IOC tránh khỏi việc chính trị hóa Thế vận hội Bắc Kinh

IOC chống lại việc chính trị hóa Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cho rằng áp lực chính trị từ phương Tây đối với Trung Quốc có thể gia tăng khi Thế vận hội khai mạc.
Sputnik
Các vấn đề nhân đạo của Trung Quốc nằm ngoài thẩm quyền của IOC. Điều này đã được Phó Chủ tịch IOC, Chủ tịch Ủy ban Olympic Australia John Coates phát biểu tại cuộc họp với phóng viên tại Câu lạc bộ Báo chí Australia. Vị quan chức thể thao 71 tuổi nổi tiếng thế giới đã lên tiếng phản đối mọi hình thức tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 do một số chính trị gia phương Tây đề xuất.

Áp lực với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền

John Coates cũng nói rằng IOC sẽ không gây áp lực lên Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, bởi vì việc ra lệnh cho các quốc gia có chủ quyền không thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý IOC.
"Chúng tôi không có chức năng đến đất nước và nói với họ phải làm gì", - tờ báo The West Australian dẫn lời quan chức này.
Ý kiến chuyên gia: Mỹ sẽ không lập được liên minh tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022
Thông báo được đưa ra bởi một quan chức quốc tế bất chấp những lời kêu gọi trong giới chính trị Hoa Kỳ và châu Âu tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh, cũng như tẩy chay các cuộc thi đấu phát sóng trên truyền hình. Đặc biệt, vào ngày 8/7, Nghị viện châu Âu đã kêu gọi các tổ chức EU và các quốc gia thành viên từ chối lời mời của đại diện chính phủ và các nhà ngoại giao tới tham dự Đại hội Thể thao Bắc Kinh. Các nhà lập pháp châu Âu kêu gọi chính phủ Trung Quốc chứng minh sự cải thiện có thể kiểm chứng được trong vấn đề tình hình nhân quyền ở Tương Cương, Tân Cương, Tây Tạng và các khu vực khác của Trung Quốc là điều kiện thay đổi lập trường của họ.
Việc sử dụng vấn đề nhân quyền chống lại Trung Quốc nói chung không được phổ biến, và tác động của những tin đồn lan truyền ở phương Tây, đối với IOC và Thế vận hội Bắc Kinh là rất nhỏ, Zhou Rong, thành viên khoa học cấp cao tại Viện Tài chính thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, khi bình luận về tuyên bố của John Coates.
Phó Giám đốc "Viện Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế E.M. Primakov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga" (IMEMO RAS) Alexandr Lomanov trong cuộc phỏng vấn với Sputnik lưu ý rằng mặc dù IOC đã tránh xa việc chính trị hóa Đại hội thể thao ở Bắc Kinh, nhưng áp lực của phương Tây đối với Trung Quốc có thể tăng lên khi Đại hội thể thao sắp khai mạc:

“Thông báo này là một tin tích cực cho chính IOC và cho phong trào Olympic thế giới. Tuyên bố trước hết sẽ ảnh hưởng đến uy tín và thẩm quyền của IOC trong cộng đồng quốc tế. IOC đã cho thấy rằng họ sẽ không công khai đồng thuận lập trường của phương Tây và biến thành công cụ gây áp lực của phương Tây đối với Trung Quốc. Trong điều kiện gây tổn hại đến danh tiếng và mất niềm tin trong mắt cộng đồng thể thao quốc tế, đây sẽ là một bước đi rất thiển cận. Do đó, bằng cách này, IOC đã tuyên bố rằng họ không can dự vào cuộc chiến giữa phương Tây và Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Đồng thời, rõ ràng, các cấu trúc quốc tế, đặc biệt là IOC, không thể ảnh hưởng đến chính sách chống Trung Quốc của phương Tây. Chính sách này phát triển theo logic riêng, nội tại, lâu dài. Áp lực của các nhóm phương Tây đối với Trung Quốc khi Thế vận hội đang tới gần, có thể tiếp tục và ngày càng gia tăng. Căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc đang ở mức độ cao, vì vậy vấn đề chính trị phương Tây tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh là điều hiển nhiên và vẫn chưa được loại bỏ khỏi chương trình nghị sự".

Chủ tịch Ủy ban Olympic Australia, John Coates, trong cùng cuộc gặp với các phóng viên ở Melbourne, đã tái khẳng định cam kết của Australia trong việc tham gia Thế vận hội Bắc Kinh. Australia sẽ cử 41 vận động viên tham gia Olympic và 9 vận động viên tham dự Thế vận hội Paralympic.
Tại sao IOC đình chỉ đội CHDCND Triều Tiên đến cuối năm 2022?
Thảo luận