Việt Nam ‘được hưởng lợi lớn’ nếu chính quyền Biden quay lại CPTPP?

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNĐại diện cơ quan chức năng, doanh nghiệp tại phiên thảo luận.
Đại diện cơ quan chức năng, doanh nghiệp tại phiên thảo luận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Đăng ký
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá có vai trò “mở đường” giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang khu vực châu Mỹ.

Theo một số chuyên gia, đang có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Biden quan tâm đến CPTPP. Nếu Mỹ trở lại TPP, Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích nào?

Mỹ có ý định quay lại Hiệp định CPTPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi?

Theo các chuyên gia và nhà quan sát, có nhiều ‘chỉ dấu’ cho thấy, rất có thể chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tính đến việc quay lại tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cũng theo nhiều chuyên gia, dù việc chính quyền ông Joe Biden có thể chưa tính đến ngay việc quay lại CPTPP nhưng về dài hạn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Đây là thông tin được ghi nhận tại Hội thảo CPTPP - Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Sự kiện được tổ chức bởi Bộ Công thương vào sáng 27/4.

Họp báo Bộ Ngoại giao. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Anh kinh nghiệm gia nhập CPTPP

Tại buổi hội thảo, ông Dustin Daugherty, Giám đốc phát triển kinh doanh Bắc Mỹ Dezan Shira & Associates, nhận định, trong trường hợp Mỹ muốn quay lại CPTPP, đây cũng sẽ là một triển vọng khó khăn. Và, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có tuyên bố cụ thể nào được đưa ra từ phía Mỹ về tương lai CPTPP.

Dù vậy, theo ông Dustin, tất cả các bên đều kỳ vọng vào điều tích cực có thể xảy đến vào cuối nhiệm kỳ, khi mà chính quyền của ông Joe Biden cho thấy họ rất ủng hộ CPTPP.

“Hiện tại, chưa có một tuyên bố cụ thể nào Mỹ sẽ quay trở lại CPTPP. Không nên đặt quá nhiều hy vọng ở đây”, ông Dustin Daugherty cho hay.

Trong khi đó, nói về khả năng Mỹ quay lại CPTPP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) Phạm Cao Cường lại cho rằng, vẫn có thể chính quyền ông Biden sẽ quay lại tham gia hiệp định này ngay trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, khi mà đã có những tín hiệu cho thấy giới chức Mỹ đang cân nhắc về điều này.

“Là người nghiên cứu về thị trường Mỹ, tôi thấy rằng hiện nay chính quyền Mỹ đang cân nhắc đến chuyện có quay trở lại hay không”, ông Phạm Cao Cường chia sẻ.

Vị chuyên gia cũng lý giải, việc hiện nay thương mại Mỹ bị giảm mạnh, do đó, trở lại CPTPP sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho Hoa Kỳ trong việc duy trì vai trò và vị thế dẫn đầu về thương mại toàn cầu.

Có nhiều cách để hàng Việt Nam đến Mỹ

Dù khả năng Mỹ trở lại là dài hạn, các nhà chuyên môn đều nhận định rằng, Việt Nam đang có nhiều cơ hội lớn sau khi CPTPP chính thức có hiệu lực. Nhất là, các thị trường trong CPTPP như Mexico, Canada có thể được tận dụng để doanh nghiệp có thể xuất khẩu vào Mỹ, từ đó tranh thủ lợi thế ưu đãi thuế quan nếu có chiến lược đầu tư bài bản.

Phát ngon viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2020
Việt Nam nói về tập trận quân sự Vịnh Bắc Bộ và Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP

Theo ông Dustin Daugherty, vì các quy định với mặt hàng được đặt ra rất cụ thể, rất phức tạp nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Thế nên, việc xuất khẩu sang nước thứ ba để từ đó đưa mặt hàng kinh doanh vào thị trường Mỹ là không hề đơn giản. Điều này không chỉ dừng lại ở việc đóng gói mặt hàng, mà còn phải tạo giá trị gia tăng mới tính được đến chuyện xuất khẩu vào Mỹ.

Giám đốc Phát triển kinh tế doanh Bắc Mỹ Dezan Shira & Associates cho hay, cần đáp ứng yêu cầu tỷ lệ nội địa, xuất xứ hàng hóa nên doanh nghiệp phải phân tích kỹ lưỡng về quy tắc xuất xứ, xác định mức độ khó khăn và giá trị thu lời sau khi phân tích chi phí và lợi ích…

“CPTPP đang mang lại nhiều lợi ích, nên có thể cân nhắc đường vòng này để đến Mỹ khi có đầu tư nghiêm túc”, ông Dustin chia sẻ và nhận định rằng, về lâu dài Mỹ sẽ thúc đẩy tự do thương mại và thừa nhận tầm quan trọng của Việt Nam với tư cách một đối tác thương mại.

2 năm Hiệp định CPTPP, Việt Nam gặt hái được gì?

Việc tham gia CPTPP đã cho thấy quyết định đúng đắn của chính quyền Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã nếu ra một số thành tựu nổi bật mà các nước tham gia CPTPP đã đạt được sau khi hiệu lực này chính thức có hiệu lực 2 năm về trước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9/2020. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2020
Việt Nam lên tiếng về việc Anh muốn gia nhập CPTPP, mở đường bay quốc tế

Ông Đỗ Thắng Hải cho biết, kể từ khi CPTPP chính thức được phê duyệt vào 30/12/2018, và bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam vào 14/1/2019, hiệp định này đã giúp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên nói chung, cũng như với các nước châu Mỹ nói riêng.

Ngay cả trong một năm đầy khó khăn như năm qua 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh, đạt gần 111,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 89,7 tỷ USD, tăng 21,7%, chiếm tỷ trọng 31,7% trong tổng xuất khẩu Việt Nam.

Hai quốc gia châu Mỹ khác tham gia CPTPP là Canada và Mexico cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu của Canada đã đạt 4,4 tỷ USD, tăng 45% so với 2018. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Mexico cũng đạt 3,17 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018.

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNThứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội thảo.
Việt Nam ‘được hưởng lợi lớn’ nếu chính quyền Biden quay lại CPTPP? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội thảo.

Với các nước còn lại là Chile và Peru, tuy chưa phê chuẩn Hiệp định, nhưng cũng đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng kim ngạch song phương ở mức rất nhanh.

Với Việt Nam, trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP châu Mỹ cũng duy trì ở mức rất tốt. Xuất khẩu sang Canada tăng 15%, đạt 1,13 tỷ USD; Mexico tăng 17%, đạt 931 triệu USD; Chile tăng 12%, đạt 321 triệu USD và Peru tăng 35%, đạt 134 triệu USD.

“Những con số này khẳng định, Hiệp định CPTPP đã và đang trở thành động lực mở rộng đường cho hàng Việt Nam sang các nước châu Mỹ, vốn còn rất mới mẻ và tiềm năng”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Ngoài việc khai thác thị trường các nước tham gia CPTPP, doanh nghiệp Việt còn có thể tận dụng các ưu đãi, cũng như các liên kết kinh tế, cơ sở hạ tầng sẵn có các thành viên mở rộng tiếp cận sang thị trường châu Mỹ.

Đặc biệt, đây là khu vực có nhiều liên kết kinh tế thông qua các Hiệp định thương mại, như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA), Khối thịnh trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Khối liên minh Thái Bình Dương (AP)....

“Nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu, trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay”, ông Đỗ Thắng Hải lưu ý.
CPTPP tạo đòn bẩy cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Mỹ

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Đỗ Thị Thu Hương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, Canada là thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Sản xuất may mặc tại Công ty TNHH Far Eastern New Apparel Việt Nam - KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2019
Nền tảng nội lực và tư duy khác biệt: CPTPP giúp hoàn chỉnh thể chế kinh tế của Việt Nam

Theo bà Hương, với dân số hơn 36 triệu người và mức tăng trưởng GDP ổn định ( 3%/ năm), Canada là một trong số những thị trường phát triển. Giá trị nhập khẩu trên đầu người tại Canada luôn luôn cao gấp đôi Mỹ dù quy mô dân số chỉ bằng 1/10.

Bên cạnh đó, Chính phủ Canada cũng ban hành nhiều chính sách khuyến khích hấp dẫn, với nhiều mặt hàng được miễn thuế đến 0% và những dự án hỗ trợ đưa hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Canada thuận lợi hơn. Ngoài ra, Việt Nam cũng được Canada xem là đối tác thương mại ưu tiên nhờ việc tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại tự do và nền kinh tế năng động. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tại Canada bao gồm thủy hải sản, nông sản, hàng dệt may, giầy dép, gỗ và các chế phẩm từ gỗ.

Tuy nhiên, để thâm nhập được sâu hơn vào thị trường Canada, bà Đỗ Thị Thu Hương lưu ý doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu về Hiệp định CPTPP.

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNQuang cảnh hội thảo.
Việt Nam ‘được hưởng lợi lớn’ nếu chính quyền Biden quay lại CPTPP? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Quang cảnh hội thảo.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu, rõ hơn về thuế nhập khẩu ưu đãi, thích ứng với quy tác xuất xứ, thủ tục lưu trữ, chứng minh xuất xứ. Doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp tục sử dụng những nền tảng thương mại điện tử để giao lưu, kết nối hợp tác với các doanh nghiệp Canada trong bối cảnh dịch Covid-19.

Đồng quan điểm với bà Đỗ Thị Thu Hương, ông Lưu Vạn Khang, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico cũng khẳng định, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mexico có sự bật tăng mạnh trong 2 năm đầu tiên Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Theo đó, xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Mexico tăng 19% trong năm 2019-2020. Năm 2019, xuất khẩu sang Mexico đạt 2,83 tỷ USD, tăng 26% so với 2018, sang năm 2020 đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%. Riêng 3 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 931 triệu USD.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Australia Scott Ryan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2019
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Úc triển khai Hiệp định CPTPP

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico vẫn là chủ yếu vẫn là điện thoại di động, máy vi tính, sản phẩm điện tử hàng thủy sản,  giày dép dệt may…

“Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Mexico linh kiện điện tử, sắt thép, máy móc. Để các doanh nghiệp hai nước tận dụng được những cơ hội do CPTPP mang lại, về lâu dài các doanh nghiệp của Việt Nam phải tính toán để có thể phát triển các kênh phân phối trong khu vực châu Mỹ”, ông Khang nói.

Theo Tham tán Thương mại Việt Nam ở Mexico, hệ thống các công ty, tập đoàn của Mỹ và Mexico có rất nhiều văn phòng đại diện tại các nước trong khu vực châu Mỹ nên họ có thể thể thông qua các văn phòng này để nhập khẩu hàng hóa.

“Để thúc đẩy thương mại của Việt Nam tại các nước khu vực châu Mỹ, rất cần thiết tạo lập các cơ quan xúc tiến thương mại để tiếp xúc và thúc đẩy các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường châu Mỹ”, ông Lưu Vạn Khang nhấn mạnh.

Trao đổi tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Nguyễn Cẩm Trang cho biết, doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ để tận dụng cơ hội thuế quan. Trong số đó, quy tắc xuất xứ một số mặt hàng chủ lực như dệt may hiện đang rất khó khăn, trong bối cảnh nhiều địa phương còn e ngại đầu tư gia tăng hàm lượng nội địa trong dệt nhuộm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn bị hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường, khó đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng với hàng nông sản, thủy sản. Bên cạnh đó, việc thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng khiến cho các sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường.

Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là các quy định về quy tắc xuất xứ.

“Tư duy kinh doanh cũng cần phải thay đổi, cập nhật, đồng thời liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng về nhân lực và tài lực, mở rộng tiếp cận thị trường mới”, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương chốt lại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала