- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam bất ngờ ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế xã Hoà Thạch đến lấy mẫu người trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh tại thôn Vinh Quang, xã Hoà Thạch.
Nhân viên y tế xã Hoà Thạch đến lấy mẫu người trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh tại thôn Vinh Quang, xã Hoà Thạch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Đăng ký
Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục, kể từ thời điểm bùng phát dịch bệnh đến nay.

Bộ Y tế cũng lên tiếng bác bỏ tin đồn lan truyền trên mạng xã hội Facebook rằng ‘virus corona (SARS-CoV-2) là vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây đông máu’.

Bộ Y tế Việt Nam chính thức phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 Janssen của Johnson and Johnson (J&J).

Việt Nam chính thức vượt mốc 40 nghìn ca mắc Covid-19. Bộ Y tế cập nhật số liệu chiều 15/7 cho biết, trong ngày phát hiện thêm 3.416 ca dương tính với SARS-CoV-2 trên toàn quốc, Việt Nam hiện đã ghi nhận tổng cộng 40.850 trường hợp nhiễm coronavirus.

Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận số ca Covid-19 tử vong cao kỷ lục

Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị vào chiều 15/7, từ 20h ngày 14/7 đến 5h30 ngày 15/7, hệ thống phần mềm đã ghi nhận thêm 69 ca tử vong do Covid-19 tại các cơ sở điều trị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Những ca tử vong này rải rác từ ngày 7/6/2021 tới ngày 15/7/2021.

Chiều 14/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo báo cáo của UBND Thành phố thì từ ngày 27/4/2021 đến ngày 14/7/2021, địa phương đã ghi nhận 130 ca tử vong do Covid-19. Trong số đó, có 48 ca đã được Bộ Y tế công bố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phía Nam triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Thủ tướng điều chỉnh lại quy trình chống dịch Covid-19, quyết liệt, thực tiễn hơn

Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế sau đó đã làm việc với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh để rà soát lại các ca tử vong do Covid-19 trên địa bàn và đề nghị Sở cập nhật đầy đủ dữ liệu về số ca tử vong này trên hệ thống phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19 thuộc Cục Quản lý Khám chữa bệnh.

Từ 20h ngày 14/7 đến 5h30 ngày 15/7, hệ thống phần mềm đã ghi nhận thêm 69 ca tử vong liên quan Covid-19 tại các cơ sở y tế điều trị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đây là những trường hợp tử vong rải rác từ ngày 7/6/2021 tới ngày 15/7/2021.

Đến 17h ngày 15/7, thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 22 ca tử vong do Covid-19, nhưng trên hệ thống phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân chưa đủ thông tin về các ca tử vong này.

Các ca tử vong này sẽ được Bộ Y tế thông báo sau khi thu thập đủ thông tin.

Trước tinh hình dịch diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo CDC địa phương và các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 rà soát các ca dương tính SARS-CoV-2, các ca khỏi bệnh và ca tử vong do Covid-19 (nếu có), nhanh chóng cập nhật thông tin trên hệ thống đăng ký ca mắc mới và hệ thống quản lý điều trị bệnh nhân.

Đây sẽ là cơ sở để Bộ Y tế cố bố chính thức về các trường hợp mắc mới, trường hợp khỏi bệnh và trường hợp tử vong.

Như vậy, tổng số ca tử vong trong đợt dịch thứ 4 này hiện là 172 trường hợp, trong đó đa phần là các bệnh nhân cao tuổi, mắc bệnh lý nền lâu năm như ung thư, ung thư di căn, cong vẹo cột sống, thận nhân tạo, viêm gan...

Đến nay, tổng số trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19 ở Việt Nam từ khi dịch bùng phát là 207 trường hợp.

Bộ Y tế: ‘Covid-19 là vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ’ là tin đồn sai sự thật

Cùng ngày 15/7, Bộ Y tế lên tiếng thông tin khẳng định “Covid-19 là vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây đông máu” là tin đồn sai sự thật, vô căn cứ.

Chiều 15/7, Bộ Y tế thông tin cho biết, trên một số trang mạng xã hội hiện lan truyền đoạn tin nhắn được cho là của Bộ thông tin về một nghiên cứu của Singapore, cho rằng Covid-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ có khả năng gây đông máu và làm chết người.

Nội dung tin nhắn cho rằng, đây là nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore sau khi khám nghiệm tử thi các bệnh nhân tử vong do Covid-19. Đoạn tin nhắn này có cho rằng, có thể điều trị Covid-19 bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống đông máu...

Bác sỹ tại Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 3 (Thành phố Thủ Đức) thăm khám cho bệnh nhân mới tiếp nhận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Dịch Covid-19 phức tạp, TP.HCM thí điểm cách ly F0 ở nhà

Trước các thông tin đang lan truyền như trên, Bộ Y tế khẳng định đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật. Bộ cũng không hề đưa ra các thông tin và khuyến cáo như vậy.

Trước đó, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã có khuyến cáo đối với người dân, yêu cầu người dân hết sức cảnh giác trước các lời mời đăng ký tiêm chủng Covid-19 trên mạng xã hội, qua tin nhắn, tời rơi và dưới các dạng quảng cáo khác.

Chỉ có các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y, dược và cơ sở, điểm tiêm chủng được Bộ Y tế cấp phép mới được phép tiêm chủng vaccine phòng bệnh cho người dân. Tuyệt đối không tiêm những loại vaccine trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được Bộ Y tế kiểm định, cấp phép.

Trường hợp phát hiện các thông tin liên quan tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 không rõ ràng hoặc nghi ngờ lừa đảo, người dân cần thông báo ngay cho chính quyền hoặc cơ quan y tế địa phương.

Việt Nam vượt mốc 40.000 ca Covid-19

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam cho biết, với thêm 1.992 ca mắc Covid-19, trong ngày, TP.HCM bổ sung thêm 689 ca được phát hiện trước đó ở khu cách ly, tổng số ca nhiễm nCoV hôm nay nâng lên thành 3.416 người.

Tổng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là 40.850 trường hợp.

2 trường hợp F1 liên quan đến bệnh nhân COVID-19 tại chung cư Thanh Xuân Building được đưa đi cách ly. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
TP.HCM có 365 bệnh nhân Covid-19 và phát sinh thêm 2 ổ dịch mới

Trong số ca mắc mới chiều nay, chỉ có 33 trường hợp là nguồn bệnh xâm nhập, được cách ly ngay sau nhập cảnh ở Thanh Hóa (19), HCM (10), Hà Nội (2), Quảng Nam (1), Bình Định (1).

1.889 ca mắc còn lại là lây nhiễm trong nước. Dịch ở TP.HCM vẫn phức tạp nhất với 1.399 ca nhiễm được phát hiện hôm nay. Tiếp đó là Bình Dương (122), Đồng Tháp (63), Đồng Nai (60), Long An (41), Đà Nẵng (33), Bến Tre (30), Phú Yên (30), Vĩnh Long (17), Bình Thuận (17), Bình Phước (13), Hưng Yên (12), Cần Thơ (11), Ninh Thuận (10), Hà Nội (7), Sóc Trăng (4), Quảng Ngãi (4), Khánh Hòa (4), Bắc Ninh (3), Trà Vinh (3), Bình Định (1), Cà Mau (1), Vĩnh Phúc (1), Lâm Đồng (1), Đắk Lắk (1), Bắc Giang (1).

Bộ Y tế lưu ý, 1.685/1.889 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả, còn lại 204 trường hợp đang được điều tra dịch tễ.

Đáng chú ý, trong chiều nay, CDC TP.HCM đăng ký bổ sung trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 danh sách 689 ca bệnh (từ BN40152-BN40840) đã được phát hiện trước đó tại các khu cách ly.

Số lượng ca mắc mới được phát hiện tại Việt Nam trong đợt dịch thứ 4 này (từ 27/4) đã tăng lên thành 37.288 ca, trong đó có 6.914 bệnh nhân đã bình phục.

Số lượng xét nghiệm được thực hiện từ 27/4 đến nay là 4.279.373 xét nghiệm cho 11.015.735 lượt người.

Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng 4.146.767 liều vaccine Covid-19 các loại, trong đó, số người được tiêm đủ 2 mũi là 286.772, số lượng được tiêm 1 mũi là 3.859.995 người.

Bộ Y tế công bố cho hay, ngành y tế cả nước đã điều trị khỏi cho 9.688/40.850 ca Covid-19.

Việt Nam phê duyệt vaccine Janssen của Johnson & Johnson

Hôm nay, Việt Nam chính thức phê duyệt thêm một loại vaccine Covid-19 nữa bên cạnh AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Vero Cell (Sinopharm Trung Quốc), Spikevax (Moderna) – đó chính là Janssen của Johnson & Johnson.

Cụ thể, ngày 15/7, thông báo từ Bộ Y tế cho biết, Việt Nam phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 đối với vaccine Janssen của Johnson & Johnson.

Vaccine Moderna. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Bộ Y tế làm sáng tỏ việc "tiêm trộn vaccine" ở Việt Nam

Quyết định số 3448 của Bộ Y tế cho biết, căn cứ đề xuất của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với vaccine, sinh phẩm tại cuộc họp ngày 4/7/2021 về dữ liệu chất lượng, an toàn và hiệu quả của vaccine do Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) cung cấp.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.

Theo Bộ Y tế, vaccine Janssen được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam tính đến ngày 03/7/2021 và cam kết của Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam.

© REUTERS / Dado RuvicJohnson & Johnson
Việt Nam bất ngờ ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Johnson & Johnson

Theo đó, Bộ Y tế phê duyệt vaccine có tên Covid-19 Vaccine Janssen, được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm.

Về thành phần hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, cơ quan này cho biết, mỗi liều 0,5ml chứa Adenovirus chủng 26 được mã hóa glycoprotein cầu gai của SARS-CoV-2 (Ad26.COV2-S), lượng không nhỏ hơn 8,92 log10 đơn vị nhiễm khuẩn (Inf.U).

Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax cho tình nguyện viên tại huyện Văn Lâm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Khi nào Việt Nam mới bắt đầu "tiêm chủng đại trà" vaccine ngừa Covid-19?

Quy cách đóng gói: Hộp chứa 10 lọ; mỗi lọ đa liều 2,5ml chứa 5 liều. 5. Tên cơ sở sản xuất - Nước sản xuất: Janssen Pharmaceutica NV - Bỉ và Janssen Biologics B.V - Hà Lan.

Bộ Y tế cũng lưu ý, cơ sở sản xuất vaccine Janssen khác có thể được thay đổi căn cứ vào khả năng cung cấp tại thời điểm cơ sở nhập khẩu nộp Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu vaccine theo quy định tại Điều 67 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Tên cơ sở đề nghị phê duyệt vaccine là Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam).

Quyết định của Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vaccine Covid-19 Vaccine Janssen theo quy định tại Điều 67 Nghị định 54/2017/NĐ-CP khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu, lưu ý, thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vaccine nhập khẩu.

Trong khi đó, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.

Hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị có đủ điều kiện quy định tại Điểm a Khoản này tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine Covid-19 Vaccine Janssen trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.

Bộ Y tế giao Cục Y tế Dự phòng thực hiện các trách nhiệm liên quan đến tiêm chủng vaccine Janssen được quy định tại Quyết định số 1464/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine Covid-19 và Quyết định số 1467/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 giai đoạn 2021 - 2022.

Trách nhiệm tiến hành kiểm định và cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng lô vaccine Covid-19 vaccine Janssen trước khi đưa ra sử dụng thuộc về Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế.

Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Chuẩn bị nhận thêm 1 triệu liều vaccine từ Nhật, Việt Nam đang được hỗ trợ từ nhiều nguồn

Bộ nhấn mạnh, Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) có trách nhiệm phối hợp với cơ sở sản xuất vaccine phản hồi kịp thời các yêu cầu từ Bộ Y tế Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác có liên quan đến vaccine Janssen và chủ động cung cấp, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến vaccine này cho Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.

“Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) chịu trách nhiệm phối hợp với cơ sở sản xuất vaccine đảm bảo các điều kiện sản xuất tại cơ sở sản xuất Covid-19 Vaccine Janssen nhập khẩu vào Việt Nam và đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng của lô vaccine Janssen nhập khẩu vào Việt Nam”, Bộ Y tế nhấn mạnh.

Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) phối hợp với đơn vị phân phối, sử dụng vaccine Janssen triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vaccine này tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) phải phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo và đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn, hiệu quả của Janssen trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.

Bộ Y tế cũng nêu rõ Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) phải phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để triển khai quản trị rủi ro đối với vaccine Janssen trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam.

“Việc sử dụng vaccine Janssen phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam”, Bộ nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала