Làm sao để chuỗi cung ứng toàn cầu ở điểm Việt Nam không bị đứt gãy?

Việt Nam không chỉ là mắt xích chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn là điểm đến hấp dẫn cho dòng FDI. Trước nguy cơ nhiều doanh nghiệp FDI có thể rời Việt Nam, Việt Nam cần phải thay đổi chiến lược và chiến thuật chống Covid-19 như thế nào để giữ chân họ?
Sputnik
Nhiều chuyên gia cho rằng, đang diễn ra một tình huống rất đáng lo cho Việt Nam, khi các biện pháp giãn cách để phòng chống dịch đang tạo nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ở điểm Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn một chuyên gia tài chính và kinh tế nổi tiếng và rất có uy tín của Việt Nam – ông Hoài Linh (bí danh).

Không chỉ là mắt xích chuỗi cung ứng, Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn cho dòng FDI

Sputnik: Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu đang có nguy cơ bị đứt gãy tại điểm Việt Nam do các biện pháp giãn cách để phòng chống dịch. Nhìn nhận của ông về vai trò của doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế Việt Nam?
Chuyên gia Hoài Linh: Việt Nam tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu là: Điện thoại và linh kiện, máy vi tính và sản phẩm điện tử, dệt may, máy móc thiết bị và phụ tùng, giày dép, phương tiện vận tải, thủy sản, sắt thép, xơ sợi dệt… là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2020, chiếm 74% tổng xuất khẩu, tương đương 210 tỷ USD.
FDI, nền kinh tế và ổn định chính trị, vì sao Samsung sẽ không rời bỏ Việt Nam?
10 mặt hàng nhập hàng đầu chiếm hơn 65% tổng nhập là: Máy vi tính và sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị và phụ tùng, điện thoại và linh kiện, vải, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép, sản phẩm từ chất dẻo, kim loại khác, hoá chất và nguyên phụ liệu dệt may. Để đạt được điều này có sự đóng góp rất lớn của FDI. FDI chiếm khoảng 23-24% vốn đầu tư xã hội, đóng góp khoảng 20% tổng GDP. Khu vực FDI đóng góp lớn và gia tăng độ mở của nền kinh tế do tỷ lệ đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng.
Trong quý 1 năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu của FDI lên tới hơn 76,3%, trong khi trước đây, con số này chỉ hơn 60% hoặc xấp xỉ 70%. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu vẫn là lãnh địa của FDI. Doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập khẩu hàng hóa cho tiêu dùng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 157,63 tỷ USD và khu vực FDI (kể cả dầu thô) chiếm đến 3/4 số đó (116,74 tỷ USD). Trong đó FDI chiếm: Điện thoại và linh kiện chiếm 99,2%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 92,6%; giày dép chiếm 82,4%; hàng dệt may 63,5%. Trong đó FDI xuất siêu 13,5 tỷ USD, còn doanh nghiệp trong nước nhập siêu 15 tỷ USD.
FDI vào Việt Nam, gió đã đổi chiều?
Qua đó chúng ta thấy điều gì: Thứ nhất, thế giới phụ thuộc vào Việt Nam và Việt Nam phụ thuộc vào thế giới: Kim ngạch xuất nhập khẩu chia cho quy mô GDP hơn 200% chứng tỏ kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn. Thứ hai, chúng ta nhập nguyên vật liệu và sản xuất cung cấp ra thế giới. Nhìn vào cơ cấu xuất nhập khẩu thấy rất rõ Việt Nam nhập rất nhiều nguyên phụ liệu sản xuất và cung ứng cho thị trường quốc tế. Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu: Chúng ta cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ và mua từ các nhà sản xuất công nghiệp toàn cầu. Điều thứ 3 là, không chỉ là mắt xích chuỗi cung ứng, Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn cho dòng FDI. Và FDI đóng vai trò quan trọng trong việc mở cửa nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, đóng góp nguồn thu ngân sách và đào tạo nguồn nhân lực. Do vậy, các biện pháp duy trì và tiếp tục thu hút FDI là quan trọng trong giai đoạn sắp tới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tiếng nói và sự quan tâm của FDI cần được lắng nghe. Khác với doanh nghiệp nội địa, FDI có thể chuyển sang khu vực, vùng lãnh thổ khác gây bất an cho nền kinh tế.

Khi các doanh nghiệp lớn đã “đặt cược” vào Việt Nam thì dịch chuyển sẽ ảnh hưởng rất lớn

Sputnik: Các biện pháp chống dịch tới thời điểm hiện tại đã dẫn tới những khó khăn gì do doanh nghiệp, cả FDI và trong nước?
Chuyên gia Hoài Linh: Các biện pháp phòng chống Covid-19 của Việt Nam thời gian qua gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp bao gồm FDI. Những vấn đề lớn là:
Và còn có những điều khác nữa. Tất cả những điều ấy gây quan ngại không ít cho các doanh nghiệp FDI. AmCham Việt Nam và Eurocham Việt Nam cho biết, 18-20% số doanh nghiệp đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước khác và 16% khác đang cân nhắc điều ấy. Đây là một điều rất đáng lo ngại.
‘Không phải chuyện đùa’: FDI sẽ rời Việt Nam nếu chậm mở cửa kinh tế
Tất nhiên, FDI đến Việt Nam vì những lợi thế cạnh tranh rõ ràng của Việt Nam trong dài hạn như: An ninh, chính trị ổn định, có vị trí địa lý thuận lợi cho logistics, là trung tâm kết nối, là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế khu vực, các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Việt Nam có quy mô dân số lớn, lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao; chi phí lao động thấp hơn và giá thuê các khu công nghiệp trung bình cũng thấp hơn từ 45 - 50% so với các nước trong khu vực. Thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện, gắn với hội nhập, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi. Do vậy, họ không thể bỏ đi ngay lập tức và sẵn sàng chờ đợi. Nhưng mọi sự chờ đợi là có điều kiện. Những thế mạnh của Việt Nam trong thu hút FDI có thể sẽ giảm đi bởi các biện pháp “sống chung với Covid” của Việt Nam quá khó khăn cho doanh nghiệp. Mặc dù hiện chưa có doanh nghiệp EU nào rời khỏi Việt Nam nhưng điều ấy không phải không thể. Họ rời đi không hẳn chỉ vì các biện pháp chống Covid mà qua đó họ đánh giá môi trường kinh doanh vĩ mô trong dài hạn. Nhất là khi các doanh nghiệp lớn đã “đặt cược” vào Việt Nam như Samsung, Intel, Nike… mà dịch chuyển sẽ ảnh hưởng rất lớn.

Sống chung với Covid là phù hợp với xu thế chung

Sputnik: Theo ông, Chính phủ Việt Nam cần phải chỉnh lại chiến lược và phương pháp chống dịch như thế nào?
Chuyên gia Hoài Linh: Chiến lược sống chung với Covid là phù hợp với xu thế chung và có lẽ duy nhất đúng hiện nay. Các việc cần làm có lẽ là:
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông vì cuộc trao đổi thú vị. Chúc Việt Nam vượt qua được khó khăn và mong chóng trở lại cuộc sống bình thường mới.
Thảo luận