Độ an toàn của vaccine do Việt Nam sản xuất Nanocovax ra sao?

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam: Bộ Y tế chiều 19/7 công bố thêm 2.180 ca nCoV mới, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của cả ngày lên thành 4.195 người. Việt Nam đã có 58.025 ca mắc Covid-19.
Sputnik

Theo đánh giá của Bộ Y tế, 5-7 ngày tới sẽ là thời điểm dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam có nhiều diễn biến phức tạp, với số bệnh nhân tăng cao.

Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng cho biết, từ 26/7 tới đây, các đơn vị sẽ triển khai tiêm mũi thứ hai vaccine Nanocovax cho 12.000 tình nguyện viên trong tổng số 13.000 người tham gia thử nghiệm đợt cuối. Vaccine của Việt Nam rất an toàn. Đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào xuất hiện phản ứng ngoài dự kiến.

Việt Nam: 58.025 ca Covid-19, 334 trường hợp tử vong

Bản tin tối của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ghi nhận thêm 2.180 ca Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trong ngày lên thành 4.195 trường hợp.

Như vậy, số ca nhiễm hôm nay thấp hơn hôm qua (5.926) gần 1.800 người.

Trong số 2.180 ca mắc mới, có 19 trường hợp là nguồn bệnh xâm nhập, đã cách ly ngay sau nhập cảnh ở Tây Ninh 12), Thanh Hóa (5), Hải Dương (1), Kiên Giang (1).

Vì sao Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không nên mua bộ test nhanh Covid-19 trên mạng?

Có 2.161/2.180 ca ghi nhận trong nước. Trong đó, dịch bệnh còn diễn biến đặc biệt nghiêm trọng ở TP.HCM với 1.539 ca, Bình Dương (288), Đồng Nai (80), Đồng Tháp (47), Long An (37), Khánh Hòa (34), Hà Nội (32), Bình Thuận (19), Phú Yên (16), Cần Thơ (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Quảng Nam (9), Kiên Giang (8 ), Bình Phước (6), Hưng Yên (4), Ninh Thuận (4), Quảng Ngãi (3), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Đắk Nông (1), Hải Phòng (1), Ninh Bình (1), Bắc Ninh (1).

Cả ngày 19/7, cả nước ghi nhận 20 ca nhập cảnh, 4.175 ca lây nhiễm trong nước.

Tình hình dịch bệnh ở các địa phương như sau, TP.HCM hôm nay có 3074 ca nhiễm, Bình Dương (503), Đồng Nai (154), Đồng Tháp (53), Hà Nội (44), Vĩnh Long (41), Phú Yên (41), Long An (37), Khánh Hoà (34), Bến Tre (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (28), Sóc Trăng (19), Bình Thuận (19), Quảng Ngãi (17), Cần Thơ (15), Quảng Nam (11), An Giang (8 ), Trà Vinh (8 ), Kiên Giang (8 ), Bình Phước (6), Bắc Ninh (4), Hưng Yên (4), Ninh Thuận (4), Lào Cai (2), Vĩnh Phúc (2), Hậu Giang (2), Bình Định (2), Thái Bình (1), Gia Lai (1), Đắk Nông (1), Hải Phòng (1), Ninh Bình (1).

Số lượng ca mắc mới của Việt Nam tính từ 27/4 đến nay là 54.376 người, trong đó có 8.273 người đã khỏi.

Hôm nay 380 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca bình phục của cả nước lên thành 11.047 người. Hôm nay, cả nước có thêm 80 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong của cả nước lên thành 334 người.

Độ an toàn của vaccine do Việt Nam sản xuất Nanocovax ra sao?

Bộ Y tế cho biết, số bệnh nhân nặng đang điều trị hồi sức tích cực (ICU) 118 ca và 18 bệnh nhân đang điều trị ECMO.

Số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ 27/4 đến nay là 4.589.253 xét nghiệm cho 12.189.959 lượt người.

Về tiêm chủng, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng 4.283.906 liều vaccine. Trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là 3.977.431 người, mũi 2 là 306.475 người.

Bộ Y tế nói về 80 ca Covid-19 tử vong mới

Ngày 19/7, Bộ Y tế lên tiếng về 80 ca tử vong trong các ngày từ 9-19/7. Theo đó, các bệnh nhân tử vong từ 255-334.

Bộ Y tế cho hay, đây là các trường hợp bệnh nhân tử vong từ ngày 9/7/2021-19/7/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Long An, Bắc Ninh, Vĩnh Long và Trà Vinh.

Hà Nội ghi nhận 13 ca nghi mắc Covid-19, 6 người là F1 của nhân viên ngân hàng

Thông tin cụ thể, Bộ Y tế cho biết, tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 9-19/7/2021 có thêm 70 ca tử vong. Tỉnh Đồng Tháp từ ngày 15-17/7/20201 thêm 5 ca, Long An từ ngày: 18-19/7/2021: 2 ca.

Các tỉnh khác lần lượt thêm 1 ca tử vong là Trà Vinh (ngày 13/7), Bắc Ninh (ngày 18/7), Vĩnh Long (ngày 18/7).

Với thêm 80 trường hợp tử vong vừa mới công bố, Bộ Y tế cho hay, tổng số ca tử vong do Covid-19 trong đợt dịch thứ 4 này của Việt Nam đã tăng lên thành 299 trường hợp.

Bộ Y tế nhấn mạnh đa phần là các ca bệnh có tuổi cao, có bệnh lý nền lâu năm như ung thư, ung thư di căn, cong vẹo cột sống, thận nhân tạo, viêm gan, bệnh lý về máu, tăng huyết áp, đái tháo đường...

Tính từ đầu dịch đến nay Việt Nam đã ghi nhận tất cả 334 trường hợp tử vong vì coronavirus.

'5-7 ngày tới, dịch ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp'

Trưa 19/7, dưới sự chủ trị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã có cuộc họp để thảo luận về tình hình chống dịch.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã báo cáo khái quát tình hình dịch trên phạm vi cả nước.

Độ an toàn của vaccine do Việt Nam sản xuất Nanocovax ra sao?

Theo ông Nguyễn Thanh Long, trong thời gian sắp tới, nhất là 5-7 ngày nữa, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, với khả năng gia tăng các ca nặng.

Bộ Y tế đã lập kho dã chiến trang thiết bị, vật tư tiêu hao tại TP.HCM. Bộ sẽ điều phối 2.000 máy thở cho kho dự trữ này. Trước đó, trong ngày 17 và 18/7, Bộ đã chuyển 299 máy thở các loại.

“Chúng ta không để bệnh nhân thiếu máy thở, không để thiếu trang thiết bị, dụng cụ phòng hộ đối với nhân viên y tế”, Bộ trưởng nhắn mạnh.

Việt Nam có phương pháp mới điều trị bệnh nhân Covid-19
Bộ Y tế cũng điều động, hỗ trợ hơn 6.400 người cho TP.HCM cùng các tỉnh trong khu vực. Ngoài ra, còn có hơn 9.000 người đang sẵn sàng chi viện thêm.

Theo người đứng đầu ngành Y tế, hiện có 993 cơ sở y tế đủ đáp ứng yêu cầu điều trị cho 66.000 ca nhiễm (cần đến thở oxy). Năng lực sản xuất của các nhà máy oxy trong cả nước rất lớn, với công suất hơn 851.000 m3 khí mỗi ngày (tương đương 1.300 tấn/ngày) và có thể tăng thêm 50-100% công suất.

Bộ cũng đã có cuộc họp hôm 18/7 với 17 nhà máy sản xuất oxy trên toàn quốc, yêu cầu các đơn vị tăng công suất sản xuất, tăng dự trữ oxy và khả năng phân phối.

Bộ Y tế đang xin ý kiến Chính phủ ban hành Nghị quyết về mua sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19.

Các Bộ cũng đã thành lập “tổ công tác đặc biệt” tại TP.HCM theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Sẽ bỏ giấy thông hành với lái xe chở hàng?

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, hiện dân quân và bộ đội đóng quân trên địa bàn đã hỗ trợ địa phương vận chuyển rau màu cho người dân.

Ngoài ra, lực lượng còn đến tận xã, tận xóm giúp dân thu hoạch nông sản. Bộ cũng đã huy động gần 3.000 lái xe tham gia vận chuyển cho các địa phương.

TP.HCM lý giải chênh lệch số ca Covid-19 tử vong, công việc của ông Võ Văn Hoan

Tại các vùng có điều kiện giao thông khó khăn, Bộ Quốc phòng sử dụng trực thăng để vận chuyển, bao gồm vaccine và các trang thiết bị cần thiết cho phòng chống dịch. Bộ đã phối hợp với Bộ Y tế thành lập các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng.

Trong khi đó, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành huy động các nguồn hàng, nhất là rau, củ, quả, hàng tươi sống, sẵn sàng cung ứng cho TP.HCM và các địa phương có nhu cầu.

Bộ cũng phối hợp với quân đội và dân quân trong việc hỗ trợ thu hoạch rau củ quả vì hiện nay nhân lực làm việc này ở một số địa phương phía Nam đang thiếu hụt.

Bộ thống nhất cao với Bộ Y tế về việc không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa (lái xe, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe) lưu thông trong phạm vi nội bộ tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định đã sẵn sàng phương án khi tỉnh nào thực hiện Chỉ thị 16 thì mở luồng xanh của địa phương kết nối với luồng xanh quốc gia.

Việt Nam bất ngờ ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục

Hiện tình hình giao thông ở 19 tỉnh phía nam và 3 tỉnh giáp ranh đều ổn định. So với trước đây, hiện chỉ có khoảng 20% lượng xe lưu thông trên đường, mà chủ yếu là các xe vận chuyển hàng hóa, phục vụ xuất khẩu, an sinh xã hội.

Bộ trưởng GTVT cũng ủng hộ việc không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với lái xe chở hàng hóa.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19) nhấn mạnh phải kiên định cách làm, thậm chí phải đẩy cao thêm một mức so với trước đây trên toàn quốc với biện pháp “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”. Đồng thời, các biện pháp này phải được thực hiện nghiêm túc.

Các bộ, ban, ngành phải bảo đảm đủ vật tư, thiết bị cho lực lượng chống dịch, loại bỏ ách tắc trong lưu thông, phân phối hàng hóa.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu TP.HCM phân cấp, phân tầng quản lý các ca F0, F1 giữa thành phố, quận, huyện, phường và gia đình. Cơ quan Y tế quận, bệnh viện quận phải trang bị đủ khả năng điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bên cạnh đó, TP.HCM phải có chính sách đặc thù hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, kiểm tra việc thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội.

Vaccine ‘made in Vietnam’ chưa gây phản ứng nào ngoài dự kiến

Cùng ngày, Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng đã cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến quá trình thử nghiệm vaccine Nanocovax của Việt Nam.

Trước đó, hơn 1.000 tình nguyện viên hoàn thành mũi tiêm thứ nhất thử nghiệm Nanocovax vào khoảng giữa tháng 6/2021, theo tỷ lệ 6:1, tức 6 người tiêm vaccine, 1 người tiêm giả dược.

Pfizer cam kết cung ứng 20 triệu vaccine COVID-19 cho trẻ em Việt Nam

Bắt đầu từ ngày 2/7, các đơn vị triển khai tiêm thử nghiệm đợt 2 trên 12.000 tình nguyện viên còn lại theo tỷ lệ 2:1, tức 2 người tiêm vaccine, 1 người tiêm giả dược.

Dự kiến, từ ngày 26/7, các đơn vị sẽ tiếp tục triển khai tiêm thử nghiệm mũi 2 cho 12.000 tình nguyện viên còn lại (trong tổng số 13.000 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm đợt cuối), theo tỷ lệ 2:1, tức 2 người tiêm vaccine, 1 người tiêm giả dược.

Việc tiêm thử nghiệm mũi 2 của giai đoạn 3 cho tất cả các tình nguyện viên sẽ hoàn tất vào giữa tháng 8/2021.

Trong giai đoạn 3 tiêm thử nghiệm vaccine Nanocovax tiếp tục được thực hiện tại nhiều trung tâm - ở phía Bắc do Học viện Quân y làm đầu mối triển khai, phối hợp với Sở Y tế tỉnh Hưng Yên triển khai tại tỉnh (khoảng 6.000 tình nguyện viên).

Trong khi đó, ở phía Nam do Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh làm đầu mối triển khai, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Long An và Tiền Giang triển khai tại các địa phương (khoảng 6.000 tình nguyện viên).

Ngày 19/7, Học viện Quân y cho biết, các trung tâm tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine Nanocovax giai đoạn 3 đã hoàn thành mũi tiêm thứ 2 cho hơn 1.000 tình nguyện viên đầu tiên.

Thiếu tướng, GS.TS Hoàng Văn Lương, Phó Giám đốc Học viện Quân y thông tin với báo giới, sau khi tiêm, hơn 1.000 tình nguyện viên có sức khỏe ổn định.

“Không xuất hiện trường hợp gặp phản ứng ngoài dự kiến. Các tình nguyện viên được lực lượng y, bác sĩ gọi điện để hướng dẫn nhập dữ liệu nhật ký theo dõi điện tử hằng ngày (eDiary) liên quan đến tác dụng phụ (nếu có) sau khi tiêm thử nghiệm”, GS.TS Hoàng Văn Lương nêu rõ.

Thêm 603 bệnh nhân Covid-19, nhiều doanh nghiệp ở TP HCM tạm dừng sản xuất sau 15/07
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, vaccine Nanocovax ngừa coronavirus “made in Vietnam” được Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen phát triển từ tháng 5/2020, dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp.

Trước khi thử nghiệm giai đoạn 3, vaccine này đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng: giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18/12/2020, giai đoạn 2 từ ngày 26/2/2021, giai đoạn 3 chính thức từ ngày 11/6/2021 vừa qua.

Theo đề cương đã được phê duyệt, giai đoạn 3 tiêm thử nghiệm vaccine Nanocovax nhằm đánh giá yếu tố hiệu lực bảo vệ của vaccine đối với cộng đồng và được thực hiện tại nhiều trung tâm trong nước với 13.000 người, chỉ thực hiện tiêm nhóm liều duy nhất 25 mcg và nhóm tiêm giả dược đối chứng.

Đáng chú ý, thông qua 2 giai đoạn đầu, kết quả thử nghiệm cho thấy, 100% tình nguyện viên tiêm vaccine do Việt Nam sản xuất đều sinh miễn dịch tốt. Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 99%. Đây là dấu hiệu hết sức đáng mừng.

Thảo luận