Ngoài những tác hại khác, bệnh truyền nhiễm coronavirus ảnh hưởng đến lá phổi của con người. Hệ luỵ là ngay cả sau khi hồi phục, người đó vẫn không hiếm khi cảm thấy khó thở, do đó mà cung cấp không đủ oxy cho các mô.
Nếu cơ thể không đủ không khí, một cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt sẽ được kích hoạt, - Trong chuyên gia nghiên cứu về mạch máu, giáo sư Alexandr Karabinenko từ Đại học Y khoa Quốc gia Nga mang tên V.I. N.I. Pirogov cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
«Nếu có ít không khí, thì theo bản năng sinh tồn, người đó sẽ cố gắng hít thở sâu hơn hoặc thường xuyên hơn để có đủ oxy cho hoạt động sống. Mọi thứ sẽ ổn miễn là các mô trong cơ thể được cấp đủ oxy. Tức là, khi não được cung cấp dưỡng khí», - ông nói rõ.
Máy đo SpO2 và nhịp tim để làm gì?
Nhưng cũng có khi ngay cả cơ chế tự điều chỉnh cũng không giúp cơ thể nhận đủ lượng oxy cần thiết. Những thời điểm đó, có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) và nhịp tim để xác định vấn đề.
«Có thiết bị nhỏ gọn đơn giản là máy đo SpO2 và nhịp tim, giúp xác định nồng độ oxy trong máu. Nếu chỉ số này giảm xuống dưới 90%, thì phải thực hiện các biện pháp để cải thiện nhịp thở», - giáo sư Alexandr Karabinenko cảnh báo.
Chỉ bác sĩ có thể xác định những biện pháp chính xác cần thiết dành cho một bệnh nhân cụ thể, không có công thức phổ biến đại trà. Một số người gặp khó khăn trong quá trình hít vào, người khác thấy bị ngăn cản việc thở ra hoàn toàn do co thắt phế quản, tức là tình trạng thu hẹp lòng phế quản xảy ra trong thời gian bị bệnh, - bác sĩ chuyên khoa giải thích.
Đối với mỗi trường hợp, sẽ có liệu pháp dành riêng được chọn. Ví dụ, có những bài tập phục hồi hoạt động của cơ chế hô hấp.
«Một số người bị co thắt phế quản kéo dài thì cần luyện thở ra, ngược lại, người khó thở hít vào thì cần luyện tập và tăng cường hoạt động của cơ hô hấp», - chuyên gia Alexandr Karabinenko kết luận.
Làm thế nào đoán biết nồng độ oxy trong máu mà không cần máy đo SpO2?
Nếu không có thiết bị đo SpO2 ngay trong tầm tay, nhưng thấy biểu hiện khó thở và lo lắng về tình trạng của mình, bạn có thể tiến hành bài kiểm tra đơn giản tại nhà. Cách này lần đầu tiên được thử nghiệm ở Anh, nhưng bây giờ được cư dân nhiều nước áp dụng. Mặc dù thực tế là các chỉ số không được coi là đáng tin cậy như khi sử dụng thiết bị, thử nghiệm sẽ giúp xác định những bất thường trong hoạt động của cơ quan hô hấp.
Cách tự kiểm tra độ bão hòa oxy khi không có máy đo SpO2
Hít vào thật sâu.
Nín thở.
Đếm thời gian 30 giây.
Lá phổi khỏe mạnh sẽ vượt qua được bài kiểm tra này. Dựa trên cơ sở tính thời gian, bạn có thể xác định gần đúng mức độ bão hòa oxy trong máu:
30 giây – đạt chuẩn 95-98%
10 giây - giảm chỉ số 93-94%
7 giây - mức cực thấp 90%.