Vì sao Việt Nam tiếp tục tin dùng điện than?

Tại Việt Nam, với 24/24 phiếu đồng thuận, Hội đồng thẩm định đã thông qua Đề án quy hoạch Điện VIII và chuẩn bị được trình Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sputnik
Bộ Công Thương cho biết sẽ xem xét phát triển nguồn điện than phù hợp trong bối cảnh quá trình phục hồi nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều biến động, phụ thuộc vào các vấn đề địa - chính trị phức tạp đang diễn ra trên thế giới và trong khu vực.

24/24 phiếu đồng thuận thông qua đề án Quy hoạch Điện VIII

Hội đồng thẩm định đã thông qua Đề án Quy hoạch Điện VIII. Hiện tại, Ban soạn thảo đang hoàn thiện dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ, dự kiến ngay trong tuần này.
Theo đó, có 24/24 phiếu thông qua nội dung Đề án Quy hoạch Điện VIII.
Trong đó có 5 phiếu đồng ý thông qua nội dung không chỉnh sửa và 19 phiếu đồng ý thông qua với điều kiện bổ sung chỉnh sửa đề án.
Bộ Công Thương cho hay, những nội dung cần chỉnh sửa là những nội dung nhỏ. Khi hoàn thiện, Ban soạn thảo sẽ trình Thủ tướng Chính phủ (dự kiến trong tuần này).

Quy hoạch Điện Việt Nam gặp khó khăn gì?

Đánh giá về những khó khăn vướng mắc khi thực hiện Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương cho rằng, theo quy định tại Luật Quy hoạch, Quy hoạch Điện VIII phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia của một số lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, có một điểm gây khó khăn cho Ban soạn thảo, đó là hiện nay, một số quy hoạch cấp quốc gia khác chưa được xây dựng như các quy hoạch: Tổng thể năng lượng quốc gia, không gian biển quốc gia, sử dụng đất quốc gia.
Ai đứng sau tổ hợp kinh tế muối và năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam?
Chính vì vậy, với đặc thù quy hoạch điện có liên quan tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, nên quá trình xây dựng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định bố trí không gian của chương trình phát triển điện lực.
Cũng theo Bộ Công Thương, trong năm 2020-2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã làm chậm lại sự phát triển phụ tải trong 2 năm vừa qua.
Đồng thời, quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều biến động, phụ thuộc vào các vấn đề địa - chính trị phức tạp đang diễn ra trên thế giới và trong khu vực, cũng như tốc độ phục hồi của nền kinh tế thế giới và khu vực.
Chính vì vậy, việc dự báo sát diễn biến tăng trưởng phụ tải trong thời gian tới cũng đặt ra nhiều thách thức cho Ban soạn thảo.
Theo Bộ Công Thương, việc tiếp tục phát triển các dự án điện than (có/chưa có chủ đầu tư) đã được phê duyệt tại Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, đã thực hiện nhiều thủ tục chuẩn bị đầu tư - nhưng chưa khởi công cũng đang gặp rất nhiều sức ép phải xem xét tới tính khả thi phát triển.
Bởi, hiện nay, nhiều nước đã cam kết không phát triển các dự án nhiệt điện than mới, các ngân hàng không chấp nhận cấp vốn cho các dự án phát triển mới.
“Trong khi đó, nguồn điện than dự kiến tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện trong thời gian tới”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương đã tổ chức các buổi hội thảo giữa kỳ và cuối kỳ để tham vấn ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế… về các nội dung của đề án.
Trên cơ sở dữ liệu hiện có, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương - xem xét đưa vào tính toán với mục tiêu khai thác tối đa các nguồn điện do các địa phương đề xuất, nhằm bổ sung phát triển các nguồn điện mới trong thời gian tới.
Đối với việc phát triển các dự án điện than, Bộ Công Thương sẽ phân tích, đánh giá toàn diện về các dự án đã được bổ sung quy hoạch, tính khả thi phát triển trong thời gian tới, xem xét việc phát triển các nguồn điện than phù hợp với lộ trình phát triển xanh, sạch của hệ thống điện Việt Nam.

Bộ Công Thương lý giải việc tiếp tục tăng điện than trong Quy hoạch Điện VIII

Như Sputnik đã thông tin trước đó, Bộ Công Thương cung cấp thông tin lý giải việc tăng tỷ trọng điện than trong Quy hoạch Điện VIII.
Quy hoạch Điện XIII đã kiến nghị Chính phủ ủy quyền và giao Bộ Công Thương thường xuyên rà soát 6 tháng 1 lần tình hình triển khai các công trình nguồn điện, được phép điều chỉnh tiến độ phát điện đối với nhiều nguồn điện chậm tiến độ quá 24 tháng.
Cùng với đó là điều chỉnh thay thế các dự án chậm tiến độ bằng những dự án đã được Thủ tướng phê duyệt trong Quy hoạch điện nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện và tránh lãng phí, thất thoát đầu tư, giảm hiệu quả đầu tư vào các dự án điện.
Thành tích phi thường của Việt Nam trong phát triển điện gió và năng lượng Mặt Trời
Cụ thể, theo ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Bộ Công Thương khẳng định, Đề án Quy hoạch Điện VIII đã giảm khá nhiều điện than, tăng năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Theo dự thảo mới này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và điện than sẽ tăng hơn 3.000 MW.
Ông Dũng cho biết, sở dĩ công suất điện than tăng hơn 3.000 MW so với Tờ trình 1682 hồi tháng 3/2021 là vì theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ điện ở miền Bắc sẽ tăng nhanh.
Trong khi đó, miền Trung nhu cầu điện thấp, nhưng các tỉnh ở đây lại có lợi thế rất lớn về tiềm năng năng lượng sơ cấp, nhất là năng lượng gió và Mặt Trời, nên trong dự thảo trước, dự kiến phát triển ở đây một số nguồn điện lớn nhằm cấp điện cho miền Bắc.
Ngoài ra, việc phát triển các dự án điện lớn ở miền Trung đồng nghĩa việc phải xây dựng thêm các đường dây truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc, với tổng mức đầu tư lớn, gây nhiều tổn thất.
Do đó, theo đại diện Bộ Công Thương, miền Bắc cũng cần chủ động xây dựng thêm các nguồn điện để đảm bảo cân đối nguồn – tải nội miền, hạn chế tối thiểu nhận điện từ miền Trung.
Bộ Công Thương, quy hoạch điện VIII đã hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới ở Việt Nam.
Chỉ những dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, được Bộ Công Thương đánh giá tính khả thi cao sẽ được thừa kế trong Quy hoạch Điện VIII.
Theo quy hoạch mới, Tổng công suất đặt các nguồn điện than trong phương án phụ tải cơ sở năm 2030 là 40.700GW, thấp hơn so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh khoảng 15.000 MW, theo Bộ Công Thương.
Việt Nam có thể trở thành cường quốc năng lượng tái tạo?
Cùng với đó, thêm nhà máy điện than của Việt Nam đã không được xem xét để phát triển trong thời gian tới tại các khu vực như Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An, Bạc Liêu, Tân Phước…và dần được thay thế bằng các nguồn điện khí LNG thân thiện hơn với môi trường thông qua hợp tác với đối tác Âu – Mỹ.
Tỷ trọng điện than trong quy hoạch cũng vào khoảng 31% vào năm 2030 trong kịch bản phụ tải cơ sở và khoảng 28% với kịch bản phụ tải cao.
Theo ông Dũng, quan điểm cân đối vùng miền, hạn chế truyền tải liên miền và kiên quyết không xây dựng thêm bất kỳ đường dây truyền tải liên kết miền nào đã được Bộ Công Thương tuân thủ nghiêm túc trong lần rà soát lần này.
Bộ Công Thương cũng đã rút kinh nghiệm từ việc phát triển điện lực giai đoạn 2011-2020 vừa qua để Chính phủ và Bộ không bị động trong điều hành phát triển điện lực của Việt Nam.
Bộ Công Thương cũng đặc biệt nhấn mạnh, các nguồn điện năng lượng tái tạo tiếp tục được ưu tiên phát triển với tỷ lệ hợp lý, hài hòa giữa các miền, đảm bảo các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật và vận hành, phù hợp với chương trình phát triển hệ thống điện tổng thể giai đoạn tới năm 2030.
Năng lượng tái tạo (không tính thủy điện) sẽ tăng từ mức khoảng 17.000 MW hiện nay lên tới 31.600 MW vào năm 2030, chiếm tỷ lệ khoảng 24,3% tổng công suất đặt toàn hệ thống.
Thảo luận