Đường dây tải điện - vùng đặc biệt nguy hiểm
"Con chuồn chuồn" và những phương tiện bay khác
“Công ty chúng tôi đã được thành lập vào năm 2014 và trong suốt những năm qua đã tham gia vào nhiều dự án phát triển các loại robot khác nhau. Trước hết, robot phục vụ công tác cứu hộ, có khả năng sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, dập tắt đám cháy. Năm 2016, chúng tôi bắt đầu phát triển robot có thể đi dọc theo đường dây điện. Đến nay, chúng tôi đã tạo ra một loạt robot drone như vậy. Mẫu robot đầu tiên Strekoza (Con chuồn chuồn) được thiết kế để giám sát các đường dây đang mang điện! Đây là một bước đột phá quan trọng. Luôn có một trường điện từ mạnh xung quanh đường dây, và các thiết bị đo lường điện tử tiêu chuẩn hoạt động kém ở đó. Thiết bị do chúng tôi thiết kế được lắp đặt trên robot Strekoza đã loại bỏ vấn đề tương thích điện từ. Mẫu robot thứ hai robot drone Pauk (Con nhện) được thiết kế để bảo trì các dây dẫn - bôi trơn chống ăn mòn và chống đóng băng. Hai mẫu robot khác có thể thực hiện các công việc sửa chữa: tháo và lắp các chỉ báo ngắn mạch, cút nối dây điện và các thiết bị khác để sửa chữa đường dây điện bị chập, đứt và khôi phục độ bền cơ học của dây dẫn".
Điện áp cao nguy hiểm chết người không cản trở hoạt động của robot
“Trên các đường dây dẫn điện có điện áp từ 35 kV đến 220 kV, robot thợ điện hoạt động trên tất cả các loại dây - cả dây pha và dây chống sét. Trên các đường dây dẫn điện có điện áp từ 500 kV trở lên - chỉ trên cáp chống sét (nó đi trên dây pha). Robot thợ điện có một tổ lái - một người điều hành và một kỹ sư thu thập dữ liệu. Nhưng, con người không phải đối diện với những rủi ro, nguy hiểm. Ngày nay, tổ lái điều khiển robot từ xa ở khoảng cách 2,5 km, an toàn tuyệt đối. Trong tương lai, phạm vi hoạt động và ứng dụng của điều khiển từ xa sẽ đạt 10 km. Và chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo cho robot drone có khả năng làm việc “trên dây” hoàn toàn tự chủ, di chuyển từ trạm biến áp này đến trạm biến áp khác”.