Tiết lộ chi tiết về vệ tinh giám sát khí hậu Bắc Cực đầu tiên

ZHUKOVSKY (Sputnik) - Vệ tinh đầu tiên của Nga dùng để giám sát khí hậu khu vực Bắc Cực sẽ sớm hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm, ông Dmitry Eromenok, phó tổng thiết kế của NPO Lavochkina, cho Sputnik biết.
Sputnik
"Các cuộc thử nghiệm bay đang được tiến hành đối với vệ tinh Arktika-M đầu tiên, các chuyên gia của NPO Lavochkina cùng hợp tác để đảm bảo việc kiểm tra tất cả các hệ thống dịch vụ và mục tiêu, công việc này sẽ được hoàn thành trong tương lai gần", - ông Eromenok cho biết tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2021.
"Kết quả sẽ được gửi đến ủy ban ban của Roscosmos để đưa ra quyết định về việc chuyển giao thiết bị đưa vào hoạt động. Ở thời điểm hiện tại không có gì trục trặc, mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ", - ông nói thêm.

Theo ông, trong khuôn khổ quá trình tạo ra Arktika-M thứ hai đang diễn ra việc lắp đặt tàu vũ trụ cũng như cung cấp các dụng cụ tiêu chuẩn.

Vệ tinh đầu tiên "Arktika-M" được phóng vào tháng 2 năm nay

Đây là bộ máy vũ trụ đầu tiên của Nga dùng giám sát khí hậu và môi trường ở Bắc Cực. Trọng lượng của nó là 2,2 tấn và thời hạn phục vụ ước tính là 7 năm.

Nga phóng vệ tinh «Arktika-M» đầu tiên

Vệ tinh «Arktika-M» được thiết kế với chức năng hoạt động trên quỹ đạo hình elip cao. Vệ tinh sẽ giải quyết các nhiệm vụ về khí tượng, thủy văn, khí tượng nông nghiệp. Dành cho công tác này, vệ tinh được trang bị hai tổ hợp quét đa kính (MSU-GS), sẽ tạo ra hình ảnh đa diện của các đám mây và bề mặt Trái đất trong phạm vi nhìn mắt thường và hồng ngoại. Ngoài ra, trên «Arktika-M» lắp đặt tổ hợp công cụ địa vật lý để theo dõi và dự đoán hoạt tính của tia Mặt trời và tình hình bức xạ trong không gian gần Trái đất, cũng như thiết bị để chuyển tiếp thông tin khí tượng và tín hiệu từ bộ phát khẩn cấp của hệ thống tìm kiếm và cứu nạn vũ trụ quốc tế COSPAS-SARSAT.

Nhóm vệ tinh quỹ đạo Nga chuyên giám sát khí hậu và môi trường ở khu vực Bắc Cực sẽ bao gồm hai vệ tinh Arktika-M, nhờ đó đảm bảo khả năng giám sát liên tục bề mặt Trái đất và các vùng biển ở Bắc Băng Dương trong mọi điều kiện thời tiết.

Dự kiến sẽ phóng vệ tinh «Arktika-M» thứ hai vào năm 2023, và thêm 3 vệ tinh nữa vào năm 2024-2025. Sau năm 2025, số này có thể sẽ được thay thế bằng 5 vệ tinh «Arktika-MP» thế hệ mới.

Thảo luận