Chuyên gia: Nga là đối tác tin cậy nhất của ASEAN

© Sputnik / Grigoriy Sysoev  / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ 3
Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ 3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Đăng ký
Với sự xuất hiện của khái niệm «Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ITR” và liên minh quân sự - chính trị mới AUKUS, ASEAN thực sự bị đẩy ra ngoài các mối quan hệ quốc tế trong khu vực mà khối này đã chiếm vai trò chủ đạo trong hơn 50 năm qua. Ý kiến này được chuyên gia Dmitry Mosyakov (Nga) về Đông Nam Á bày tỏ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik

“Ở Đông Nam Á, cấu trúc các mối quan hệ quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Yếu tố then chốt ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống an ninh và quan hệ quốc tế trong khu vực là cuộc đối đầu Trung - Mỹ. Chính điều này làm nảy sinh những thách thức và vấn đề mới đối với ASEAN, và toàn bộ chính sách của các nước trong Hiệp hội đều phụ thuộc vào sự phát triển trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Các quốc gia Đông Nam Á theo truyền thống cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và mỗi quốc gia có hai lựa chọn: tự giữ mình hoặc gia nhập một trong những bên đối nghịch. Liên quan đến điều đó còn là mối đe dọa chính - sự chia rẽ của Hiệp hội. Mối đe dọa này gần đây ngày càng trở nên hữu hình khi ngày càng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở một số quốc gia, khi họ xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia và căn cứ không quân ở Lào."

Ý kiến ​​này được Dmitry Mosyakov, chuyên gia Nga về Đông Nam Á, giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương trong Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói tại hội thảo quốc tế “Nga và ASEAN trong khu vực châu Á Thái Bình Dương: động lực của tương tác, các tiến trình khu vực và xung đột toàn cầu" do Trung tâm ASEAN MGIMO Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tổ chức gần đây. Hội nghị diễn ra trùng với dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ đối thoại và 30 năm quan hệ giữa Nga và ASEAN, với sự tham dự của khoảng 90 nhà khoa học, nhà ngoại giao, chính khách và nhân vật từNga và tất cả các nước thành viên ASEAN, trừ Brunei. Trong hai ngày, họ đã thảo luận về những thành tựu và thất bại trong hợp tác giữa Nga và Đông Nam Á, vị trí của Nga trong khu vực này, các vấn đề của chính khu vực và mỗi nước ASEAN.
Tổng thống Nga Putin tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Tổng thống Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á
Giáo sư Mosyakov tin rằng hiện nay, với sự xuất hiện của khái niệm «Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương» và liên minh quân sự - chính trị mới AUKUS, ASEAN thực sự đang bị đẩy ra ngoài các mối quan hệ quốc tế trong khu vực mà khối này đã chiếm giữ hơn 50 năm qua. Bởi vì mọi sự kiện ở Đông Nam Á đều đang diễn ra bên ngoài ASEAN và không có bất kỳ mối tương quan nào với lợi ích của Hiệp hội. Sẽ mất một thời gian và có thể dự án ITR cũng sẽ có sự tham gia của ASEAN, nhưng không đóng vai trò là một liên kết trung tâm giúp giải quyết nhiều vấn đề mà các thành viên Hiệp hội phấn đấu và là điều họ tự hào, mà chỉ ở vai trò phụ, hoàn toàn phụ thuộc vào những cường quốc hàng đầu, những nước sẽ tạo ra tiếng nói chung cho khu vực.

“Nếu nhìn vào liên minh ASEAN plus (+), có thể thấy mối liên kết này được hình thành để giúp ASEAN giải quyết các vấn đề, đưa chúng ra cấp độ quốc tế và làm êm dịu tình hình, - Dmitry Mosyakov tiếp tục. - Bây giờ thì không thế. Úc, Nhật Bản và Ấn Độ ngày càng xác định rõ ràng hơn vị trí của mình trong khu vực, và những lập trường này không tính đến ý kiến các nước Đông Nam Á. Nga vẫn là quốc gia duy nhất ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và quan tâm đến việc bảo tồn khối này. Sự tin cậy lẫn nhau giữa Nga và ASEAN đã được củng cố đáng kể. Bất chấp quan hệ hợp tác kinh tế không mấy ấn tượng giữa Nga và ASEAN, Moskva có sự hiện diện sâu rộng trong các lĩnh vực quan trọng như hợp tác kỹ thuật quân sự, an ninh, thể hiện trong nhiều lĩnh vực - từ mua bán vũ khí, rà phá bom mìn sân bay đến trao đổi thông tin và an ninh mạng".

Theo chuyên gia Nga, trong tình hình hiện nay, quan hệ của Nga với ASEAN đang bước sang một giai đoạn mới, mở ra cơ hội tiến lên.
Nga có thể cống hiến rất nhiều cho các nước ASEAN, theo Oleg Stoletov - phó giáo sư Đại học Tổng hợp Moskva mang tên M.V. Lomonosov, và các nước ASEAN có thể đóng góp to lớn vào sự phát triển khu vực Viễn Đông của Nga. Điều này áp dụng cho hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, số hóa, vận tải, hậu cần, năng lượng và lương thực thực phẩm.
 Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tham dự cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Việt Nam - Singapore cùng hợp tác về an ninh mạng, tiến tới tự cường trong ASEAN
Các nước ASEAN, chủ yếu là Việt Nam và Indonesia, là những khách hàng lớn nhất mua vũ khí Nga. Nga cung cấp cho các nước ASEAN máy bay, trực thăng, tàu chiến, tàu ngầm, hệ thống tên lửa và xe chiến đấu bộ binh. Có các thỏa thuận về việc thành lập cơ sở chung để bảo dưỡng - sửa chữa tàu ngầm ở Cam Ranh và bảo dưỡng máy bay Nga, về thủ tục đơn giản hóa để tàu chiến Nga vào các cảng ở Việt Nam và Myanmar, đi qua và hiện diện trên không phận trong biên giới quốc gia. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tăng cường các hoạt động ở Biển Đông và biển Java, tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đồng thời sẵn sàng tiến hành các cuộc tập trận chung với hải quân các nước ASEAN.

“Nga quan tâm đến việc thu hút các công ty từ ASEAN đến cảng kinh tế tự do Vladivostok, mà sự phát triển của cảng này được đảm bảo bằng việc hiện đại hóa tuyến Đường sắt xuyên Siberia - cơ sở chính của hành lang vận tải Đông-Tây. Dự án «Số hóa Primorye» được thông qua vào năm 2021, cung cấp sự phát triển tích hợp của môi trường kỹ thuật số khu vực, sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần vùng Viễn Đông. Nga muốn kết nối các nước ASEAN với sự hợp tác Nga-Ấn và Nga-Nhật, đặc biệt, với việc hình thành hành lang vận tải biển Chennai-Vladivostok giữa bờ biển phía đông Ấn Độ và vùng Viễn Đông. Tuyến đường biển dài 10 nghìn km có thể giảm thời gian trung chuyển hàng hóa từ 40 ngày hiện nay xuống đến 24 ngày. Về lâu dài, các quốc gia Đông Nam Á, vốn phụ thuộc nhiều vào eo biển Malacca, có thể quan tâm đến các khả năng của Tuyến đường biển phía Bắc của Nga”, chuyên gia nói.

Nga quan tâm đến việc tiếp tục tham gia vào việc phát triển đường sắt ở Đông Nam Á, chủ yếu ở các nước Đông Dương, chẳng hạn như trong dự án Hành lang kinh tế phía Đông ở Thái Lan. Công ty "Đường sắt Nga" đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án như vậy trên đảo Kalimantan của Indonesia. Việc sản xuất khí LNG được mở rộng ở Viễn Đông: các dự án Sakhalin-2, Viễn Đông-LNG và Vladivostok-LNG. Hợp tác với các công ty Nga trong lĩnh vực số hóa đang tích cực phát triển. Số hóa gắn liền với công nghệ vệ tinh và các nước ASEAN có thể sử dụng hệ thống định vị GLONASS của Nga, tiềm năng của sân bay vũ trụ Vostochny. Các nước Đông Nam Á cung cấp vi mạch, chất bán dẫn cho Nga, vì vậy họ quan tâm đến việc tăng cường chuỗi giá trị, cũng như hợp tác trong việc thúc đẩy đổi mới: Công viên công nghệ Nga đã gia nhập Hiệp hội Công nghệ kỹ thuật quốc tế châu Á, năm 2018 lập ra Quỹ Công nghệ cao Viễn Đông. Nhiều nước ASEAN sử dụng hệ thống an ninh mạng của Nga.
Tuyến đường sắt Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Mạng lưới đường sắt Nga quá tải vì vận chuyển hàng từ Trung Quốc sang châu Âu

Nga coi Đông Nam Á là một trong những hướng quan trọng để cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu là ngũ cốc và các sản phẩm chế biến, cũng như thịt, - Oleg Stoletov kết luận trong câu chuyện của mình. - Phát triển khu liên hợp nghề cá của vùng Viễn Đông, và Nga quan tâm đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp cá và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm ngư nghiệp của mình sang Việt Nam, Thái Lan và trong tương lai sang Indonesia.

Hợp tác giữa Nga và các nước ASEAN có tiềm năng rất lớn, chỉ cần sử dụng nó một cách đứng đắn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала