Việt Nam sử dụng lô vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ như thế nào?

Sau 1 triệu liều AstraZeneca của Nhật Bản, dự kiến, Việt Nam sẽ được Trung Quốc tài trợ vaccine Covid-19 những ngày tới. Bộ Y tế vừa có thông tin cụ thể về việc vaccine Trung Quốc Sinopharm sẽ được nhập và sử dụng như thế nào tại Việt Nam.
Sputnik

Cập nhật tình hình Covid-19 ngày 19/6 tại Việt Nam. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Y tế, trưa nay, cả nước có thêm 112 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca Covid-19 lên thành 12.620 người.

TP.HCM hôm nay chính thức khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay với 836.000 liều vaccine. Những mũi tiêm đầu tiên được thực hiện ở Khu công nghệ cao TP.HCM.

Việt Nam đặt quyết tâm đạt miễn dịch cộng đồng cũng như tiếp nhận dây chuyền, xây dựng nhà máy sản xuất vaccine Covid-19 vào cuối năm 2021.

Cuộc giao đấu hiện nay với COVID là cam go nhất

Việt Nam phát hiện thêm 203 ca Covid-19

Theo cập nhật từ Bộ Y tế, trưa 19/6, cả nước có thêm 112 ca dương tính với SARS-CoV-2, gồm 109 ca trong nước và 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Tính từ 6h sáng đến trưa 19/6, Việt Nam đã phát hiện thêm 203 trường hợp mắc Covid-19 mới.

Trong số 112 ca mắc mới, các tỉnh, thành phố có thêm trường hợp dương tính là TP.HCM (64), Bắc Giang (22), Bắc Ninh (14), Long An (3), Hòa Bình (2), Nghệ An (2), Lào Cai (1), Hà Nội (1). Trong đó, 91 trường hợp được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

Số ca mắc mới được Bộ Y tế đánh số từ 12509-12620. Trong đó, 109 ca lây nhiễm cộng đồng gồm TP HCM (64), Bắc Giang (22), Bắc Ninh (14), Long An (3), Hòa Bình (2), Nghệ An (2), Lào Cai (1), Hà Nội (1). Có 91/109 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, theo cơ quan chức năng.

Cụ thể, tại TP.HCM, có 15 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, 4 ca liên quan điểm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, 32 ca liên quan BN11993, 13 ca đang điều tra dịch tễ.

Một trong những điểm nóng dịch tễ của cả nước là Bắc Giang, theo Bộ Y tế, trưa nay, các bệnh nhân được phát hiện trong khu cách ly và vùng phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.

Tại Bắc Ninh, theo Bộ Y tế, các ổ dịch có thêm bệnh nhân là khu công nghiệp Quế Võ (5), khu công nghiệp Khắc Niệm (6), Vân Dương (2), 1 ca là F1 của BN10456, đã được cách ly.

Ở thủ đô Hà Nội, bệnh nhân nữ, 62 tuổi, địa chỉ tại huyện Đông Anh, F1 của BN9521, đã được cách ly. Tại tỉnh Hòa Bình, ngành y tế phát hiện hai bệnh nhân là F1 của BN11797, đã được cách ly. Những người này được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Việt Nam ‘chạy’ chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử, huy động cả Quân đội

Trong khi đó ở Long An: Các bệnh nhân đang được điều tra dịch tễ. Họ có kết quả xét nghiệm ngày 18/6 dương tính với SARS-CoV-2. Những người này đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hậu Nghĩa.

Tại tỉnh Nghệ An phát hiện một ca sàng lọc trong khu vực phong tỏa, 1 ca là F1 của BN12415, đã được cách ly.

Ở Lào Cai, bệnh nhân nữ, 28 tuổi, là F1 của BN12255, đã được cách ly. Người này có kết quả xét nghiệm ngày 18/6 dương tính với SARS-CoV-2.

Thông báo về ba ca nhập cảnh, Bộ Y tế cho biết, đây là những hành khách trở về từ Malaysia, Bờ Biển Ngà. Họ đang được điều trị tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa (1), Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hà Nam (1), Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh (1).

Như vậy, số lượng ca mắc mới tính từ 27/4 đến nay là 9.375 trường hợp. Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.311.345 xét nghiệm cho 5.147.851 lượt người.

Việt Nam đã điều trị khỏi cho 4733/12620 bệnh nhân Covid-19. Số ca tử vong là 64.

TP.HCM bước vào chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử

Sáng 19/6, TP.HCM chính thức bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử.

Ngành Y tế TP.HCM đã huy động hơn 5000 nhân viên y tế từ 547 đơn vị gồm các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trạm y tế xã phường và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế nằm trên địa bàn thành phố tham gia tập huấn chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất từ trước đến nay.

500 nhân viên Công ty FPT Software ở Khu công nghệ cao TP.HCM là những người được tiêm đầu tiên. Theo thông tin từ Bộ Y tế, với 836.000 liều vaccine AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, được phân bổ đã chính khởi động tại Công ty TNHH phần mềm FPT TP.HCM, tại lô E3 - 2.34.5 đường D2, Khu công nghệ cao TP.HCM, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức.

Số ca Covid-19 Việt Nam giảm, Bộ Y tế rút gọn ‘tối đa’ quy trình nhập khẩu vaccine

Khi tiếp nhận lô vaccine về kho Viện Pasteur TP.HCM, thành phố sẽ tổ chức 1000 điểm tiêm chủng, trong đó, có 786.000 liều được tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21, khoảng 50.000 liều cho lực lượng Quân đội, Công an trên địa bàn.

Đại diện Chính phủ - Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đại diện nhiều ban, ngành Trung ương tham dự tại lễ khởi động chiến dịch tiêm vaccine lịch sử của thành phố.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thành phố triển khai 650 điểm tiêm mỗi ngày, nhằm thần tốc tiến hành tiêm xong trong vòng 7 ngày. Dự kiến tổ chức tiêm khoảng 200.000 liều/ngày, hoàn thành trước 27/6.

“Phải tổ chức giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng đúng quy định, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc”, đại diện Sở Y tế TP.HCM nêu rõ.

Trước khi tiến hành tiêm, các công nhân đều được khám sàng lọc, tư vấn đầy đủ về các bệnh lý nền, nên tiêm hay không, các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine Covid-19 cũng như quy định về giữ khoảng cách, đeo khẩu trang trong suốt quá trình tiêm…

Việt Nam sử dụng lô vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ như thế nào?

Việt Nam quyết tâm đạt miễn dịch cộng đồng cuối năm 2021

Đây là quan điểm được nêu ra tại phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Cuộc họp ngày 18/6 nhằm nghe Bộ Y tế báo cáo rà soát, chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử của Việt Nam, bổ sung thêm các đối tượng ưu tiên tiêm, vấn đề tìm nguồn cung, tiếp cận, đàm phán mua, nhập khẩu vaccine, chuyển giao công nghệ sản xuất, dự án nghiên cứu, đầu tư sản xuất vaccine Covid-19 tại Việt Nam.

Ban Chỉ đạo thống nhất rà soát, có chỉ đạo cụ thể về việc tạo điều kiện tối đa cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp nếu có đầu mối tiếp cận, mua được vaccine để đưa về Việt Nam thật nhanh.

Trong đó, Bộ Y tế đã nhiều lần lưu ý, những tổ chức, cá nhân khi tiếp xúc với các đơn vị trung gian chào bán vaccine Covid-19 cần thận trọng, chỉ làm việc khi nhà cung cấp trung gian có giấy ủy quyền chính thức của nhà sản xuất.

Riêng đối với việc nhập khẩu vaccine của TP.HCM, căn cứ đề nghị, nhu cầu của TP, Bộ Y tế đã trực tiếp làm việc với nhà cung cấp được ủy quyền chính thức từ nhà sản xuất và thành phố.

Việt Nam sử dụng lô vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ như thế nào?

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và các cơ quan thành viên Thường trực Ban chỉ đạo một lần nữa nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm vẫn còn tình trạng tranh mua vaccine trên thế giới, nhất là trước tháng 10. Do đó, các địa phương, doanh nghiệp phải hết sức cân nhắc, thận trọng khi tiếp cận thông tin về nguồn vaccine, tránh tình trạng nhà sản xuất cam kết bán nhưng không giao vaccine trong năm 2021 và sang năm 2022 mới có.

Cùng với đó, thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất yêu cầu Bộ Y tế có văn bản sớm để bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm chủng theo Nghị quyết 21 gồm các lực lượng làm việc trong cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ… nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kép. Đây cũng là nguyện vọng của các nhà tài trợ.

Ngoài ra, Bộ Y tế hiện cũng đang chuẩn bị cho giai đoạn sau khi tiêm vaccine Covid-19 xong cho đối tượng ưu tiên thì sẽ khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ tại Việt Nam.

Đáng chú ý, tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành sớm trình Chính phủ thống nhất chủ trương, một mặt tận dụng, tiếp cận tất cả nguồn cung vaccine Covid-19 trên thế giới, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2021 đạt miễn dịch cộng đồng.

Việt Nam muốn sớm có nhà máy sản xuất vaccine

Cùng với đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Ban Chỉ đạo yêu cầu cần sớm hoàn thiện các cơ chế tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sản xuất vaccine trong nước không chỉ phục vụ nhiệm vụ chống dịch mà còn phát triển công nghiệp vaccine, hướng tới đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu vaccine của khu vực và trước hết là một quốc gia tự chủ về nguồn cung vaccine.

Tại cuộc họp ngày 18/6, Bộ Y tế đã báo cáo về các dự án nghiên cứu, đầu tư sản xuất vaccine trong nước cũng như tiến độ thử nghiệm các loại vaccine.

Sau khi nghe báo cáo, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất tạo điều kiện tối đa cho thử nghiệm vaccine trong nước, nếu đạt kết quả thử nghiệm tốt, trong tình trạng khan hiếm vaccine, Bộ Y tế sẽ trình các cơ quan có thẩm quyền để thông qua việc cấp phép sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.

Bộ Y tế phê duyệt vaccine của Trung Quốc

Theo Bộ Y tế, hiện nay một số doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy, tìm kiếm công nghệ sản xuất vaccine trong nước và quốc tế, cố gắng cuối năm 2021, chậm nhất đầu năm 2022 sẽ có một nhà máy sản xuất vaccine quy mô lớn đi vào hoạt động.

Đặc biệt, Bộ Y tế cũng đang thúc đẩy Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V của Nga theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến bắt đầu từ cuối tháng 7.

Bộ Y tế báo cáo, hiện Việt Nam đã chính thức tiếp cận được vaccine Sputnik V của Nga và AstraZeneca.

Thời gian tới, ngoài nguồn cung vaccine Pfizer đã ký kết (31 triệu liều), Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm một số nguồn vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép lưu hành khẩn cấp: 3 loại vaccine Astra Zeneca (sản xuất tại Hàn Quốc, Ấn Độ và châu Âu), Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer Sinopharm, SinoVac) qua Chương trình COVAX.

Đáng chú ý, theo tiết lộ của Bộ Y tế, ngoài 1 triệu liều AstraZeneca từ chính phủ Nhật, dự kiến, những ngày tới, Việt Nam sẽ tiếp nhận nguồn vaccine do Trung Quốc tài trợ.

Bộ Y tế thông tin về vaccine Sinopharm của Trung Quốc

Ngày 19/6, Bộ Y tế đã có những thông tin chính thức về vaccine Sinopharm của Trung Quốc.

Nói về quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển vaccine Sinopharm, Bộ Y tế cho hay, tháng 2/2020 Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm CNBG đã tiến hành nghiên cứu vaccine Covid-19 bằng công nghệ bất hoạt.

Việt Nam không muốn có vắc xin của Trung Quốc, nhưng có thể chống cự trong bao lâu?

Sau thời gian nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020 vaccine này đã được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn tiến hành thử nghiệm trên người. Đến ngày 23/6/2020, vaccine Sinopharm bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina.

Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế UAE chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vaccine Covid-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%. Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với vaccine này, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 79.34%, tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa là 99,52%.

Tới 1/4/2021, Bộ Y tế Hungary cấp giấy chứng nhận GMP EU, Sinopharm là doanh nghiệp vaccine đầu tiên của Trung Quốc được cấp chứng nhận này.

Đến ngày 7/5/2021, vaccine Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%, trở thành vaccine thứ 6 trên thế giới được xét vào danh sách này.

“Đây cũng là vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO”, Bộ Y tế Việt Nam cho biết.

Ngày 31/5/2021, Sinopharm đã bắt đầu cung cấp vaccine cho chương trình COVAX, giúp các nước có thể tiếp cận với vaccine một cách công bằng.

Theo thống kê sơ bộ, Sinopharm đã sản xuất hơn 450 triệu liều vaccine, trong đó 100 triệu liều được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp. Vaccine Sinopharm đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Hiện tại đã có hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vaccine Sinopharm của Trung Quốc.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, vào đầu tháng 6 này (3/6/2021), vaccine Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vaccine thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V. Cụ thể, Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cho vaccine có tên COVID-19 Vaccine (Vero Cell), Inactivated (tên khác là SARS-CoV-2 Vaccine, Inactivate), do hãng Sinopharm, Trung Quốc sản xuất.

Vaccine Sinopharm được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, với 6.5U kháng nguyên SARS-CoV-2 bất hoạt trên mỗi liều 0,5ml.

Về điều kiện bảo quản vaccine, Bộ Y tế cho hay, Sinopharm được bảo quản trong điều kiện từ 2-8 độ C, thời hạn sử dụng là 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho của vaccine này.

Việt Nam đang xem xét vaccine Sinopharm của Trung Quốc

Bộ Y tế cũng cho biết, khi đàm phán về việc tiếp nhận lô vaccine của Trung Quốc, lãnh đạo hai nước Việt Nam – Trung Quốc có trao đổi và thống nhất khi lô vaccine Sinopharm về Việt Nam sẽ ưu tiên cho những người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người có nhu cầu đi học tập và công tác tại Trung Quốc và cư dân ở khu vực biên giới.

Bộ Y tế nhắc lại, việc phê duyệt vaccine Sinopharm phục vụ nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có kèm theo 9 điều kiện. Trong đó, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vaccine tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc sử dụng vaccine phải tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thêm vào đó, trong quá trình sử dụng vaccine, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương phải phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và đào tạo và đơn vị đủ điều kiện tổ chức đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine dựa trên ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế.

Theo thông tin mà Bộ Y tế nêu ra cho biết, nếu không có gì thay đổi, dự kiến, lô vaccine Trung Quốc chuyển cho phía Việt Nam sẽ được thực hiện vào ngày 20/6.

Thảo luận