố hiện có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao, 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động với 280.000 công nhân, 3.000 chuyên gia nước ngoài.

Các khu công nghiệp đông công nhân hiện được xem là nơi nguy cơ lây nhiễm dịch cao nhất, chỉ sau các bệnh viện. Vì vậy, các doanh nghiệp, đơn vị trong khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố cần nâng cao tinh thần cảnh giác, kiểm soát chặt các công tác phòng dịch tại đơn vị, doanh nghiệp, tuyệt đối tuân thủ “Thông điệp 5K”, hạn chế tụ tập đông người.

Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp tại TP.HCM yêu cầu các cơ sở sản xuất quản lý chặt chẽ thông tin người lao động để cung cấp đầy đủ cho các đơn vị chức năng khi có yêu cầu; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm theo Tiêu chí của Bộ Y tế và hậu kiểm kết quả đánh giá này. Đồng thời, xây dựng phương án phối hợp xử lý tình huống khi phát hiện người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 và các chế độ chính sách đối với người lao động trong tình hình dịch bệnh.

© Ảnh : TTXVN phátĐơn vị chức năng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân Công ty thiết bị nhà bếp VINA, tại Khu công nghiệp Tân Bình.
TP.HCM chuẩn bị kịch bản ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan vào khu công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2021
Đơn vị chức năng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân Công ty thiết bị nhà bếp VINA, tại Khu công nghiệp Tân Bình.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam xuất hiện biến chủng SARS-CoV-2 lai hoàn toàn mới

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 vào sáng 29/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, qua giải trình tự gene virus trên các bệnh nhân ở Việt Nam cho thấy có hai biến chủng đang phổ biến là chủng từ Ấn Độ và chủng từ Anh. Trong đó, chủng của Ấn Độ đang phổ biến nhất, chủng Anh chỉ có ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại khu vực gần ca nghi nhiễm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2021
Nóng: Biến thể virus corona gây dịch Covid-19 ở Ấn Độ đã xuất hiện ở Việt Nam

Đáng chú ý, các chuyên gia y tế phát hiện một chủng mới có sự lai tạo giữa chủng từ Ấn Độ và chủng từ Anh. Cụ thể, trên chủng Ấn Độ có những đột biến gene của chủng Anh.

Theo người đứng đầu Bộ Y tế, đặc điểm của đợt dịch lần này là lây lan nhanh và phát tán rộng trong không khí. Mức độ đào thải mầm bệnh cũng rất nhanh.

“Khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và môi trường ngoài cho thấy nồng độ virus trong dịch hầu họng tăng rất nhanh và phát tán rất mạnh ra môi trường xung quanh trong môi trường không khí. Do đó, số ca mắc đợt này tăng rất nhanh và lan rộng trong thời gian ngắn”, ông Nguyễn Thanh Long cho biết thêm.

Hiện biến chủng mới này chưa được đặt tên. Bộ Y tế dự kiến sẽ tiến hành công bố chủng này trên bản đồ gene thế giới.

Như vậy, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 8 biến chủng của virus SARS-CoV-2, gồm: B.1.222 (từ Anh), B.1.619 (có thể từ châu Phi), D614G (từ châu Âu), B.1.1.7 (từ Anh), B.1.351 (từ Nam Phi), A.23.1 (từ Rwanda, châu Phi) và B.1.617.2 (từ Ấn Độ) và biến chủng mới vừa xuất hiện chưa được đặt tên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала