https://kevesko.vn/20211016/chuyen-gia-quan-su-giai-thich-vi-sao-my-day-nhanh-toc-do-phat-trien-c-prsm-12134513.html
Chuyên gia quân sự giải thích vì sao Mỹ đẩy nhanh tốc độ phát triển c PrSM
Chuyên gia quân sự giải thích vì sao Mỹ đẩy nhanh tốc độ phát triển c PrSM
Sputnik Việt Nam
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị-quân sự thuộc Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Matxcơva ( MGIMO) bình luận thông tin về... 16.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-16T09:34+0700
2021-10-16T09:34+0700
2021-10-16T09:34+0700
nga
lầu năm góc
hiệp ước inf
himars
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/06/10327453_0:30:1280:750_1920x0_80_0_0_9bcbc7241ae8eac2d6a6dcb990763e6c.jpg
Mỹ đã tiến hành vụ thử thành công đối với tên lửa tác chiến-chiến thuật đầy hứa hẹn PrSM (Precision Strike Missile), theo tin của Tập đoàn Lockheed Martin - nhà phát triển và sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao.Tên lửa được phóng từ hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California. Theo thông cáo báo chí, tên lửa đã thực hiện "chuyến bay dài nhất kể từ khi bắt đầu thử nghiệm”, vượt ngưỡng tối đa.Không có gì ngạc nhiên khi người ta thực hiện những vụ thử nghiệmTrả lời phỏng vấn hãng Sputnik, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị-quân sự thuộc Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO), Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Alexei Podberezkin bình luận về thông cáo này.Trong những năm gần đây, Nga đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực này, ông Podberezkin nói tiếp.Theo Alexei Podberezkin, Lầu Năm Góc có kế hoạch tối đa hóa tầm hoạt động của hệ thống này.Theo chuyên gia quân sự, chỉ có một lời giải thích cho những kế hoạch này.
https://kevesko.vn/20211015/hoa-ky-thu-nghiem-thanh-cong-ten-lua-chinh-xac-cao-day-hua-hen-prsm-12129474.html
https://kevesko.vn/20191215/hoa-ky-khoe-ten-lua-co-kha-nang-choc-thung-luoi-phong-khong-cua-nga-8380096.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/06/10327453_45:0:1045:750_1920x0_80_0_0_8abccab066747bf1330e07d11367de48.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nga, lầu năm góc, hiệp ước inf, himars, quan điểm-ý kiến
nga, lầu năm góc, hiệp ước inf, himars, quan điểm-ý kiến
Chuyên gia quân sự giải thích vì sao Mỹ đẩy nhanh tốc độ phát triển c PrSM
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị-quân sự thuộc Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Matxcơva ( MGIMO) bình luận thông tin về việc Mỹ tiến hành vụ thử thành công đối với tên lửa tác chiến-chiến thuật PrSM.
Mỹ đã tiến hành vụ thử thành công đối với tên lửa tác chiến-chiến thuật đầy hứa hẹn PrSM (Precision Strike Missile), theo tin của Tập đoàn Lockheed Martin - nhà phát triển và sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao.
Tên lửa được phóng từ hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (
HIMARS) tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California. Theo thông cáo báo chí, tên lửa đã thực hiện "chuyến bay dài nhất kể từ khi bắt đầu thử nghiệm”, vượt ngưỡng tối đa.
15 Tháng Mười 2021, 18:30
Không có gì ngạc nhiên khi người ta thực hiện những vụ thử nghiệm
Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị-quân sự thuộc Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO), Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Alexei Podberezkin bình luận về thông cáo này.
"Không có gì lạ, không có gì đáng ngạc nhiên khi Mỹ tiến hành những cuộc thử nghiệm như vậy. Nga và Mỹ là hai quốc gia dẫn đầu về các hệ thống pháo phản lực phóng loạt, đặc biệt là các hệ thống có độ chính xác cao. Các mẫu vũ khí mới nhất của cả Nga và Mỹ có tầm bắn lên tới hơn 100 km, và đây là các loại vũ khí đã được đưa vào biên chế. Không giống như các hệ thống pháo phản lực phóng loạt trước đó, khi mỗi vụ phóng bao trùm một diện tích rộng, đây là các hệ thống có độ chính xác cao, đầu đạn của chúng tự dẫn đường xác định mục tiêu cho tên lửa trong giai đoạn cuối của hành trình bay. Nga và Mỹ đang cạnh tranh để tăng phạm vi hoạt động của các hệ thống tác chiến-chiến thuật như vậy, để tăng độ chính xác của chúng”, - ông Alexei Podberezkin cho biết.
Trong những năm gần đây, Nga đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực này, ông Podberezkin nói tiếp.
"Pháo phản lực Tornado của Nga có thể đánh trúng mục tiêu ở cự ly trên 100 km. Bên trong đầu đạn chính chứa hàng chục đầu đạn phụ với độ chính xác cao. Khi tiếp cận mục tiêu, mỗi đầu đạn phụ dẫn đường tự điều hướng giúp tấn công với độ chính xác rất cao các mục tiêu bọc thép. Chúng tôi đã triển khai các đơn vị pháo phản lực Tornado, và giờ đây chúng tôi tiến hành định kỳ các thử nghiệm kiểm tra khả năng của các hệ thống này", - chuyên gia lưu ý.
Theo Alexei Podberezkin, Lầu Năm Góc có kế hoạch tối đa hóa tầm hoạt động của hệ thống này.
“Mỹ đang tập trung vào các hệ thống tác chiến-chiến thuật có tầm bắn khoảng 300 km, và họ muốn mở rộng phạm vi hoạt động lên đến hơn 500 km. Điều này giải thích tại sao Mỹ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF). Bởi vì Hiệp ước INF cấm sử dụng tên lửa với tầm bắn hơn 500 km. Người Mỹ đã tiếp cận ranh giới này. Hệ thống mà họ đang thử nghiệm sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2023. Nếu Hiệp ước INF vẫn có hiệu lực, thì việc phát triển các hệ thống như vậy chắc chắn sẽ là một sự vi phạm. Mỹ muốn làm cho các hệ thống này có tầm bắn lớn hơn, tăng phạm vi hoạt động của chúng lên đến một nghìn km", - ông nói.
Theo chuyên gia quân sự, chỉ có một lời giải thích cho những kế hoạch này.
"Mỹ muốn sở hữu các hệ thống như vậy để đạt được ưu thế trong các chiến dịch mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì xét về hiệu quả của chúng, việc sử dụng các hệ thống này xấp xỉ bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật năng suất thấp", - ông Alexey Podberezkin giải thích.
15 Tháng Mười Hai 2019, 14:00