FDI, nền kinh tế và ổn định chính trị, vì sao Samsung sẽ không rời bỏ Việt Nam?

CC BY 2.0 / Bizmac / SamsungCửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam.
Cửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Đăng ký
Dù có cú đột phá nhờ dự án tỷ đô của LG Display, nhưng Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn thừa nhận, vốn FDI dịch chuyển khỏi Việt Nam nếu đóng cửa nhà máy và giãn cách kéo dài.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch sản xuất nhờ nền chính trị ổn định, giá nhân công, ưu đãi đầu tư tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong khu vực.
Lãnh đạo Samsung khẳng định, Samsung sẽ không thay đổi chiến lược đầu tư vào Việt Nam, tiếp tục đưa quốc gia Đông Nam Á này là cứ điểm sản xuất lớn trên toàn cầu của ông lớn hàng điện tử đa quốc gia Hàn Quốc.

Tình hình FDI đổ vào nền kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2021

Hôm 23/9 vừa qua, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 9 tháng năm 2021.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
FDI vào Việt Nam, gió đã đổi chiều?
Theo Cục Đầu tư với nước ngoài, tính đến 20/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ 2020.
Vốn đăng ký mới, có 1.212 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 37,8%), tổng vốn đăng ký đạt gần 12,5 tỷ USD (tăng 20,6% so với cùng kỳ).
Vốn điều chỉnh, có 678 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 15%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 6,4 tỷ USD (tăng 25,6% so với cùng kỳ).
Góp vốn, mua cổ phần, có 2.830 lượt mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 45,3%), tổng giá trị vốn góp đạt gần 3,2 tỷ USD (giảm 43,8% so với cùng kỳ).
Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp đã tiếp tục có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực phía Nam.
Dịch bệnh khiến nhiều nhà máy đã bị ngưng hoặc giảm công suất, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 13,28 tỷ USD trong 9 tháng năm, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 5,5 điểm % so với 8 tháng.
© Depositphotos.com / VietboxNhà máy chế biến thủy sản.
Nhà máy chế biến thủy sản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhà máy chế biến thủy sản.
Đáng chú ý, Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho hay, vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đầu tư điều chỉnh tiếp tục duy trì tăng và đạt mức tăng mạnh hơn so với 8 tháng đầu năm. Tuy nhiên số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh vẫn giảm so với cùng kỳ (tương ứng 37,8% và 15%).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc suy giảm số dự án này chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD), trong khi số lượng các dự án quy mô lớn (trên 50 triệu USD) vẫn duy trì tăng mạnh trong 9 tháng năm 2021.
Cục Đầu tư nước ngoài lưu ý, việc hạn chế nhập cảnh và chính sách cách ly dài ngày cản trở các đoàn chuyên gia và nhóm phát triển dự án vào Việt Nam khảo sát và làm các thủ tục đầu tư.
Công ty Optrontec Vina khu công nghiệp Bá Thiện 2, Vĩnh Phúc là công ty 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
‘Không phải chuyện đùa’: FDI sẽ rời Việt Nam nếu chậm mở cửa kinh tế
Bên cạnh đó, việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu công nghiệp làm đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng.
“Chính những điều này cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam”, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận.
Đặc biệt, Cục Đầu tư nước ngoài cũng thừa nhận, vì đóng cửa nhà máy, thiếu hụt lao động để sản xuất nên nhiều đơn hàng đã phải chuyển sang các địa bàn khác trong chuỗi cung ứng.
“Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng nếu kéo dài tình trạng này thì có khả năng nhà đầu tư sẽ chuyển sản xuất sang nước khác”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Thêm vào đó, áp dụng chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam (giảm số lượng, tăng về chất lượng) cũng loại bỏ các dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng đối với nền kinh tế.

Cú đột phá tỷ đô của LG Display Hàn Quốc với tình hình FDI ở Việt Nam

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Trong số này, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 11,8 tỷ USD, chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Chuyên gia lý giải vì sao FDI sẽ khó rời bỏ Việt Nam
Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,5 tỷ USD, chiếm gần 25% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt 1,78 tỷ USD và trên 750 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.
Cục cũng cho hay, nếu xét về số lượng dự án mới, ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu, chiếm lần lượt 33,2%, 28,2% và 14,9% tổng số dự án.
Xét về đối tác đầu tư, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,3 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 7,2% so với cùng kỳ 2020.
Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản, đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư, tăng 23,4% so với cùng kỳ.
Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,3 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư, tăng 88,8% so với năm trước. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải, trong 9 tháng 2021, vốn đầu tư của Singapore gấp 1,6 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp gần 1,9 lần vốn đầu tư của Nhật Bản do Singapore có dự án lớn 3,1 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 49,3% tổng vốn đầu tư của Singapore.
Các đối tác Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ 2 về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần.
Điểm nhấn chính là dòng vốn FDI từ Hàn Quốc với việc LG Display điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD. Trong đó, việc điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8 vừa qua chưa được cập nhật trong số liệu FDI tháng 8 của Cục Đầu tư nước ngoài.
Tình huống giả định: Công nhân A đang làm việc thì nhận được thông báo qua điện thoại của cơ sở y tế đã tiếp xúc gần với một người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS -CoV-2, tổ trưởng phụ trách thông báo đến tổ phòng chống COVID -19 để đưa công nhân này đi cách ly.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất thế giới
Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 9 tháng năm 2021.
Xét về địa bàn đầu tư, giới đầu tư nước ngoài rót vốn vào 58 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Đặc biệt, nhờ dự án điện gió (nhà máy điện LNG Long An I và II Singapore) trị giá 3,1 tỷ USD, Long An dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong đó, riêng dự án điện 3,1 tỷ USD đã chiếm tới 85,3% tổng vốn đầu tư của Long An.
Như đã nêu, với dự án điều chỉnh vốn lớn 1,4 tỷ USD của LG Display, Hải Phòng vượt lên đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2,7 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.
TP.HCM đứng thứ ba với gần 2,4 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh.
Căn cứ trên số lượng số dự án, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP HCM, Hà Nội, Bắc Ninh.
Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (33,3%), số lượt dự án điều chỉnh (17,4%) và góp vốn mua cổ phần (59,5%). Sau đó là Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút đầu tư nước ngoài trong 9 tháng, song xếp thứ 2 về số dự án mới (21,1%), số lượt dự án điều chỉnh (14%) và góp vốn mua cổ phần (11,9%).
© Depositphotos.com / Huythoai1978@gmail.comThành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thành phố Hồ Chí Minh.
Một số dự án lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm chính là dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp phép hồi 19/3/2021), dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 4/2/2021), dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp 22/1/2021), dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp 23/7/2021) và dự án dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (cấp 13/5/2021).

Việt Nam cạnh tranh FDI với đối thủ bằng nền chính trị ổn định

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cũng chỉ rõ, Việt Nam đã nhập siêu đến 3,6 tỷ USD trong 9 tháng. 
Số liệu cho thấy, xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trong 9 tháng. Khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 18,2 tỷ USD kể cả dầu thô. Tuy nhiên, mức xuất siêu của khu vực đầu tư nước ngoài không đủ bù đắp phần nhập siêu 21,8 tỷ của khu vực trong nước.
Phun khử khuẩn phòng chống COVID-19 tại phân xưởng A nơi công nhân A làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Vì sao Việt Nam là ‘đối thủ đáng gờm’ đe dọa nguồn FDI của Trung Quốc?
Nhập siêu có giảm nhẹ trong tháng 8 nhưng vẫn tăng so với các tháng đầu năm 2021, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là dấu hiệu tiếp tục cảnh báo tác động tiêu cực và sức chống chịu của khu vực trong nước trước đại dịch.
Trước tình trạng sụt giảm đáng kể số lượng dự án cấp mới và điều chỉnh vốn các dự án FDI, lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài chỉ ra một số nguyên nhân là do thiếu hụt lao động, việc hạn chế nhập cảnh và chính sách cách ly dài ngày, đồng thời, việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu công nghiệp làm đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.
Cùng với đó, chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam như giảm số lượng, tăng về chất lượng đã làm loại bỏ các dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng. Dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu suy giảm mạnh cũng làm ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
“Sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) toàn cầu giảm sút”, Cục nhận định.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI (VAFIE) nêu quan điểm, do ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 thứ 4, nhiều doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Tuy nhiên, những khó khăn này chỉ là tạm thời và khả năng dịch chuyển chuỗi cung ứng của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam là rất ít. Sputnik Việt Nam trước đó cũng đã thông tin về vấn đề này.
Phó Chủ tịch VAFIE nhấn mạnh, việc dịch chuyển nhà xưởng ra khỏi một quốc gia để thiết lập nhà xưởng sản xuất tại một quốc gia khác là rất phức tạp. Do dó, trước mắt các doanh nghiệp FDI vẫn chưa dịch chuyển ra khỏi Việt Nam nhưng có thể họ phải đẩy bớt một số đơn hàng ra cơ sở sản xuất khác để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.
Về trung và dài hạn, đại diện VAFIE cho rằng Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại khi lao động, ưu đãi đầu tư, chính sách cởi mở vẫn được xem là những yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Về vấn đề này, ông Trịnh Văn Quang, Giám đốc Phát triển dự án Vina CPK, cho biết Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch đầu tư.
“Một lần nữa khẳng định môi trường đầu tư của Việt Nam thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư FDI chứ không phải chỉ là lợi thế về nhân công giá rẻ và chi phí thuê mặt bằng thấp so với các nước trong khu vực”, chuyên gia lưu ý.
Giám đốc Phát triển dự án Vina CPK cũng nhấn mạnh, diễn biến tích cực này cho thấy các chính sách của nhà nước và sự ổn định về chính trị xã hội của Việt Nam đang là một lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2021
Không phải Hàn hay Nhật, Singapore mới đứng đầu về tổng vốn FDI vào Việt Nam
Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nêu ý kiến, để giữ được dòng vốn đầu tư FDI, trước mắt, Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, cùng đồng hành vượt qua những khó khăn hiện nay như triển khai tiêm vaccine, hỗ trợ về vốn, chính sách, đồng thời, tiếp tục phát triển các quyết sách lâu dài đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với niềm tin của cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam, Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội, khai thác hiệu quả để phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực cho phát triển kinh tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, cơ quan chức năng sẽ luôn đồng hành cùng nhà đầu tư – phản ứng nhanh, xử lý linh hoạt, đảm bảo chuỗi sản xuất và cung ứng.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp sức nhà đầu tư thông qua sự chia sẻ rủi ro, duy trì các điều kiện phù hợp, môi trường kinh doanh theo tiêu chí “bình thường mới” để họ có thể sản xuất, kinh doanh liên tục.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, việc vốn FDI vào Việt Nam tăng đã cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư Việt Nam, và những khó khăn mà dịch Covid-19 mang lại chỉ là tạm thời.

Samsung, Nestle: Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút FDI

Theo đại diện Samsung, về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI).
Samsung Electronics Co. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2021
Samsung sẽ mở rộng nhà máy ở Việt Nam, tăng sản lượng để đối đầu với Apple và Xiaomi
Chiều 27/9, Cổng thông tin Chính phủ đã tổ chức buổi tọa đàm Covid-19 và FDI.
Sự kiện có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và một số nhà đầu tư FDI lớn tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết, công ty hiện đang tiếp tục xây dựng trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) với quy mô hơn 220 triệu USD tại Hà Nội.
Dự kiến, trung tâm này sẽ tập trung nghiên cứu phát triển 5G, cơ sở dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
“Về lâu dài, nếu Việt Nam có thể vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa thì lượng FDI đổ vào sẽ vẫn tiếp tục tăng lên”, đại diện Samsung khẳng định.
Ông Choi Joo Ho cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2021, Samsung Việt Nam vẫn duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Thời gian tới, nếu nhà máy Samsung tại TP.HCM sớm hoạt động trở lại thì mục tiêu xuất khẩu mà công ty đã đề ra trong năm nay hoàn toàn có thể đạt được.
Về phần mình, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam Binu Jacob cho biết, tập đoàn mới đây đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy mới tại Đồng Nai trong 2 năm tới, với số vốn 132 triệu USD. Dự án sau khi hoàn thành sẽ đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Nestlé tại châu Á và châu Đại Dương.
Khách bộ hành đi ngang qua biển quảng cáo Samsung Mobile ở Seoul, Hàn Quốc, năm 2007 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2021
Samsung sắp bán nhà máy gia công linh kiện iPhone ở Việt Nam?
Lý giải nguyên do đưa tới quyết định này, ông Binu Jacob cho biết cơ sở sản xuất tại Việt Nam hiện đang là nhà máy hiệu quả hàng đầu của Nestlé.
Khẳng định với đại diện Chính phủ, theo ông Choi, Samsung sẽ không thay đổi chiến lược đầu tư vào thị trường Việt Nam bất chấp các khó khăn mà đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư đã gây ra.
Samsung Việt Nam hy vọng, với sự hỗ trợ từ các bộ ngành, địa phương, công ty sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư thiết bị cho 6 nhà máy đang hoạt động tại Việt Nam.
“Nếu trước đây Samsung chỉ đầu tư và sản xuất, lắp ráp thì sắp tới tập đoàn sẽ nâng cấp đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển để đưa Samsung Việt Nam trở thành một cứ điểm sản xuất lớn trên toàn cầu”, ông Choi khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала