Tên lửa với vệ tinh phóng từ sàn thứ 31 của sân bay vũ trụ Baikonur lúc 09:55 theo giờ Matxcơva (13:55 theo giờ Hà Nội). Lúc 10:04 theo giờ Matxcơva (14:04 theo giờ Hà Nội), khối đẩy trên «Fregat» với «Arktika-M» đã tách ra từ kỳ thứ ba của «Soyuz» trong chuyến bay không gian quỹ đạo thấp.
Như thông báo từ tập đoàn Nhà nước cho biết trước đó, vệ tinh sẽ được phóng lên quỹ đạo elip cao với độ cao tối thiểu là 1.050 km và tối đa là 39.728 km nhờ ba nấc động cơ đẩy «Fregat».
Đây là bộ máy vũ trụ đầu tiên của Nga dùng giám sát khí hậu và môi trường ở Bắc Cực. Trọng lượng của nó là 2,2 tấn và thời hạn phục vụ ước tính là 7 năm.
Chế tạo vệ tinh «Arktika-M»
Vệ tinh «Arktika-M» được thiết kế với chức năng hoạt động trên quỹ đạo hình elip cao. Vệ tinh sẽ giải quyết các nhiệm vụ về khí tượng, thủy văn, khí tượng nông nghiệp. Dành cho công tác này, vệ tinh được trang bị hai tổ hợp quét đa kính (MSU-GS), sẽ tạo ra hình ảnh đa diện của các đám mây và bề mặt Trái đất trong phạm vi nhìn mắt thường và hồng ngoại.
Ngoài ra, trên «Arktika-M» lắp đặt tổ hợp công cụ địa vật lý để theo dõi và dự đoán hoạt tính của tia Mặt trời và tình hình bức xạ trong không gian gần Trái đất, cũng như thiết bị để chuyển tiếp thông tin khí tượng và tín hiệu từ bộ phát khẩn cấp của hệ thống tìm kiếm và cứu nạn vũ trụ quốc tế COSPAS-SARSAT.
Dự kiến sẽ phóng vệ tinh «Arktika-M» thứ hai vào năm 2023, và thêm 3 vệ tinh nữa vào năm 2024-2025. Sau năm 2025, số này có thể sẽ được thay thế bằng 5 vệ tinh «Arktika-MP» thế hệ mới.
Đây là cuộc phóng vũ trụ thứ ba của Nga trong năm 2021, và theo lời ông Dmitry Rogozin CEO «Roscosmos», tổng cộng có 29 cuộc phóng không gian được lên kế hoạch thực hiện trong năm nay.