Không có gì ngạc nhiên khi người ta thực hiện những vụ thử nghiệm
"Không có gì lạ, không có gì đáng ngạc nhiên khi Mỹ tiến hành những cuộc thử nghiệm như vậy. Nga và Mỹ là hai quốc gia dẫn đầu về các hệ thống pháo phản lực phóng loạt, đặc biệt là các hệ thống có độ chính xác cao. Các mẫu vũ khí mới nhất của cả Nga và Mỹ có tầm bắn lên tới hơn 100 km, và đây là các loại vũ khí đã được đưa vào biên chế. Không giống như các hệ thống pháo phản lực phóng loạt trước đó, khi mỗi vụ phóng bao trùm một diện tích rộng, đây là các hệ thống có độ chính xác cao, đầu đạn của chúng tự dẫn đường xác định mục tiêu cho tên lửa trong giai đoạn cuối của hành trình bay. Nga và Mỹ đang cạnh tranh để tăng phạm vi hoạt động của các hệ thống tác chiến-chiến thuật như vậy, để tăng độ chính xác của chúng”, - ông Alexei Podberezkin cho biết.
“Mỹ đang tập trung vào các hệ thống tác chiến-chiến thuật có tầm bắn khoảng 300 km, và họ muốn mở rộng phạm vi hoạt động lên đến hơn 500 km. Điều này giải thích tại sao Mỹ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF). Bởi vì Hiệp ước INF cấm sử dụng tên lửa với tầm bắn hơn 500 km. Người Mỹ đã tiếp cận ranh giới này. Hệ thống mà họ đang thử nghiệm sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2023. Nếu Hiệp ước INF vẫn có hiệu lực, thì việc phát triển các hệ thống như vậy chắc chắn sẽ là một sự vi phạm. Mỹ muốn làm cho các hệ thống này có tầm bắn lớn hơn, tăng phạm vi hoạt động của chúng lên đến một nghìn km", - ông nói.