“Ở Đông Nam Á, cấu trúc các mối quan hệ quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Yếu tố then chốt ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống an ninh và quan hệ quốc tế trong khu vực là cuộc đối đầu Trung - Mỹ. Chính điều này làm nảy sinh những thách thức và vấn đề mới đối với ASEAN, và toàn bộ chính sách của các nước trong Hiệp hội đều phụ thuộc vào sự phát triển trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Các quốc gia Đông Nam Á theo truyền thống cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và mỗi quốc gia có hai lựa chọn: tự giữ mình hoặc gia nhập một trong những bên đối nghịch. Liên quan đến điều đó còn là mối đe dọa chính - sự chia rẽ của Hiệp hội. Mối đe dọa này gần đây ngày càng trở nên hữu hình khi ngày càng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở một số quốc gia, khi họ xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia và căn cứ không quân ở Lào."
“Nếu nhìn vào liên minh ASEAN plus (+), có thể thấy mối liên kết này được hình thành để giúp ASEAN giải quyết các vấn đề, đưa chúng ra cấp độ quốc tế và làm êm dịu tình hình, - Dmitry Mosyakov tiếp tục. - Bây giờ thì không thế. Úc, Nhật Bản và Ấn Độ ngày càng xác định rõ ràng hơn vị trí của mình trong khu vực, và những lập trường này không tính đến ý kiến các nước Đông Nam Á. Nga vẫn là quốc gia duy nhất ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và quan tâm đến việc bảo tồn khối này. Sự tin cậy lẫn nhau giữa Nga và ASEAN đã được củng cố đáng kể. Bất chấp quan hệ hợp tác kinh tế không mấy ấn tượng giữa Nga và ASEAN, Moskva có sự hiện diện sâu rộng trong các lĩnh vực quan trọng như hợp tác kỹ thuật quân sự, an ninh, thể hiện trong nhiều lĩnh vực - từ mua bán vũ khí, rà phá bom mìn sân bay đến trao đổi thông tin và an ninh mạng".
“Nga quan tâm đến việc thu hút các công ty từ ASEAN đến cảng kinh tế tự do Vladivostok, mà sự phát triển của cảng này được đảm bảo bằng việc hiện đại hóa tuyến Đường sắt xuyên Siberia - cơ sở chính của hành lang vận tải Đông-Tây. Dự án «Số hóa Primorye» được thông qua vào năm 2021, cung cấp sự phát triển tích hợp của môi trường kỹ thuật số khu vực, sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần vùng Viễn Đông. Nga muốn kết nối các nước ASEAN với sự hợp tác Nga-Ấn và Nga-Nhật, đặc biệt, với việc hình thành hành lang vận tải biển Chennai-Vladivostok giữa bờ biển phía đông Ấn Độ và vùng Viễn Đông. Tuyến đường biển dài 10 nghìn km có thể giảm thời gian trung chuyển hàng hóa từ 40 ngày hiện nay xuống đến 24 ngày. Về lâu dài, các quốc gia Đông Nam Á, vốn phụ thuộc nhiều vào eo biển Malacca, có thể quan tâm đến các khả năng của Tuyến đường biển phía Bắc của Nga”, chuyên gia nói.
“Nga coi Đông Nam Á là một trong những hướng quan trọng để cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu là ngũ cốc và các sản phẩm chế biến, cũng như thịt, - Oleg Stoletov kết luận trong câu chuyện của mình. - Phát triển khu liên hợp nghề cá của vùng Viễn Đông, và Nga quan tâm đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp cá và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm ngư nghiệp của mình sang Việt Nam, Thái Lan và trong tương lai sang Indonesia.“