Vì sao Anh muốn ‘xích gần’ Việt Nam?

Anh khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam. Việc ‘xích gần’ Hà Nội chắc chắn sẽ mang đến những lợi ích địa chính trị với Anh, trong bối cảnh các cường quốc đang gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương.
Sputnik

Gặp gỡ lãnh đạo chính quyền Hà Nội, Ngoại trưởng Dominic Raab nhiều lần nhắc đến tầm quan trọng của Hà Nội cũng như việc cần tăng cường quan hệ, phối hợp chặt chẽ với Việt Nam khi điều chỉnh chính sách hướng đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Anh tạo thuận lợi hơn nữa để Việt Nam tiếp cận nguồn cung cũng như công nghệ sản xuất vaccine, hoan nghênh Anh gia nhập CPTPP và tham gia đóng góp vào hòa bình ở Biển Đông.

Anh coi trọng quan hệ với Việt Nam

Chiều 22/6, trong buổi chào xã giao Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phủ Chủ tịch nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Đối thoại chính sách cấp cao ASEM, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Dominic Raab khẳng định Anh coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đến Việt Nam làm gì?

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Bộ trưởng Dominic Raab thăm lại Việt Nam và đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Dominic Raab và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục thúc đẩy đà phát triển tích cực của quan hệ song phương, đưa các nội hàm hợp tác của quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Anh đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, đáp ứng lợi ích của hai nước, đồng thời góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và thế giới.

Trao đổi với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Dominic Raab trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước đã dành thời gian tiếp.

Đặc biệt, ông Dominic Raab nhấn mạnh Anh coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh nước Anh hậu Brexit điều chỉnh chính sách hướng về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Dominic Raab cho biết ông đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao đổi về các biện pháp triển khai nội hàm Đối tác chiến lược giữa hai nước, đặc biệt là việc nối lại các hoạt động trao đổi đoàn, các cơ chế hợp tác và phương hướng phối hợp nhằm tranh thủ các cơ hội to lớn từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA).

Vì sao Anh muốn ‘xích gần’ Việt Nam?

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hai bên cần ưu tiên phối hợp thực thi hiệu quả hiệp định UKVFTA nhằm tạo đột phá về trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư; khẳng định Việt Nam tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp Anh đầu tư vào các lĩnh vực giàu tiềm năng như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, kinh tế số, phát triển năng lượng tái tạo…

Bộ trưởng Dominic Raab vui mừng thông báo với Chủ tịch nước Quỹ tài chính của Anh đã cung cấp 4 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp Anh tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Đề nghị Anh hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vaccine

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Anh là nước đi đầu ở châu Âu và thế giới về nghiên cứu, phát triển và triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19, đề nghị Anh tạo thuận lợi hơn nữa để Việt Nam tiếp cận nguồn cung cũng như công nghệ sản xuất vaccine.

Việt Nam xây dựng kế hoạch thực hiện hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh

Bộ trưởng Dominic Raab bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam, khẳng định Anh sẵn sàng đóng góp vaccine cho nỗ lực toàn cầu nhằm chiến thắng dịch bệnh, trong đó có việc hỗ trợ vaccine cho các nước bạn bè, đối tác chiến lược như Việt Nam.

Bộ trưởng Dominic Raab cảm ơn Việt Nam, với vai trò đang lên ở khu vực, đã tích cực ủng hộ Anh tăng cường hợp tác với ASEAN và đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương quan trọng trong năm 2021 như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò, đóng góp của Anh cho hòa bình, an ninh, tự do hàng hải ở khu vực và trên thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh cũng chia sẻ và khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hoà bình tại Biển Đông, nhấn mạnh đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Vì sao Anh muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam?

Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Anh cho thấy sự thay đổi trong chính sách hướng đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương của quốc gia này.

Trước đó, tại cuộc hội đàm ngày 22/6, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhiệt liệt chào mừng Bộ trưởng Dominic Raab một lần nữa thăm chính thức Việt Nam và tham dự trực tiếp Đối thoại Cấp cao ASEM, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm lần này sẽ tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-Anh.

Vương quốc Anh và Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do

Bộ trưởng Dominic Raab khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong bối cảnh Anh đang điều chỉnh chính sách hướng đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hai bên bày tỏ vui mừng trước những chuyển biến tích cực của hợp tác song phương, đặc biệt từ năm 2020, khi hai bên ra Tuyên bố chung định hướng quan hệ Đối tác chiến lược trong thập kỷ tới và ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định Thương mại song phương Việt-Anh (UKVFTA).

Hai bên nhất trí sớm nối lại trao đổi đoàn và các cơ chế hợp tác chủ chốt như Đối thoại Chiến lược - an ninh - quốc phòng, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư (JETCO), Đối thoại quốc phòng...

Hai bên đánh giá cao những khởi sắc trong hợp tác kinh tế bất chấp tác động của đại dịch Covid-19. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 5,6 tỷ USD và đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam cho đến nay đạt 3,92 tỷ USD.

Hai Bộ trưởng nhấn mạnh cần tận dụng các cơ hội to lớn từ Hiệp định UKVFTA để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực tiềm năng như kinh tế số, dịch vụ tài chính, phát triển năng lượng tái tạo…, đóng góp vào phục hồi kinh tế giai đoạn hậu Covid-19.

Hai bên cũng trao đổi về phương hướng thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, y tế, hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, cũng như hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Anh, trên tinh thần Đối tác chiến lược, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung cũng như xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam.

Vì sao Anh muốn ‘xích gần’ Việt Nam?

Hai Bộ trưởng đánh giá cao hợp tác Việt Nam - Anh trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt là sự phối hợp giữa hai bên tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực (2020-2021) và trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để bảo đảm thành công của Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu do Anh đăng cai tổ chức vào tháng 11/2021.

Việt Nam ‘được hưởng lợi lớn’ nếu chính quyền Biden quay lại CPTPP?

Bộ trưởng Dominic Raab cảm ơn Việt Nam hỗ trợ Anh trong nỗ lực hướng tới Đối tác đối thoại của ASEAN, cũng như trong đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hoà bình tại Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế, trong đó coi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, “Hiến chương về biển và đại dương” và là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.

Có thể đánh giá, chuyến công du các nước Đông Nam Á mà ‘trạm đầu’ nhận được sự hoan nghênh chào đón của Việt Nam, Anh sẽ nắm những lợi thế nhất định dần thắt chặt quan hệ với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không đơn thuần chỉ trong phạm vi kinh tế - thương mại, mà còn đóng ý nghĩa quan trọng về ảnh hưởng chính trị - an ninh quốc phòng, hàng hải, chống biến đổi khí hậu và phục hồi hậu Covid-19.

Thảo luận