“Chúng ta chỉ có thể tự hào nhờ các cơ sở đóng tàu Liên Xô và các nhà phát triển tên lửa chống hạm, đã chế tạo ra tàu và vũ khí tên lửa, mà ngay cả sau hơn 40 năm, vẫn còn có tầm quan trọng trong hoạt động đối với Hải quân và có khả năng giải quyết các vấn đề đảm bảo quốc phòng cho đất nước", - chuyên gia lưu ý.
Tác giả thừa nhận "một phần đáng kể trong thành phần tàu chiến hạm đội chúng ta, đặc biệt là tàu viễn dương, thừa hưởng từ thời Liên Xô".
“Khi các tàu chiến lớn nhất trong cuộc duyệt binh là khinh hạm, tàu chống ngầm cỡ lớn, tốt nhất là tàu tuần dương tên lửa, tôi nhớ lại cách 4 tàu sân bay Liên Xô và 3 tàu tuần dương tên lửa năng lượng hạt nhân đã đứng đội hình duyệt binh của Hải quân Liên Xô”, - ông viết.
Sau 40 năm không thua kém ai
Theo tiến sĩ khoa học quân sự, "các tàu chiến mới của chúng ta thực sự vượt qua tất cả các đối tác nước ngoài về tính năng chiến thuật, kỹ thuật cũng như khả năng chiến đấu", tuy nhiên, "chúng thực sự có số lượng rất ít".
Sivkov cũng chú ý tới hàng không hải quân.
“Phần trên không của cuộc duyệt binh hải quân được thể hiện bằng 18 loại phương tiện chiến đấu và vận tải. Trong số này, chỉ có hai chiếc có thể được coi là thuần Nga - tiêm kích Su-30SM và trực thăng Ka-52K. Phần còn lại là những cỗ máy do Liên Xô thiết kế, một phần được hiện đại hóa ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt là Il-38N và Ka-28PL. Có máy bay được hạm đội chúng ta sử dụng từ những năm 1960, những chiếc thủy phi cơ Be-12 nổi tiếng, cũng diễu hành trong lễ duyệt binh", - chuyên gia lưu ý.