Việt Nam đang xem xét vaccine Sinopharm của Trung Quốc

Sau khi phê duyệt AstraZeneca, Sputnik V, lên phương án nhập 31 triệu liều Pfizer, Bộ Y tế Việt Nam hiện đang thẩm định hồ sơ vaccine Covid-19 của Trung Quốc Sinopharm để cấp phép khẩn cấp có điều kiện.
Sputnik

Bộ Y tế bác bỏ tin bệnh nhân 22 tuổi mắc Covid-19 tử vong. Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, ca bệnh 7445 tiên lượng rất nguy kịch nhưng vẫn đang được điều trị tích cực.

Việt Nam chiều tối ngày 1/6 ghi nhận thêm 89 ca mắc Covid-19 lây nhiễm trong nước, 1 ca nhập cảnh, Bắc Giang vẫn là điểm nóng. Cả ngày, Bộ Y tế đã công bố 251 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Về tình hình dịch tại TP.HCM, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý, có thể, dịch đã lây 4 -5 chu kỳ, F4,F5 nay cũng đã thành F0, nên thành phố phải đặc biệt lưu ý. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhắc lại quan điểm, việc khởi tố vụ án liên quan ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng không phải là khởi tố một tôn giáo.

Bộ Y tế Việt Nam thẩm định hồ sơ vaccine Covid-19 Sinopharm của Trung Quốc

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, cơ quan này đang xem xét hồ sơ cấp phép khẩn cấp có điều kiện đối với chế phẩm vaccine Covid-19 do Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất.

Theo đại diện Cục Quản lý Dược, việc thẩm định hồ sơ đang được các chuyên gia của Cục thực hiện hết sức khẩn trương, làm thêm cả vào ngày nghỉ cuối tuầ. Vì còn một số nội dung cần bổ sung nên Cục vẫn đang tiếp tục làm việc với phía Trung Quốc.

Việt Nam đang xem xét vaccine Sinopharm của Trung Quốc

Trung Quốc đã cấp phép cho vaccine Sinopharm vào ngày 24/12 năm ngoái. Chế phẩm này cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp trong tháng 5. Theo kết quả nghiên cứu thử nghiệm giai đoạn ba được công bố hôm 27/5 trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, vaccine có hiệu quả 78,1% đối với các ca nhiễm có triệu chứng và 73,5% với những ca không triệu chứng.

Việt Nam muốn xây nhà máy sản xuất vaccine Covid-19

Cho tới đầu tháng 5 năm nay, có khoảng 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang sử dụng vaccine Covid-19 của Sinopharm. Đã có 200 triệu liều vaccine Sinopharm được cung cấp ra thị trường, sau vaccine của các hãng AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Moderna.

Hiện tại, đã có 2 vaccine được Việt Nam cấp phép khẩn cấp là vaccine AstraZeneca (Anh) và Sputnik V (Nga). Trong đó, vaccine AstraZeneca đang được sử dụng cho nhóm ưu tiên ở tuyến đầu chống dịch. Số người đã tiêm ít nhất 1 liều là gần 1,2 triệu người.

Hiện Bộ Y tế đang huy động mọi nguồn lực, liên tục làm việc với đại sứ quán các nước Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... các tổ chức quốc tế và Liên minh châu Âu nhằm tiếp cận các nguồn cung cấp vaccine.

Chính phủ đặt mục tiêu tiêm tổng cộng 150 triệu liều, đạt miễn dịch trong năm 2021. Cho đến nay, đã có hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19 được cam kết cung cấp, đủ sử dụng trong tiêm chủng cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, còn thiếu khoảng 40 triệu liều so với mục tiêu đề ra.

Đáng chú ý, Việt Nam cũng muốn xây dựng nhà máy sản xuất vaccine, tham gia chuỗi cung ứng vaccine Covid-19 cho cơ chế COVAX sau khi được chuyển giao công nghệ sản xuất.

Bộ Y tế bác bỏ bệnh nhân Covid-19 22 tuổi tử vong

Vào lúc 14h15 chiều ngày 1/6, Bộ Y tế ra thông báo khẳng định, thông tin bệnh nhân 7445 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tử vong là không chính xác.

Trước đó, có thông tin rằng nam bệnh nhân 7445 (nam, 22 tuổi) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã tử vong. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã bác bỏ thông tin này.

Thêm 51 ca nhiễm Covid-19 liên quan Hội thánh, Bộ Y tế ban hành nhiều quy định chống dịch mới

Cụ thể, bệnh nhân 7445 được ghi nhận tại tỉnh Long An, là nam, 22 tuổi, địa chỉ tại huyện Cần Đước, Long An. Kết quả xét nghiệm ngày 31/5/2021 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh viện Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh đang điều trị tại bệnh nhân này.

Bệnh nhân 7445 được chuyển viện đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới lúc 4 giờ sáng ngày 1/6, trong tình trạng sốc, mắt trợn ngược, thở hước, chi lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp khó đo, SpO2 chỉ còn 30% qua thở Oxy mask.

Theo chẩn đoán của các y bác sĩ, bệnh nhân mắc viêm phổi, Covid-19, suy hô hấp tiến triển. Bệnh nhân hiện đang được chỉ định điều trị thở máy và áp dụng kỹ thuật tim phổi nhân tạo ECMO. Tiên lượng của bệnh nhân hiện rất nguy kịch.

Khai thác thông tin sơ bộ từ người nhà bệnh nhân, cơ quan chức năng ghi nhận, bệnh nhân là sinh viên năm cuối Đại học Huflit TP.HCM, tạm trú tại 392/16 Cao Thắng, phường 13, Q. 10, TP.HCM.

Sau khi đi từ TP.HCM về nhà hôm 23/5, bệnh nhân bị mắc mưa. Sau đó, người bệnh xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức cơ, đau họng, ho khan. Bệnh nhân tự mua thuốc tại nhà thuốc tây, tình trạng diễn tiến nhẹ, không tăng thêm.

Tuy nhiên, đến ngày thứ 8 kể từ khi mắc bệnh, bệnh nhân khó thở tăng dần, được người nhà đưa đến khám tại Trung tâm y tế huyện Bến Lức. Sau khi được thăm khám sàng lọc, các y bác sĩ nhận thấy có yếu tố nghi ngờ Covid-19 và diễn tiến nặng nên đã chuyển bệnh nhân đến BV Đa khoa Long An.

Tại đây, kết quả test nhanh và xét nghiệm PCR cho thấy bệnh nhân dương tính Covid-19.

Ngoài ra, anh trai và cha bệnh nhân cũng đã có kết quả xét nghiệm PRC dương tính SARS-CoV-2.

Hiện anh trai của bệnh nhân đang điều trị tại BV Cần Đước cũng gặp tình trạng viêm phổi nặng tiến triển nhanh, vượt quá khả năng của tỉnh, đang được chuyển khẩn cấp về TP.HCM để điều trị.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố TP. HCM đang tiến hành điều tra truy vết các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh này.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM xác nhận bệnh nhân hiện vẫn đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Dịch ở TP.HCM đã lây 4 chu kỳ, ổ dịch Hội thánh Phục Hưng có thể lên đến 500 ca

Ngày 1/6, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có cuộc họp quan trọng về công tác phòng chống Covid-19 với lãnh đạo TP.HCM.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố có 538 trường hợp mắc Covid-19, trong số này, có 208 ca nCoV được phát hiện từ ngày 27/4 đến nay, riêng ổ dịch liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, hiện đã có trên 200 ca dương tính SARS-CoV-2.

Việt Nam đang xem xét vaccine Sinopharm của Trung Quốc

Nói riêng ổ dịch liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định, nhiều khả năng sẽ tiếp tục phát hiện thêm nhiều ca dương tính mới, dự đoán lên đến khoảng 500 ca trong những ngày tới đây.

Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, hiện Thành phố đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đối với việc xử lý ổ dịch liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, ông Phong cho biết đã cử Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức ngay trong chiều 1/6 họp với quận Gò Vấp để chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh sau khi thực hiện cách ly toàn xã hội trên địa bàn quận theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Cùng với đó, y tế và cơ quan chức năng thành phố hiện đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, trong đó tập trung lấy mẫu ở các tổ bầu cử có thành viên nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đi bầu và lấy mẫu toàn bộ người dân quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (Quận 12).

Vietnam Airlines chủ động "đón đầu xu thế" trong mùa dịch Covid-19

Cùng với đó, ông Phong cho biết, trong những ngày tới, xác định các khu công nghiệp, khu chế xuất tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Thành phố ưu tiên lấy mẫu cho công nhân trong các doanh nghiệp.

“Thành phố sẽ kiên quyết xử nghiêm những doanh nghiệp không đảm bảo an toàn”, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh và cho biết đã giao Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức cho các doanh nghiệp ký cam kết thực hiện đúng bộ tiêu chí phòng chống dịch áp dụng cho doanh nghiệp.

Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ông Phong nêu rõ, liên quan đến vấn đề tiêm vaccine, Thành phố có nhu cầu tiêm chủng rất lớn cho người dân, nhất là cho những người có nguy cơ cao. Người đứng đầu UBND thành phố kiến nghị Chính phủ có cơ chế để TP.HCM, các tổ chức và doanh nghiệp tham gia nhập vaccine.

Cùng với đó, về hỗ trợ xã hội, thành phố đang chuẩn bị triển khai gói hỗ trợ thứ 2 nhằm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi đợt dịch lần này, nhất là những người làm việc trong ngành dịch vụ, công nhân bị mất việc làm, giảm thu nhập nghiêm trọng.

Nói về ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng cũng như tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, ổ dịch ở Hội thánh Truyền giáo Phục hưng đã lây 4-5 chu kỳ, hàng chục công ty, 3 khu công nghiệp xuất hiện ca nhiễm, dự báo thêm các ổ dịch không rõ nguồn lây.

Theo Bộ trưởng, trường hợp đầu tiên của ổ dịch có triệu chứng vào ngày 13/5, nhưng ca nhiễm đầu tiên được phát hiện sau đó 14 ngày.

“Với chủng virus lần này, theo nhiều nghiên cứu, chu kỳ lây nhiễm rất nhanh, chỉ 2-3 ngày, thậm chí sớm hơn, chúng có phát tán mầm bệnh rộng ra ngoài môi trường trong thời gian ngắn. Như vậy, chúng ta có thể đã chậm mất 4-5 chu kỳ, trong khi virus lây theo cấp số nhân, cực kỳ nguy hiểm”, ông Long lưu ý.

Theo Bộ trưởng, vì đây là ổ dịch đã lây 4 – 5 chu kỳ, tức hiện giờ không phải F1, F2 nữa mà F4, F5 cũng đã thành F0. Theo ông Long, thời gian tới TP.HCM có thể xuất hiện một số ổ dịch mới không rõ nguồn lây.

Khi bắt đầu ghi nhận ca nhiễm coronavirus ở Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, Sở Y tế TP.HCM đánh giá dịch đã qua hai chu kỳ lây. Tuy nhiên, thực tế, chỉ trong 6 ngày, 20 trong số 22 quận, huyện, thành phố với nhiều tòa nhà, cao ốc văn phòng, công ty, khu công nghiệp đã xuất hiện ca Covid-19.

Người đứng đầu Bộ Y tế lo ngại, với đặc điểm virus lần này lây rất nhanh trong không khí, nhất là môi trường kín, thì nguy cơ mầm bệnh xâm nhập và lây nhiễm tại khu công nghiệp là rất lớn. Do đó, cần phải tiến hành kịp thời các biện pháp phòng dịch.

Bộ trưởng cũng nêu rõ, với đặc thù riêng biệt, các khu công nghiệp không thể tổ chức làm việc online. Điều kiện thông khí tại công xưởng, nhà ăn, khu vệ sinh đều hạn chế. Ngoài ra, nhiều công nhân còn đi chung trên phương tiện giao thông, cùng ở khu nhà trọ đông đúc, cũng là điều kiện cho dịch bệnh dễ lây lan.

Nhà khoa học Mỹ cảnh báo hiểm họa COVID-26 và COVID-32

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, TP HCM có 1,6 triệu công nhân, nếu không kiểm soát dịch bệnh tốt sẽ gây ra khủng hoảng, nhìn từ bài học kinh nghiệm của Bắc Giang.

Đối với vấn đề vaccine, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, vấn đề hiện nay không phải là kinh phí, mà khó là nguồn cung rất khó khăn.

“Dù Việt Nam mua được hàng trăm triệu liều nhưng việc nhận là theo kế hoạch, từ giờ đến cuối năm mới nhận đủ”, Bộ trưởng nói.

Lãnh đạo ngành Y tế nêu rõ, Bộ Y tế đã họp với đại diện COVAX, yêu cầu chuyển vaccine về Việt Nam sớm hơn, nhưng cũng phải phụ thuộc vào tình hình cung ứng.

Về đề nghị của Thành phố trong đàm phán với Moderna, Bộ đã có văn bản trả lời, theo đó, sẽ tạo điều kiện về nhập khẩu, vấn đề cấp phép, kiểm định và trong trường hợp phải ký kết thỏa thuận miễn trừ, Bộ sẽ ký và báo cáo Thủ tướng.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi các doanh nghiệp, địa phương, theo đó tạo điều kiện để các đơn vị trong nhập khẩu, cấp số đăng ký, kiểm định, thỏa thuận miễn trừ. Bộ Y tế chỉ quan tâm đến hai việc đó là an toàn và chất lượng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, Bộ có 2 trường đại học, 2 bệnh viện lớn và Bộ đã giao quyền cho Thành phố có quyền trưng tập nguồn nhân lực theo nhu cầu sử dụng. Đối với đề nghị của UBND thành phố muốn bổ sung đối tượng ưu tiên tiêm vaccine là công nhân, thì trong kết luận của Thủ tướng đã bổ sung rồi.

Khởi tố vụ án liên quan đến Hội thánh Phục Hưng không phải khởi tố một tôn giáo

Đáng chú ý, phát biểu tại cuộc họp liên quan đến tình hình dư luận những ngày gần đây đối với Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị Thành phố trong công tác tuyên truyền cần làm cho dư luận hiểu rõ nhiều vấn đề.

Trong đó, cần chú trọng nêu rõ, việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” liên quan đến ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng chứ không phải liên quan đến hoạt động tôn giáo hay cấm đoán sinh hoạt tôn giáo.

Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 142 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, Hội thánh truyền giáo Phục Hưng thực chất là một điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo. Điểm sinh hoạt này đăng ký hoạt động ở cấp phường, không phải là tổ chức tôn giáo. Và như vậy, người đứng đầu của nhóm này không thể gọi là mục sư.

Ông Thắng thông tin cho biết, hiện tại trên cả nước đang có khoảng 5.500 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tương tự như nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở Gò Vấp, trong đó tại TP.HCM có 145 điểm nhóm. Những điểm này hiện đang không chịu sự hướng dẫn của các tổ chức tôn giáo Trung ương, ít nhận được sự quản lý của Nhà nước.

“Do đó, nếu các cấp chính quyền cơ sở buông lỏng hoạt động của những nhóm này, sẽ khó trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định phòng, chống dịch cũng như những chính sách khác của Nhà nước”, Thứ trưởng Nội vụ lưu ý.

Trước tình hình này, ông Vũ Chiến Thắng đề nghị UBND TP.HCM thực hiện rà soát các cơ sở thờ tự, tôn giáo để tuyên truyền, vận động thực hiện tốt việc phòng chống dịch.

“Với nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, cần tạm đình chỉ hoạt động của điểm nhóm này. Tùy vào kết quả điều tra có thể xử lý mạnh hơn, thậm chí là rút giấy phép hoạt động”, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, việc để xảy ra lây nhiễm từ nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là một bài học sâu sắc trong công tác chống dịch.

Tuy nhiên, việc khởi tố vụ án liên quan đến điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là khởi tố một vụ án làm lây lan bệnh dịch chứ không khởi tố một tôn giáo.

“Nếu có bị can thì đây là việc xử lý một cá nhân với tư cách là công dân chịu trách nhiệm trước pháp luật”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đồng chí Ttrương Hòa Bình bày tỏ, qua câu chuyện để xảy ra lây nhiễm và trở thành ổ dịch lớn ở Gò Vấp, công tác quản lý của các cấp cơ sở cần được chấn chỉnh, phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể địa phương.

Gần 26.000 cán bộ y tế, sinh viên sẵn sàng đến “điểm nóng” Covid-19

Đại diện Chính phủ cũng lưu ý, TP.HCM có số dân đông, vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về phòng dịch, thực hiện 5K. Riêng tại các khu công nghiệp, với hàng triệu lao động, cần giám sát việc thực hiện bộ tiêu chí đảm bảo an toàn. Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, đơn vị quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất

Đáng chú ý, về tổ chức các khu cách ly, TP.HCM cần đảm bảo yếu tố an toàn. Theo Phó Thủ tướng, hiện, phòng cách ly như kế hoạch của Thành phố, 4 người mỗi phòng là vẫn nhiều, chỉ nên 2 người. Bên cạnh đó, phải có vách ngăn, có camera giám sát…

Về kế hoạch xét nghiệm toàn Thành phố, ông Trương Hòa Bình nhấn mạnh điều này là rất cần thiết nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm, trước tiên tập trung cho các khu công nghiệp, đồng thời, huy động các nguồn lực cùng tham gia mua vaccine.

“Những ngày tới đây, có thể vẫn còn có thêm nhiều trường hợp lây nhiễm. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm trong chống dịch, Thành phố sẽ tiếp tục kiểm soát được tình hình dịch bệnh”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tin tưởng.
Ngày 1/6, Việt Nam phát hiện 251 ca Covid-19

Theo bản tin tối ngày 1/6 của Bộ Y tế, cả nước phát hiện thêm 90 ca dương tính với nCoV, nâng tổng số ca mắc của cả ngày lên thành 251.

Trong 90 trường hợp nhiễm mới, Bắc Giang (47), Bắc Ninh (10), TP.HCM (19), Lạng Sơn (4), Hà Nội (2), Hà Nam (2), Long An (2), Đồng Tháp (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Phúc (1).

Cụ thể, theo Bộ Y tế, 47 ca mắc mới ở Bắc Giang đều được ghi nhận trong các khu cách ly và khu vực đã phong tỏa, liên quan đến công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19

Các trường hợp ở Bắc Ninh bao gồm 7 ca liên quan Thuận Thành. Ba trường hợp còn lại liên quan ổ dịch khu công nghiệp tại tỉnh này.

Hai ca dương tính mới ở Long An là F1 của bệnh nhân Covid-19, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 1/6.

Tại tỉnh Lạng Sơn: ngành chức năng phát hiện thêm 4 ca bệnh bao gồm 3 trường hợp là F1, 1 ca liên quan ổ dịch khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang, đã được cách ly.

Tỉnh Đồng Tháp ghi nhận bệnh nhân đầu tiên mắc Covid-19. Người này cũng là trường hợp F1.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, một bệnh nhân đang được điều tra dịch tễ. Người này có kết quả xét nghiệm ngày 1/6 dương tính với SARS-CoV-2.

TP.HCM phát hiện thêm 19 bệnh nhân liên quan ổ dịch Hội truyền giáo Phục Hưng, tất cả đều đã được cách ly.

Các tỉnh Hà Nam, Trà Vinh, Hà Nội ghi nhận ca dương tính mới đều là những trường hợp đã được cách ly.

Số lượng ca mắc từ 27/4 đến nay là 4.495 ca. Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.374.503 mẫu cho 2.703.103 lượt người. Việt Nam mới chỉ ghi nhận 47 trường hợp tử vong do Covid-19.

Việt Nam tiêm vaccine cho 15.000 công nhân Samsung

Ngày 1/6, Sở Y tế Bắc Ninh đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho 15.000 công nhân, người lao động ở Công ty Điện tử Samsung Electronics Việt Nam thuộc khu công nghiệp Yên Phong.

Đại diện Sở Y tế Bắc Ninh, ông Nguyễn Bá Quý, Phó Giám đốc Sở cho hay, theo kế hoạch ban đầu tỉnh Bắc Ninh được phân cấp 28.000 liều vaccine, nhưng do dịch bệnh diễn biến phức tạp, đồng thời để đảm bảo hiện mục tiêu kép, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiêm vaccine cho công nhân và người lao động của các khu công nghiệp.

Việt Nam tìm ra hướng đi mới cho vấn đề nguồn cung vaccine Covid-19

Sau đó, Bộ Y tế điều chỉnh số lượng và cấp bổ sung cho tỉnh Bắc Ninh lên thành 150.000 liều vaccine, trong đó có 90.000 liều dành cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Ông Quý cho hay, đợt tiêm này, dự kiến 15.000 công nhân của Samsung Electronics tại hai điểm tiêm. Trong đó, một điểm thực hiện tiêm 9000 liều, một điểm 6000 liều.

“Dự kiến trong khoảng 3-4 ngày sẽ hoàn thành tiêm cho 15.000 công nhân, người lao động”, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh nói.

Ngành chức năng Bắc Ninh cũng chuẩn bị các tổ cấp cứu, gồm những nhân viên y tế được đào tạo xử lý phản ứng nặng sau tiem. Bản thân doanh nghiệp Samsung cũng chuẩn bị sẵn hai xe cấp cứu trong tình huống bất ngờ xảy ra, đảm bảo chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất nếu chẳng may phát sinh sự cố.

Sở Y tế đã huy động 80 người gồm các nhân viên y tế, lực lượng hỗ trợ, tình nguyện để thực hiện tiêm vaccine cho công nhân, người lao động tại Công ty Samsung, đảm bảo thực hiện mô hình tiêm chủng an toàn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thảo luận