Đại dịch COVID-19

Việt Nam sẽ không để xảy ra khủng hoảng vì Covid-19

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tất cả hệ thống chính trị và nhân dân Việt Nam cùng đồng lòng, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế xã hội, khủng hoảng truyền thông. Chú trọng ngoại giao vaccine, nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất và đẩy nhanh tiêm chủng.
Sputnik

Bộ Y tế thông báo số ca mắc Covid-19, số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Việt Nam: Ngày 30/7, có tất cả 8.649 ca nhiễm mới, 3.704 trường hợp khỏi và thêm 139 ca tử vong do SARS-CoV-2.

Bộ Y tế Việt Nam vừa phát đi công điện khẩn, đề nghị các tỉnh/thành phố, địa phương huy động cả các cơ sở y tế tư nhân tham gia chống dịch Covid-19.

Phó Chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức thông tin, TP.HCM sẽ thực hiện tiêm chủng vaccine Covid-19 cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt đối tượng, có hộ khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh thường trú hay tạm trú.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam hôm nay

Theo bản tin tối của Bộ Y tế, với 3.657 ca mắc Covid-19 mới, cả ngày Việt Nam phát hiện 8.649 trường hợp dương tính mới.

Tổng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam hiện tại là 137.062 trường hợp. Số ca bình phục là 35.484, số ca tử vong đã lên mức bốn con số - 1161 người.

Trong số này, có 22 ca nhập cảnh, 3.635 ca lây nhiễm trong nước. TP.HCM có 1.542, Bình Dương 636, Long An 448, Đồng Nai 157, Cần Thơ 151, Khánh Hòa 139,  Bà Rịa - Vũng Tàu 133, Hà Nội 81, Đồng Tháp 67,  Đà Nẵng 65, Trà Vinh 36, Hậu Giang 28, Phú Yên 23, Bến Tre 18, Bình Thuận 17, An Giang 16, Quảng Nam 13, Bình Phước 12, Ninh Thuận 11, Vĩnh Phúc 9, Đắk Lắk 8 , Gia Lai 6, Quảng Ngãi 6, Hà Tĩnh 5.

Các đị phương có hai ca mắc mới là, Đắk Nông, Hoà Bình. Các tỉnh Lâm Đồng, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Ninh chỉ ghi nhận 1 trường hợp nhiễm.

Tính cả ngày 30/7, trong số 8.649 ca nhiễm mới của Việt Nam, chỉ có 27 ca bệnh xâm nhập, còn lại là lây nhiễm trong nước. Trong đó, TP.HCM vẫn là tâm dịch với 4282 ca mắc mới.

Việt Nam sẽ không để xảy ra khủng hoảng vì Covid-19

Kế tiếp là Bình Dương 1920, Long An 469, Đồng Nai 360, Tiền Giang 242, Khánh Hòa 217, Cần Thơ 174, Đồng Tháp 157, Hà Nội 144, Bà Rịa - Vũng Tàu 133, Bến Tre 97, Tây Ninh 88, Đà Nẵng 65, Phú Yên 40, Trà Vinh 36, Hậu Giang 28, Bình Định 17, Kiên Giang 17, Bình Thuận 17, An Giang 16, Vĩnh Long 15, Quảng Nam 13, Bình Phước 12, Ninh Thuận 11, Vĩnh Phúc 9, Đắk Lắk 8, Hà Tĩnh 7, Gia Lai 6, Quảng Ngãi 6, Đắk Nông 4, Thái Nguyên 3.

Các địa phương như Lạng Sơn và Hòa Bình mỗi nơi ghi nhận 2 ca nhiễm coronavirus. Riêng Nam Định, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Ninh hôm nay chỉ có 1 ca nhiễm.

Như vậy, từ 27/4 đến nay, cả nước đã phát hiện 133.257 ca dương tính với nCoV mới, trong đó có 32.710 người đã khỏi.

Về tình hình điều trị, Bộ Y tế công bố thêm 103 ca tử vong (1023-1161) từ các ngày 16 -30/7 và 3.704 ca xuất viện hôm nay. Số ca bệnh đang điều trị còn khá lớn – 100.413.

Số ca nặng đang được điều trị tích cực ICU là 411, số ca nguy kịch cần can thiệp ECMO tim phổi nhân tạo là 21.

Về xét nghiệm, 24h qua, ngành y tế và cơ quan chức năng đã thực hiện 142.274 xét nghiệm cho 371.118 lượt người. Như vậy, số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ thời điểm bùng phát làn sóng Covid-19 thứ tư ở Việt Nam đến nay là 5.853.565 mẫu cho 16.900.185 lượt người.

Về tiến độ tiêm chủng, Bộ Y tế cho hay, số liều vaccine đã tiêm được là 5.529.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.983.496 liều, tiêm mũi 2 là 546.402 liều

Bộ Y tế huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia chống Covid-19

Ngày 30/7, Bộ Y tế ban hành công điện khẩn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố Chỉ đạo các Sở Y tế huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhấn mạnh tinh thần “phù hợp với năng lực chuyên môn và điều kiện của cơ sở”.

Anh viện trợ vaccine cho Việt Nam, TP.HCM có thể vẫn phải giãn cách thêm 1-2 tuần
Văn bản số 6140 của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long ký nêu rõ, Chủ tịch các tỉnh, thành phố - căn cứ vào diễn biến dịch ở địa phương, Điều 48 và Điều 55 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Điều 39 và Điều 53 của Luật khám bệnh, chữa bệnh, để huy động nguồn lực từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn phục vụ hoạt động phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay.

Khi đề nghị sự vào cuộc của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, Bộ trưởng Long lưu ý, các bệnh viện có thể tham gia tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bị Covid-19 phù hợp với năng lực chuyên môn và điều kiện của cơ sở. Các tỉnh cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia công tác phòng chống dịch, ưu tiên tiêm vaccine và có chế độ đãi ngộ theo quy định hiện hành.

Công văn của Bộ Y tế nhấn mạnh, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân “có trách nhiệm tham gia công tác phòng chống Covid-19, hỗ trợ giường bệnh, nhân lực, trang bị để tiếp nhận bệnh nhân khi đươc phân công.

Các tỉnh nghiên cứu và thực hiện phù hợp theo thực tiễn tình hình ở địa phương, Bộ Y tế lưu ý.

TP.HCM sẽ tiêm vaccine cho tất cả dân trên 18 tuổi

Tại buổi họp báo chiều ngày 30/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nhận định, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM không có nhiều thay đổi so với 2 ngày trước đó.

Tiêm vaccine ngừa Covid-19: phải kịp thời, hợp lý và công khai
Theo vị lãnh đạo, thời gian qua, TP.HCM được đánh giá là ban hành các biện pháp rất mạnh. Biện pháp hiện tại của TP.HCM là làm sao thực hiện thật nghiêm các quy định mà chính quyền đã ban hành và các chỉ đạo mới nhất của Trung ương.

Theo ông Đức, số ca F0 đang đi ngang trên biểu đồ dịch bệnh, đúng như dự báo trước đó. Hiện thành phố đang rất cố gắng, tin rằng nếu thực hiện nghiêm các quy định đã ban hành, có sự phối hợp đầy đủ của các lực lượng và người dân thì tình hình sẽ sớm ổn định và tiến triển tích cực.

Tối 29/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký công văn 6118 về việc tiêm vaccine phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội tại TP.HCM.

Trong công văn này, Bộ Y tế tháo gỡ nhiều tồn đọng nhằm tăng tốc độ tiêm vaccine. Thành phố đã cụ thể hóa văn bản này và đưa ra văn bản hướng dẫn trong chiều 30/7 cho lực lượng tổ chức tiêm vacicne để triển khai.

Việt Nam sẽ không để xảy ra khủng hoảng vì Covid-19

Cụ thể, TP.HCM sẽ tổ chức tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho mọi đối tượng từ 18 tuổi trở lên, tiếp tục duy trì tiêm chủng cho lực lượng y tế, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và đẩy nhanh tốc độ tiêm.

“Ngoài đối tượng ưu tiên đã quy định cụ thể trong đợt 5 thì giờ tất cả người dân sẽ được tiêm vaccine. Việc tổ chức tiêm không ràng buộc vào các đối tượng nữa mà sẽ tiêm sao cho có độ phủ nhanh”, ông Dương Anh Đức nêu rõ.

Ngày 29/7, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã đặt mục tiêu cơ bản tiêm chủng cho 2/3 người trên 18 tuổi tại TP.HCM trong tháng 8. Với mục tiêu này, TP.HCM sẽ cần khoảng 5 triệu liều vaccine.

Có 2 nguồn cung cấp vaccine chính cho thành phố. Thứ nhất, Bộ Y tế cam kết hỗ trợ vaccine liên tục cho TP.HCM, tiêm đến đâu Bộ sẽ hỗ trợ tới đó. Thứ hai là nguồn cung vaccine đến từ các nhà tài trợ. Dự kiến 10h ngày mai, thành phố sẽ nhận 1 triệu liều vaccine đầu tiên về sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Dương Anh Đức lý giải, việc mở rộng đối tượng tiêm vaccine đồng nghĩa với việc tất cả người dân đều có cơ hội tiêm.

“Người dân thành phố được định nghĩa rất rộng. Người đang sinh sống tại TP.HCM đều được tiêm, không có giới hạn. Chỉ có trình tự tiêm thì các địa phương tổ chức sao cho phù hợp, quy củ để việc tiêm được tổ chức nhanh nhất có thể”, Phó Chủ tịch UBND thành phố giải thích.

Vingroup xây nhà máy sản xuất vaccine, Nanocovax của Việt Nam có thể sớm được cấp phép
Lực lượng tham gia tiêm chủng sẽ được huy động đến mức tối đa, bao gồm các lực lượng công và tư, được tổ chức một cách linh động. Ví dụ, các công ty thực hiện "3 tại chỗ" sẽ được tổ chức tiêm ngay tại nơi đang sản xuất để đảm bảo quy định và duy trì sản xuất.

Tùy khả năng của mình, thành phố sẽ tiêm không giới hạn số lượng. Trước đó, thành phố đặt kế hoạch tiêm 120 liều/ngày, sau đó nâng lên 200 liều/ngày theo quy định của Bộ Y tế. Nếu cần thiết, thành phố sẽ triển khai tiêm cả buổi tối.

Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã lưu ý phải đảm bảo an toàn khi tổ chức tiêm cho khu phong tỏa, dựa trên số lượng người dân để thiết lập điểm tiêm chủng.

Khác với quy trình trước đây, người dân không còn phải đợi sau tiêm tối thiểu 30 phút.

Từ 14h ngày 22/7 đến trưa 30/7, TP.HCM đã tiêm được 490.000 liều vaccine. Trung bình những ngày gần đây, mỗi ngày thành phố tiêm được cho trên 70.000 người.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để xảy ra khủng hoảng

Hôm nay, người đứng đầu Chính phủ có cuộc làm việc với lãnh đạo cả 63 tỉnh thành để bàn giải pháp cấp bách chống Covid-19.

Thủ tướng nhắc lại Lời kêu gọi chống dịch của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những quyết sách quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ thời gian qua. Đặc biệt, việc Quốc hội cho phép Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống Covid-19 cũng như quyết định tổ chức thực hiện nhiều biện pháp chưa có trong luật/khác với luật/cơ chế đặc thù trong tình huống cấp bách là điều đáng chú ý.

Việt Nam sẽ không để xảy ra khủng hoảng vì Covid-19

Thủ tướng lưu ý, tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương ở miền Nam, miền Trung. Trên thế giới, diễn biến dịch cũng khó lường.

“Biến chủng Delta bùng phát mạnh, lây lan nhanh và tử vong tại nhiều nước, kể cả các quốc gia đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao”, Thủ tướng nói.

Nói về các bất cập trong công tác chống dịch, Thủ tướng nhắc ở khâu tổ chức thực hiện. Chung đường lối, chủ trương, chính sách, nhưng có nơi làm tốt, nơi làm không tốt, thậm chí có nơi chủ quan, lơ là, mất bình tĩnh, lo sợ, hoảng hốt, lúng túng, bị động.

Chính phủ cũng nhận thấy rằng, việc chuẩn bị “4 tại chỗ” chưa tốt, đặc biệt khi dịch bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp thì mất kiểm soát, không có khả năng đáp ứng. Một bộ phận người dân chưa nhận thức được hết về nguy cơ lây lan, phát triển của dịch, cho nên ý thức chấp hành các quy định, hướng dẫn chưa nghiêm. Dịch bệnh cũng là chưa có tiền lệ nên nhiều vấn đề chưa thể lường trước hết được.

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng cho rằng, khi huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, lãnh đạo phải thống nhất, chủ động.

“Chính quyền các cấp phải ban hành biện pháp nhất quán, thực hiện nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả, không chập chờn, không nửa vời, cương quyết giám sát, kiểm tra để thực hiện một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, đặc biệt là ở cơ sở”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: "Các địa phương không tự đặt ra quy định về hàng hóa thiết yếu"
Khi tình hình đã diễn biến phức tạp, phải phân loại F0 theo tình trạng bệnh, phân tầng điều trị để tập trung lực lượng y tế cứu chữa những người bệnh nặng, giảm tối đa tử vong, đặc biệt không được để thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế cần thiết, đặc biệt là oxy y tế và máy thở điều trị cho dân.

Lãnh đạo Chính phủ lưu ý, cả nước lúc này, mục tiêu số 1 là chống dịch, kiểm soát dịch bệnh thì mới phát triển được kinh tế - xã hội. Cùng với chống dịch, phải làm sao nỗ lực khôi phục, duy trì sản xuất, kinh doanh an toàn.

Bên cạnh đó, một mục tiêu nữa là “không để khủng hoảng y tế, kinh tế, xã hội, truyền thông".

“Dứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hội, không để khủng hoảng truyền thông”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cương quyết.
Thay đổi chiến lược vaccine

Lãnh đạo Chính phủ nhận định, Covid-19 với virus SARS-CoV-2 và các biến thể là “căn bệnh thế kỷ”, tạm thời chưa có thuốc điều trị, do đó, phải có giải pháp mới hơn.

“Phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả, kể cả khi có vaccine cũng không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, biện pháp phù hợp, bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, linh hoạt, cương quyết, quyết liệt nhưng rất mềm dẻo, phù hợp với từng nơi, từng lúc”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng lưu ý các địa phương, khi thực hiện giãn cách, phải đảm bảo 3 yêu cầu. Đó là hỗ trợ tối đa người dân về lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, đáp ứng các yêu cầu y tế của người dân ở mọi lúc, mọi nơi và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chính đáng, hợp pháp của người dân.

Việt Nam sẽ không để xảy ra khủng hoảng vì Covid-19

Riêng với TP.HCM, thành phố phải có giải pháp giảm tối đa số ca tử vong, nỗ lực kiểm soát dịch, giảm ca mắc. Bên cạnh các biện pháp chung, TP.HCM phải thực hiện nghiêm các biện pháp riêng đặc thù theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế.

Cũng tại cuộc họp hôm nay, Thủ tướng yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên vaccine, trong đó tán thành với ý kiến phải ưu tiên vaccine cho TP.HCM bên cạnh lực lượng tuyến đầu, tình nguyện, tổ Covid-19 cộng đồng, người cao tuổi, người tham gia chuỗi cung ứng sản xuất.

Lãnh đạo Chính phủ đồng thời kêu gọi các địa phương san sẻ, ưu tiên vaccine cho TP.HCM, Hà Nội, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp với nguy cơ lây nhiễm cao như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương.

Cùng với đó, cần huy động nguồn lực tư nhân về cơ sở y tế, khách sạn, nhà hàng, nguồn lực doanh nghiệp, chú ý đẩy mạnh hợp tác công tư về cơ sở vật chất y tế, mua sắm trang thiết bị.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngoại giao vaccine, hợp tác công – tư để mua được nhiều nhất, nhanh nhất. Tổ chức tiêm kịp thời, hiệu quả, an toàn, không để lãng phí vaccine và thời gian.

“Rút gọn các thủ tục về hành chính để tập trung thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ, kịp thời việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và công nhận vaccine trong nước để có thể làm chủ trong vấn đề này”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Covid-19 ở Việt Nam, xuyên tâm liên và kinh nghiệm chống dịch của Vũ Hán
Người đứng đầu Chính phủ cũng khuyến khích các đơn vị nghiên cứu, nhập khẩu, sản xuất thuốc phục vụ phòng chống dịch. Tăng cường chuyển giao công nghệ, sản xuất máy thở.

Cũng tại cuộc họp này, Thủ tướng nhắc đến vấn đề động viên, bảo đảm điều kiện làm việc đẩy đủ cho bác sĩ, nhân viên y tế, kỹ thuật để đủ sức cho cuộc chiến lâu dài.

Về truyền thông, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, truyền thông với nguyên tắc công khai, minh bạch, đẩy lùi tiêu cực.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phân bổ thêm ngân sách cho công tác phòng chống dịch ở các cơ quan, địa phương.

Nhần mạnh tinh thần “dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương phải “phát huy tinh thần cao nhất”, chủ động, linh hoạt, cố gắng hết sức để cùng toàn dân nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.

Thảo luận