Các vấn đề kinh tế - xã hội tiếp tục “nóng” tại Quốc hội

HÀ NỘI (Sputnik) - Tuần làm việc thứ 2 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất. Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cùng một số vấn đề khác cũng được thảo luận.
Sputnik
Ngày 25/10, Quốc hội bước sang ngày làm việc đầu tiên của tuần thứ 2. Đây cũng là thời gian cuối cùng của đợt họp trực tuyến trước khi tiến hành họp tập trung tại Nhà Quốc hội theo dự kiến.

Quốc hội dự kiến tái cơ cấu nền kinh tế

Theo kế hoạch, trong tuần này, Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật Cảnh sát cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ trình dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025). Quốc hội bố trí thảo luận tổ cũng như thảo luận trực tuyến về các nội dung này.
May hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty May Maxport, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận tổ về 4 dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hoá, tỉnh Nghệ an và tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quốc hội còn thảo luận trực tuyến về Tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 02 năm 2019-2020.

Bộ luật Tố tụng Hình sự cần sửa đổi gì?

Tại phiên thảo luận sáng 25/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Đại dịch COVID-19
Covid-19: Thủ tướng yêu cầu thống nhất chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương
Phát biểu nghị trường, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí nêu rõ:
“Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, bổ sung ba nội dung gồm Khoản 3, Điều 146 của Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng bổ sung trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm đối với Công an xã (tương đương với trách nhiệm của Công an phường, thị trấn, Đồn Công an); khoản 1, Điều 148 theo hướng bổ sung căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án; khoản 1, Điều 155 theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của Bộ luật Hình sự để cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mà không cần có yêu cầu khởi tố của bị hại”.
Ngoài ra, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí sẽ giải trình và làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu ra.

Hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

Tham dự phiên họp sáng 25/10, các đại biểu Quốc hội cũng tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, mục tiêu xây dựng dự án Luật nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật Kinh doanh bảo hiểm với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Người đứng đầu Bộ Tài chính Việt Nam cho biết thêm:
“Mục tiêu tiếp theo là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm kết hợp với việc cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng, sự an toàn của cả hệ thống, tiết giảm chi phí xã hội”.
Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) gồm 8 chương, 156 điều; cụ thể hóa 7 nhóm chính sách đề nghị xây dựng dự án Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 121/NQ-CP ngày 31/12/2019.
Việc sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn 20 năm thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; kiến tạo, phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quả, tiệm cận với các thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và cùng với thị trường tiền tệ-tín dụng và thị trường chứng khoán trở thành các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Đại biểu Quốc hội: Tổ chức phiên tòa trực tuyến là phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, Ủy ban Kinh tế cũng cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có phạm vi điều chỉnh bao quát hơn, đã bổ sung nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; bổ sung quy định về đối tượng áp dụng để quy định rõ, cụ thể hơn những đối tượng được điều chỉnh bởi luật.
Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.
Thảo luận