- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam tìm ra hướng đi mới cho vấn đề nguồn cung vaccine Covid-19

© Ảnh : Thái Hùng - TTXVNTiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay sau lễ phát động.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay sau lễ phát động. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Đăng ký
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam ngày 28/5, theo Bộ Y tế, chiều tối nay, cả nước ghi nhận thêm 174 ca dương tính với nCoV, nâng tổng số ca của cả ngày lên thành 254 trường hợp. Việt Nam đã có tất cả 6570 người nhiễm SARS-CoV-2.

Vì sao chuỗi ca mắc Covid-19 liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng lây nhiễm tỷ lệ cao và diễn tiến nhanh đến thế?

Kết quả giải trình gen SARS-CoV-2 phát hiện ở các ca mắc Covid-19 trong chuỗi lây nhiễm liên quan đến Hội thánh Phục Hưng xác định đây là biến chủng Ấn Độ, B.1.617.2 với tốc độ lây lan khủng khiếp, TP.HCM ra thông báo khẩn.

Chuyên gia phân tích nguyên nhân vì sao du lịch kết hợp tiêm vaccine Covid-19 dành cho người Việt lại thất bại.

Việt Nam tiếp tục nỗ lực đàm phán để tiếp cận nguồn vaccine Covid-19. Trong đó, cơ chế COVAX cam kết hỗ trợ Việt Nam 38,9 triệu liều. Đáng chú ý, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu trực tiếp vaccine để tiêm chủng cho người lao động của mình. Đây là hướng đi mới sẽ giúp Việt Nam giải quyết được vấn đề nguồn cung cũng như đẩy nhanh tiêm chủng bao phủ vaccine Covid-19.

Việt Nam phát hiện 254 ca Covid-19 ngày 28/5

Với 173 bệnh nhân vừa được công bố, trong ngày 28/5, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 254 ca mắc Covid-19.

Chiều 28/5, Bộ Y tế đã công bố 173 ca mắc mới được ghi nhận tại Bắc Giang (123 ca), TP.HCM (25 ca), Bắc Ninh (20 ca), Hà Nội (3 ca), Lạng Sơn (2 ca).

Trong đó, 3 ca bệnh tại Hà Nội đều là F1, đã được cách ly từ trước. Tại Bắc Ninh, 14 ca mắc mới liên quan ổ dịch Thuận Thành, 4 người từ ổ dịch Khắc Niệm, 2 ca còn lại được ghi nhận tại khu công nghiệp Bắc Giang. Tại Lạng Sơn, có 1 ca là F1 và 1 ca đang được điều tra dịch tễ.

TP.HCM ghi nhận thêm 25 ca mắc mới. Trong số này, có 21 trường hợp liên quan Hội Thánh Truyền giáo Phục Hưng, 4 ca bệnh còn lại đang được điều tra dịch tễ.

Địa phương ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất là Bắc Giang với 123 trường hợp. Tất cả đều được phát hiện trong khu cách ly và khu vực đã phong tỏa. Các ca bệnh này cũng liên quan đến các khu công nghiệp. Một trường hợp mắc mới là ca bệnh nhập cảnh tại tỉnh Vĩnh Long từ Malaysia.

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 3507, ghi nhận ở 31 tỉnh thành. Số ca nhiễm tối nay đưa tổng số ca ở Bắc Giang lên 1.824, Bắc Ninh 709, Hà Nội 355 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 90 ca, 49 ca ở Bệnh viện K), TP HCM 69, Lạng Sơn 55.

Trong ngày 28/5, Việt Nam có thêm 50 bệnh nhân khỏi, một người tử vong. Tổng số ca bình phục tăng lên 2.896, và 47 bệnh nhân Covid-19 tử vong, kể từ đầu dịch đến nay.

Vì sao chuỗi ca mắc Covid-19 liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng lây nhiễm nhanh?

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM nhận định, cụm dịch tại Hội thánh Truyền giáo Phục hưng lây lan nhan chóng là do nhiều người sinh hoạt trong không gian nhỏ, lại không đeo khẩu trang.

Chiều 28/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) đã cung cấp thêm  một số thông tin mới cập nhật về chuỗi ca nhiễm mới Covid-19 tại quận Gò Vấp liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Cách ly y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Nữ bệnh nhân 22 tuổi tử vong do nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới TW

Số liệu của HCDC ghi nhận, hiện cơ quan chức năng đã ghi nhận được tất cả 44 trường hợp, trong đó có 32 hội viên, 12 người tiếp xúc với nhóm hội viên này.

HCDC nhận định, dù chỉ có khoảng 20 người sinh hoạt trong một buổi nhưng do không gian nhỏ hẹp, kín (diện tích khoảng 50 m2), lại thêm yếu tố người tham gia không đeo khẩu trang nên virus có điều kiện thích hợp để lây lan nhanh, khiến số ca mắc tăng lên nhanh chóng.

Nhà thờ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng địa chỉ đặt tại 415/8/4 Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp. Tổ chức này sinh hoạt vào ngày chủ nhật. Trong tháng 5, các hội viên nhóm họp sinh hoạt vào ngày 2, 9, 16, 23.

Ca bệnh đầu tiên xuất hiện triệu chứng vào ngày 13/5. Nhiều khả năng đây là ca khởi đầu của chuỗi lây nhiễm này. Nếu đúng là như vậy thì những người sinh hoạt vào ngày 16 và 23 có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Một minh chứng là 3 người trong gia đình đến khám bệnh tại Bệnh viện quận Tân Phú đều sinh hoạt chung hôm 16/5. Ổ dịch này là các ca đang diễn tiến, chỉ số xét nghiệm cho thấy mới nhiễm.

HCDC thông tin cho biết, sau khi ghi nhận ổ dịch mới, ngành y tế thành phố đã tiến giải mã bộ gen của virus gây bệnh. Mẫu bệnh phẩm của 5 bệnh nhân thuộc nhóm lây nhiễm này đã được thực hiện giải mã gen. Kết quả, cả 5 mẫu đều thuộc biến chủng Ấn Độ B.1.617.2.

Đã có 57 người dương tính Covid-19 từ Hội thánh Phục Hưng

Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, chỉ trong 2 ngày tính từ 26/5-28/5, thành phố đã phát hiện 57 trường hợp dương tính với coronavirus liên quan đến ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại quận Gò Vấp. Trong đó, có 36 người đã được Bộ Y tế công bố.

Các công dân Việt Nam từ Hàn Quốc trở về tại sân bay Cần Thơ khuya ngày 2/4.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Dịch Covid-19 lan rộng tại TP HCM, sân bay Tân Sơn Nhất dừng đón người nhập cảnh

Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh đang tiếp tục triển khai thần tốc các hoạt động truy vết, khoanh vùng, mở rộng xét nghiệm để chặt đứt chuỗi lây nhiễm, không cho lây lan tiếp ra cộng đồng.

Đồng thời, tính đến trưa 28/5, thành phố xác định 708 F1 và 11.644 F2. Trong đó, 6.297 mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính. 6.055 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần ý thức và thực hiện đúng thông điệp 5K (Khẩu trang- Khoảng cách - Khử khuẩn - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế. Đây là biện pháp phòng chống dịch Covid-19 cơ bản và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, TP. HCM cũng đã yêu cầu tạm ngưng các hoạt động tụ tập đông người, đặc biệt là ở trong phòng kín. Các cuộc họp không được phép vượt quá 20 người trong 1 phòng, khoảng cách người tham gia tối thiểu 2m và bắt buộc mang khẩu trang.

TP.HCM cũng yêu cầu dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo và hoạt động tập trung từ 10 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Cơ quan chức năng cũng đang tiếp tục triển khai khẩn cấp các hoạt động truy vết, khoanh vùng, mở rộng xét nghiệm nhằm chấm dứt chuỗi lây nhiễm, đồng thời tiếp tục điều tra nguồn lây của ổ dịch này.

Tại sao các tour du lịch tiêm vaccine cho người Việt thất bại?

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, một số công ty lữ hành Việt Nam có kế hoạch triển khai các tour du lịch độc đáo đi Mỹ, Nga, một số nước EU, kết hợp nghỉ ngơi với tiêm vaccine ngừa coronavirus cho du khác.

Tuy nhiên, trước mắt, kế hoạch thực hiện những tour du lịch theo xu hướng vaccine này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 tiêm cho công nhân.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2021
Việt Nam chính thức tiêm vaccine Covid-19 cho công nhân, bắt đầu từ Foxconn

Đại diện một đơn vị lữ hành thông tin cho biết, có nhiều nguyên nhân cả khách quan, cả chủ quan lý giải vì sao tour du lịch vaccine lại tạm thời thất bại. Trong đó, một số yếu tố cần quan tâm chính là chính sách, tài chính và công tác truyền thông.

Cụ thể, theo ông Phạm Duy Nghĩa, Tổng Giám đốc Vietfoot Travel chia sẻ với Zing cho thấy, kế hoạch triển khai những tour này khó thành là vì chính người trong cuộc cũng không hiểu rõ bản chất sản phẩm mình làm.

“Bạn phải nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra thị trường”, vị lãnh đạo lưu ý.

Theo ông Nghĩa, một số đơn vị, doanh nghiệp lữ hành được coi là “tiên phong” cho kế hoạch dùng chính sách này để “giật gân” để thu hút sự quan tâm của du khách trong bối cảnh ngành du lịch còn “ế ẩm” vì dịch.

Tổng Giám đốc Vietfoot Travel phân tích, ví dụ Công ty Du lịch Hồng Ngọc Hà Travel đưa ra giá tour thấp nhất là 44,9 triệu đồng để khách xin visa, bay đi Mỹ theo tiêu chuẩn hãng hàng không 4-5 sao, lưu trú 8 ngày 7 đêm tại khách sạn từ 3 sao trở lên tại trung tâm ở Mỹ, xét nghiệm Covid-19 trước khi nhập cảnh Mỹ, tiêm vaccine Johnson & Johnson, bảo hiểm du lịch trong vòng 31 ngày.

Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cho biết, mức giá này chưa bao gồm chiều về, cách ly tại Việt Nam. Khách sẽ phải trả thêm khoảng 5.000-6.000 USD/người, tùy thành phố bay về. Theo ông Nghĩa, không ai làm sản phẩm du lịch theo kiểu đưa ra giá một chiều như thế.

Lãnh đạo Vietfoot Travel nhấn mạnh, điều quan trọng trong việc xây dựng sản phẩm du lịch là phải bảo đảm trọn gói, có đi, có về.

“Việc dùng những mức giá "ảo" để quảng bá có thể gây hiệu ứng xấu trong dư luận, ảnh hưởng đến hình ảnh của các đơn vị du lịch”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với ông Phạm Duy Nghĩa, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng Giám đốc AZA Travel cũng cho rằng, các tour vaccine được quảng cáo thời gian qua còn khá mập mờ về chính sách cũng như giá cả.

“Việc đi Mỹ tiêm vaccine không thể nào chỉ có giá 40-50 triệu đồng/người. Không tính chiều về khác gì đem con bỏ chợ”, ông Đạt thẳng thắn.

Ngoài vấn đề mang tính chính sách chủ quan này, đại diện nhiều công ty lữ hành cũng thừa nhận chính sách nhập cảnh của Việt Nam chưa phù hợp để thực hiện chương trình du lịch vaccine.

Theo đó, hiện tại, thời gian cách ly cho người nhập cảnh vào Việt Nam (bất kể quốc tịch nào đi nữa) cũng đã được điều chỉnh từ 14 lên 21 ngày để đảm bảo an toàn, tránh lây nguồn bệnh ra cộng đồng.

Bệnh nhân chờ tiêm vaccine ngừa Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2021
Việt Nam: đối tượng được ưu tiên được tiêm Vaccine Covid-19 tiếp theo là ai?

Phía các đơn vị lữ hành cho rằng, điều này rất bất hợp lý cho các chương trình tour hiện tại. Trong khi đó, ở Mỹ, 3 loại vaccine đang được sử dụng là Pfizer (2 mũi cách nhau 21 ngày), Moderna (2 mũi cách nhau 28 ngày) và Janssen (1 mũi).

Như vậy, tính nhanh cũng phải hiểu, mỗi chuyến đi Mỹ tiêm vaccine sẽ kéo dài ít nhất khoảng một tháng (đã gồm thời gian cách ly ở Việt Nam). Còn trong trường hợp có nhu cầu tiêm 2 loại vaccine Pfizer và Moderna, thời gian sẽ kéo dài lên đến 2 tháng.

Ông Phạm Duy Nghĩa cho rằng, các tour với thời gian quá dài thế này chỉ hợp cho khách dạng thăm thân hoặc hưu trí, không vướng bận thời gian. Đối tượng khách đi kết hợp du lịch là không khả thi. Ngoài ra, còn một vấn đề khác nữa chính là mức chi phí quá cao.

Lãnh đạo Vietfoot Travel nhấn mạnh, thông thường, một tour đi Mỹ trước dịch kéo dài khoảng 11 ngày có giá 70-80 triệu đồng/người. Cộng thêm chi phí tiêm vaccine, con số này cũng không thể vượt quá 100 triệu đồng/người. Tuy nhiên, mức giá một số công ty đưa ra tới hơn 200 triệu đồng/người. Đây là “mức giá trên trời” đối với phần lớn đối tượng khách du lịch Việt Nam.

Chuyên gia cũng đánh giá, du lịch vaccine là xu hướng tốt, kế hoạch tốt, có thể là hướng đi mới đối với ngành du lịch vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ thành công khi các bộ ban ngành cùng vào cuộc.

Ông Phạm Duy Nghĩa cho rằng, yếu tố quan trọng nhất là thời gian cách ly khi về nước cần đượt rút bớt xuống. Các đơn vị lữ hành đều cho rằng, con số 21 ngày cách ly đầy đủ thực sự là rào cản lớn.

Bên cạnh đó, chi phí cũng cần được đưa xuống mức khoảng dưới 150 triệu đồng/người. Đại diện Vietfoot Travel đánh giá đây là khung giá phù hợp cho một chuyến đi Mỹ, kết hợp tiêm vaccine và cách ly ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, các tour mới như vậy cần xác định rõ với khách hàng những vấn đề phát sinh như khả năng tiêm bị sốc phản vệ, chuyến bay chiều về... Các công ty lữ hành cũng cần nghiên cứu những gói bảo hiểm quốc tế nhằm chi trả viện phí khi có phát sinh. Việc bay về nước cũng cần được đảm bảo để tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng. Ông Phạm Duy Nghĩa nhận định, các sản phẩm như vừa qua đều chưa được cân nhắc kỹ nhưng đã nóng vội quảng bá.

“Chúng ta cần đợi những chính sách từ Chính phủ để xây dựng sản phẩm hợp lý”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Việt Nam kiên trì đàm phán vaccine Covid-19

Chiều 28/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiến hành thảo luận trực tuyến với các đơn vị cung ứng vaccine Moderna cũng như Đại sứ quán một số nước, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp FDI, công ty nước ngoài ở Việt Nam liên quan đến vấn đề cung ứng vaccine Covid-19.

Tại cuộc họp với công ty Zuellig Pharma là đơn vị đại diện cung ứng vaccine của Moderna cho Việt Nam, hai bên đã trao đổi về khả năng và những điều kiện cung ứng chế phẩm ngừa coronavirus cho Việt Nam.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Long đề nghị Zuellig Pharma cung ứng vaccine cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất với giá cả hợp lý nhất để ứng phó kịp thời, hiệu quả với đại dịch.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long quyên góp tại Lễ phát động.
Việt Nam tìm ra hướng đi mới cho vấn đề nguồn cung vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long quyên góp tại Lễ phát động.

Đáp lại Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đại diện Zuellig Pharma cam kết sẽ sớm thảo luận với Moderna các đề xuất của Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam sau đó cũng có các cuộc thảo luận với đại diện Đại sứ quán Nhật Bản, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng như đại diện các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam như Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM); Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EURO CHAM); Hiệp hội Doanh nghiệp Anh; Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản và các công ty Samsung Việt Nam, SK, LG … để thảo luận về vấn đề cung ứng vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam cũng như việc tiêm chủng cho công nhân, người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp.

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp FDI nhập vaccine tiêm cho công nhân

Khẳng định với các bên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ, quan điểm của Việt Nam là làm thế nào để có thể tiếp cận vaccine Covid-19 nhanh nhất và đảm bảo độ bao phủ tiêm chủng rộng nhất.

Tuy nhiên, với việc kiểm soát tốt dịch bệnh trong thời gian qua, Việt Nam không phải là điểm nóng về dịch Covid-19 nên việc tiếp cận vaccine cũng hạn chế hơn do các đơn vị cung ứng vaccine ưu tiên cho các khu vực là điểm nóng về dịch bệnh.

Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đến UAE, tham dự vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2021
Tuyển bóng đá Việt Nam đã có mặt tại Dubai, HLV Park lo lắng trước tình hình dịch Covid-19

Bộ Y tế Việt Nam đã cùng các bên đã thảo luận về các cơ chế tiếp cận vaccine phòng Covid-19 như đề nghị các nước gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vaccine ngừa coronavirus.

“Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu trực tiếp vaccine để tiêm chủng cho người lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cơ chế chia sẻ chi phí liên quan đến việc tiếp cận vaccine”, Bộ Y tế cho hay.

Đối với vấn đề này, các bên đều ủng hộ cùng tham gia chia sẻ để giảm nhẹ gánh nặng đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong vấn đề tiếp cận và cung ứng vaccine.

Đáng chú ý, tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long thông tin cơ chế COVAX Facility đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 38,9 triệu liều vaccine Covid-19 và Việt Nam cũng đề xuất COVAX Facility hỗ trợ Việt Nam thêm 10 triệu liều theo cơ chế chia sẻ chi phí.

© AFP 2023 / Nhac NguyenViệt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility.
Việt Nam tìm ra hướng đi mới cho vấn đề nguồn cung vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility.

Ông Nguyễn Thanh Long mong muốn các Đại sứ quán, các doanh nghiệp của các Quốc gia tài trợ cho COVAX Facility hỗ trợ, tác động để có thêm vaccine cho Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị các nước có dư thừa vaccine, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận được nhiều nguồn vaccine.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала