Liệu có phải người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản là chính trị gia thân Trung Quốc?

Một cơ hội mới đang mở ra để đảm bảo sự ổn định trong quan hệ Trung-Nhật. Hơn nữa, ở nhiều khía cạnh, chúng sẽ được quyết định bởi mức độ Nhật Bản phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn nhận xét như vậy về những phát biểu đầu tiên của tân Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimashi Hayashi liên quan đến Trung Quốc.
Sputnik

Xây dựng các mối quan hệ

Trong cuộc họp báo đầu tiên vào ngày 11/11, Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết điều quan trọng là phải thiết lập quan hệ mang tính xây dựng và ổn định với Trung Quốc. Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ theo đuổi chính sách cân bằng đối với Trung Quốc. Nhật Bản ủng hộ hợp tác với Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực đáp ứng lợi ích của nước này. Đồng thời, Yoshimasa Hayashi lưu ý ý định kiên quyết nói với Trung Quốc những gì ông cho là cần thiết, cũng như mong muốn từ phía Bắc Kinh tỏ rõ vai trò xây dựng và các hành động có trách nhiệm phù hợp với quy tắc quốc tế.
Theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản, các cựu thủ tướng Shinzo Abe và Taro Aso đều phản đối việc bổ nhiệm Yoshimashi Hayashi làm ngoại trưởng. Họ đề cập đến thực tế rằng ông nổi tiếng là một "chính trị gia thân Trung Quốc". Trong khi đó, điều này không ngăn cản tân Ngoại trưởng được hưởng sự tín nhiệm hoàn toàn của Thủ tướng Kishida, người thường thể hiện cách tiếp cận rất cứng rắn đối với chính sách của Bắc Kinh.
Tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ thi hành «chính sách cương quyết» trong quan hệ với Trung Quốc và Nga
Trước đó, vào ngày 10/11, sau khi trở thành Thủ tướng thứ 101 của Nhật Bản, Fumio Kishida nói rằng ông có ý định kiên định và theo đuổi một "chính sách đối ngoại quyết định" đối với Trung Quốc. Giáo sư Liu Jiangyun, chuyên gia tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Qinghong, nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik: những tuyên bố này mở ra cơ hội duy trì sự ổn định trong quan hệ Trung-Nhật. Đồng thời, chuyên gia nhắc lại rằng những tuyên bố tương tự đã được đưa ra trong quá khứ, chẳng hạn như thời Thủ tướng Yoshihide Sugi. Ông cũng lưu ý rằng vào năm 2022, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Theo ý kiến của giáo sư, một yếu tố quan trọng là quan hệ Trung-Mỹ được cải thiện, góp phần vào sự ổn định của quan hệ Trung-Nhật.

Đối thoại mang tính xây dựng

Alexei Maslov, Giám đốc Viện Á - Phi tại Đại học Quốc gia Moskva gọi những tuyên bố của Yoshimashi Hayashi là phản ứng trước những lời kêu gọi của Trung Quốc bắt đầu đối thoại mang tính xây dựng:

“Tân Ngoại trưởng đã không nói bất kỳ điều gì mang tính cách mạng, ở một mức độ nhất định, ông ấy đã thể hiện quan điểm tiêu chuẩn của Nhật Bản. Ông ấy chỉ làm một việc quan trọng - ông ấy đã ném một cây cầu để bắt đầu một cuộc đối thoại mới, bởi vì suy cho cùng, đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong lĩnh vực ngoại giao trên thực tế đã bị gián đoạn. Về vấn đề này, tôi coi tuyên bố của tân Bộ trưởng như một lời mời đến vòng đàm phán mới, để kiểm nghiệm quan hệ Nhật-Trung hiện tại. Nhân tiện tôi xin nhắc, Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị bắt đầu cuộc đối thoại này. Đồng thời, tôi muốn chú trọng về thực tế : Nhật Bản đã không từ bỏ lập trường tương đối cứng rắn. Mặc dù, theo quan điểm của tôi, Nhật Bản không quan tâm đến bất kỳ xung đột quân sự thực sự nào có thể xảy ra hiện nay ở Đông Á. Đây là điều , bằng cách này hay cách khác, có thể ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và quân sự của Nhật Bản”.

Biển Đông
Liệu Mỹ có xung đột quân sự với Trung Quốc vì Biển Đông hay không?

Nhật Bản sẽ tham gia AUKUS?

Chuyên gia cũng dự đoán một cách tiếp cận cực kỳ thận trọng của Nhật Bản dưới thời chính phủ mới về kết nối với AUKUS:

“Trên thực tế, Nhật Bản gần đây đã cực kỳ cẩn trọng với tất cả các khối quân sự. Và quan trọng nhất là việc triển khai các loại vũ khí mới của Mỹ trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, dù sao chăng nữa, tính đến việc Nhật Bản rất phụ thuộc, không loại trừ có thể Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy Nhật Bản trong vấn đề này. Đồng thời, trên thực tế không có quốc gia nào quan tâm về mặt kinh tế đối với AUKUS, nhưng Hoa Kỳ đang gây áp lực lên các đồng minh của mình và trên thực tế, buộc họ phải tham gia liên minh".

Thảo luận