Chuyên gia chính trị học nói về những nguyên tắc chính trong chiến lược mới của EU đối với Nga

MATXCƠVA (Sputnik) - Bộ Ngoại giao Nga bình luận chiến lược chính sách đối ngoại mới của Liên minh châu Âu trong quan hệ với LB Nga, dựa trên ba nguyên tắc: đẩy lùi, kiềm chế và tương tác.
Sputnik

Nhà khoa học chính trị Alexei Zudin đã chia sẻ ý kiến ​​của ông về vấn đề này.

Bà Merkel kêu gọi đối thoại với Nga

Chính sách mới của EU đối với Nga

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova bình luận về chiến lược chính sách đối ngoại mới của Liên minh châu Âu đối với Nga, dựa trên ba nguyên tắc: đẩy lùi, kiềm chế và tương tác.

«Những người nghĩ ra khái niệm như vậy rõ ràng có vấn đề về kiến ​​thức lịch sử, trình độ tiếp nhận thực tế và có sự phổ biến chứng ám ảnh với nhận thức sáng tạo về thế giới hiện đại», - bà Zakharova viết trên Telegram.

Trước đó, Cao uỷ Ngoại giao của EU là Josep Borrell đã trình bày bản tuyên bố của cơ quan chuyên trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu và Ủy ban châu Âu về quan hệ với LB Nga, theo đó EU sẽ tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản này. Khái niệm đã được Ủy ban châu Âu thông qua, bây giờ cần được các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ của EU phê duyệt tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 24-25 tháng 6.

Chuyên gia chính trị học Aleksey Zudin, giảng viên cao cấp tại MGIMO lưu ý rằng những nguyên tắc nêu trên thể hiện rằng chính sách đối ngoại của EU dựa trên vị thế sức mạnh.

Liên minh châu Âu ủng hộ mối quan hệ có thể đoán trước với Nga
«Điều chính trong «tam giác» này là mối quan hệ từ vị thế vũ lực. Mọi thứ còn lại đều chỉ là những từ ngữ hoa mỹ. Sau khi LB Nga trở thành một thành viên đủ quyền chính thức tham gia các quan hệ quốc tế và bắt đầu tương tác với Liên minh châu Âu, ngay từ thời điểm đó khái niệm như vậy đã là tôn chỉ hoạt động của họ. Các khái niệm đều thay đổi. Nhưng nếu phân tích rõ thì bản chất sự tương tác của EU với Nga chỉ là một - đó là thái độ gây hấn được che giấu bằng mọi lời lẽ có thể. Trong khi chúng ta không hề coi phương Tây như là bên yếu kém có thể sai khiến. Bây giờ, thay vì một, người ta đã đề ra những ba nguyên tắc. Tuy nhiên trong đó lập trường sức mạnh vẫn là chính yếu. Chúng ta không chấp nhận mối quan hệ kiểu này. Và, như lịch sử cho thấy, những toan tính của các quốc gia khác dường như nỗ lực tương tác với đất nước chúng ta nhưng theo cách này đã kết thúc một cách đáng buồn cho họ», - chuyên gia Alexei Zudin kết luận.
Thảo luận