Có phải chục năm tới Việt Nam sẽ hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới?

Tuần vừa qua báo chí thu hút sự chú ý của các độc giả bằng những chủ đề đa dạng trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài.
Sputnik

Tiêm phòng COVID-19 và quan hệ quốc tế, Bộ «Quy tắc ứng xử» mới dành cho người dùng mạng xã hội, cuộc sống của cộng đồng LGBT tại Việt Nam và cuộc đấu tranh vì quyền của các nạn nhân «chất độc da cam», kinh tế và bảo vệ động vật, thể thao và các ngôi sao siêu giàu từ giới showbiz…

Sputnik sẽ tóm lược những nội dung chính này trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Người Trung Quốc không hài lòng

WHO sẽ giúp Việt Nam thành trung tâm sản xuất vaccine của khu vực
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang mở rộng việc mua vaccine để tiêm chủng đại trà cho cư dân chống COVID-19. Một triệu liều vaccine AstraZeneca sẽ được chuyển đến Việt Nam hàng tuần bắt đầu từ tháng 7, - theo CAN thông báo.

Đồng thời cũng khi đó tại Việt Nam sẽ bắt đầu việc đóng chai và bao gói vaccine «Sputnik V» của Nga, theo kế hoạch là đến 5 triệu liều mỗi tháng, - như các báo chí Nga cho biết thêm. Cũng đang xem xét khả năng chuyển giao cho Hà Nội công nghệ điều chế loại vaccine này để sản xuất trên địa bàn Việt Nam với số lượng lên tới 100 triệu liều mỗi năm.

Đất nước cần bắt đầu sản xuất hàng loạt loại vaccine của riêng mình để ngừa coronavirus, chậm nhất là vào tháng 6 năm 2022. Trung Quốc tỏ ra không hài lòng về việc Việt Nam không thực hiện lời hứa sử dụng rộng rãi vaccine do Bắc Kinh viện trợ, mà thông báo ưu tiên tiêm cho các công dân Trung Quốc, cho những người Việt Nam cần sang Trung Quốc làm việc và những người sống ở khu vực ven biên với nước láng giềng phương Bắc, - theo Bloomberg cho biết.

Việt Nam tăng cường liên hệ quốc tế

Vì sao Anh muốn ‘xích gần’ Việt Nam?
Trong vòng 9 tháng qua, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã thực hiện chuyến thăm thứ hai tới Hà Nội, - theo thông báo trên cổng thông tin Chính phủ www.gov.uk. Vương quốc Anh cần sự ủng hộ của Việt Nam để gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP), và nhận quy chế “Đối tác Đối thoại của ASEAN”.

Báo The Star trích dẫn yêu cầu của Việt Nam đối với các bên hữu quan – “không thực hiện bất kỳ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”, nhưng phấn đấu góp phần duy trì hòa bình và ổn định trên các vùng biển của mình. Đại diện nước CHXHCN Việt Nam đã phát biểu như vậy trong phiên họp lần thứ 31 của các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Ông nhấn mạnh rằng Công ước là cơ sở toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động trên các đại dương và biển, giúp đảm bảo an ninh, bảo vệ tự do lưu thông hàng hải, hòa bình và an ninh quốc tế.

Mạng truyền thông xã hội và nhóm thiểu số tình dục

Ấn phẩm uy tín The Diplomatđã dành hai bài viết lớn phản ánh các vấn đề xã hội của Việt Nam. Đề cập về “Bộ Quy tắc ứng xử” do Chính phủ công bố trên các mạng xã hội, tác giả bài báo lưu ý rằng các nhà cung cấp mạng xã hội đang làm việc chặt chẽ với người dùng tương ứng với quy định pháp luật của Việt Nam. Trong nửa đầu năm 2020, Facebook đã thực hiện 834 yêu cầu hạn chế nội dung, nhiều gấp 10 lần so với giai đoạn báo cáo 6 tháng trước đó, còn trong nửa cuối năm con số này đã tăng đến 2.205. Bộ quy tắc mới về ứng xử trên mạng xã hội gồm từ cấm công bố thông tin tiêu cực cho đến tích cực quảng bá thông điệp tích cực.

Bộ Y tế Việt Nam tổ chức tham vấn về dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính

Bài báo thứ hai mô tả cuộc sống của cộng đồng LGBT Việt Nam trong thời kỳ đại dịch và các tổ chức giúp giải quyết vấn đề của những người này. Tác giả bài viết trích dẫn số liệu từ một cuộc khảo sát - các thành viên cộng đồng LGBT Việt Nam tin rằng hôn nhân đồng giới sẽ được hợp pháp hóa ở đất nước này trong vòng 10 năm tới.

Tờ Nikkei Asia Review một lần nữa trở lại với đề tài phân tích phần lỗi của các nhà sản xuất chất khai quang của Mỹ là nguồn gốc gây ra thiệt hại và nỗi đau khổ cho hàng triệu người Việt Nam. Theo tài liệu Poison Papers chứa hơn 20.000 tập tin về ngành công nghiệp hóa chất, Monsanto và các nhà sản xuất chất độc màu da cam khác đã biết trước về độ nguy hiểm của chất này đối với con người, nhưng họ đã giấu thông tin này với Chính phủ, - tác giả bài báo cho biết. Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ thừa nhận và bồi thường phí tổn bệnh tật do nhiễm chất độc da cam cho các cựu chiến binh Mỹ, thế nhưng lại từ chối làm như vậy đối với các nạn nhân Việt Nam chịu tác động của chất khai quang.

Việt Nam đã vượt Anh

Splash247 viết rằng lần đầu tiên Việt Nam vượt hơn Vương quốc Anh vốn là thủ lĩnh thế giới về số lượng các dự án mới phát triển điện gió ngoài khơi.

Vì sao Việt Nam là ‘đối thủ đáng gờm’ đe dọa nguồn FDI của Trung Quốc?
Singapore và Việt Nam đang thảo luận về cách thức chuẩn bị nối lại các chuyến đi công vụ và du lịch một cách dần dần và an toàn vào cuối năm nay, hướng đến những chủ thể du lịch Việt Nam được chọn cẩn thận, - như CNA thông báo.

Có mấy bài báo thú vị được đăng tải trên tài nguyên Internet Lexology. Một bài viết cho biết rằng trong nước đã triển khai 32.539 dự án đang hoạt động với số vốn điều lệ là 381,2 tỷ USD và nêu ra 9 yếu tố chính tạo nên sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài: vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế vững vàng và năng động, chính sách cởi mở trong quan hệ với đầu tư nước ngoài, môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện, lực lượng lao động trẻ, đông đảo, giá nhân công có tính cạnh tranh, đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng và công nghệ, đất nước tham gia nhiều hiệp định thương mại. 

Còn The Load Starthông báo sắp bắt đầu vận hành công ty vận tải hàng không mới của Việt Nam là IPP Air Cargo, sẽ khai thác các chuyến bay đến 16 sân bay địa phương của Việt Nam, làm giảm 38% thị phần của các hãng vận chuyển hàng không nước ngoài.

Tờ Simple Flying có bài viết về việc Vietnam Airlines được cấp phép tiến hành các chuyến bay chở khách và hàng hóa đến bất kỳ sân bay nào ở Canada.

Hãng tin Nga MetalInfo thông báo về cấp chứng nhận cho máy bay trực thăng đa năng Mi-171A2 tại Việt Nam, mở ra thị trường Việt Nam cho phiên bản cải tiến mới nhất của dòng Mi-8/17.

Nga-Việt có thể gia hạn thỏa thuận về «Vietsovpetro» cho đến năm 2045
Trong khi đó Energy Land ôn lại chặng đường vẻ vang của Liên doanh Dầu khí Việt – Nga “Vietsovpetro”, hiện vẫn chiếm khoảng 30% tổng sản lượng khai thác dầu của cả nước, cho phép xí nghiệp liên doanh giữ vững ngôi vị đầu ngành.

PrNewsWire cung cấp thông tin về sự xuất hiện tại Việt Nam của MARQUE Luxury, - thủ lĩnh đầu bảng trong ngành bán các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng.

Đa dạng sinh học, SEA Games và những ngôi sao showbiz siêu giàu

Tờ Mongabay xuất bản bài báo lớn có minh họa thuật lại chuyện cách lắp đặt các bẫy ảnh trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền gần biên giới với Lào, cho phép xác định được nhiều loài động vật quý hiếm và giúp tổ chức bảo vệ các cá thể sinh vật này.

Như Rappler đưa tin, ban tổ chức SEA Games Việt Nam đã yêu cầu cho thời hạn 14 ngày trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc dời hoãn hay là hủy bỏ cuộc thi đấu thể thao.

Còn tờ South China Morning Postthì kể về 6 ngôi sao của giới showbiz Việt Nam: người mẫu, diễn viên, ca sĩ Mai Phương Thúy, Mỹ Tâm, Trương Ngọc Ánh, Lý Nhã Kỳ, Tăng Thanh Hà và Hồ Ngọc Hà, những người đẹp đã trở thành chủ doanh nghiệp và nhà lãnh đạo thành công ở các mảng khác nhau trong đời sống kinh tế và văn hóa.

Thảo luận