Đề cao luật pháp quốc tế
Tờ The Diplomat có một bài viết, trong đó tác giả chỉ ra rằng, Việt Nam chủ trương bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong khi các nước ASEAN khác chỉ nhắc đến Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trong các tuyên bố của mình, thì Việt Nam đã khẳng định mạnh mẽ vai trò của Công ước như một cơ sở toàn diện và vững chắc để thiết lập trật tự pháp lý trên biển và đại dương. Theo tác giả bài báo, lập trường mạnh mẽ này trái ngược với luận điệu của Trung Quốc khi đề cập đến tranh chấp Biển Đông.
Tác giả kêu gọi Việt Nam sử dụng tính cực hơn và kỹ lưỡng hơn các thủ tục pháp lý quốc tế để bảo vệ lợi ích của mình trước sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc. Rappler đưa tin rằng, Philippines và Việt Nam đã quyết định nối lại Chương trình Khảo sát Nghiên cứu Khoa học biển chung ở Biển Đông đã bị đình chỉ từ năm 2007. Tờ Republic World thông báo rằng, đây là lần thứ năm Việt Nam chính thức được các nước thành viên UNESCO bầu vào Hội đồng chấp hành nhiệm kỳ 2021-2025, với số phiếu nhận được là 163 trên tổng số 178 phiếu bầu.
1,3 triệu người không trở lại nơi làm việc
Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage, spa, quán bar hai ngày sau khi chúng được phép mở cửa trở lại để ngăn chặn đợt bùng phát mới của dịch Covid-19, theo tờ Hindustan Times. Số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đang tăng lên, lên tới 10 nghìn ca mỗi ngày. CNBC đưa tin, theo các nhà phân tích, tác động kinh tế của việc các nhà máy, công xưởng bị tạm ngưng hoạt động trong thời gian dài ở Việt Nam có thể sẽ tồi tệ hơn so với dự đoán của các nhà bán lẻ, và nền kinh tế sẽ phải chịu thiệt hại cho đến năm 2022.
Điều này một phần là do hoạt động kinh tế ở miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều công ty sản xuất giày dép và hàng may mặc. Các cơ sở đang nối lại hoạt động sản xuất với tốc độ chậm hơn nhiều so với miền Bắc. Tờ New York Times viết về vấn đề thiếu hụt lao động tại các nhà máy mới mở của Việt Nam. Theo số liệu chính thức, tính từ tháng 7 đến 15/9, khoảng 1,3 triệu lao động đã về quê tránh dịch, va họ không muốn quay trở lại, hy vọng phục hồi tinh thần ở quê nhà.
Mở ra những hành trình mới
Business Insider cho biết rằng, Vietnam Airlines sẽ trở thành hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam khai thác đường bay thẳng thường lệ đến Hoa Kỳ. Từ ngày 28/11, Vietnam Airlines sẽ tổ chức bay thẳng thường lệ đến Mỹ và duy trì tần suất 2 chuyến/tuần. Hành trình theo hướng đông kéo dài 13 tiếng 50 phút. Chuyến bay chiều về có thời gian bay khoảng 16 tiếng 40 phút. Do chưa có máy bay đáp ứng điều kiện bay thẳng đầy tải nên để bay thẳng không dừng giữa Việt Nam và Mỹ, các máy bay Boeing 787 hay Airbus A350 sẽ phải cắt khoảng 100 ghế (máy bay chỉ chở khoảng 220 khách/chuyến), giá vé khoảng 1.000 USD/chiều. Hành trình này dự kiến sẽ không có lãi trong 5 đến 10 năm. Việt Nam đã xác nhận rằng, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2022, họ sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với thịt heo đông lạnh nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ 15% xuống còn 10%, OCJ cho biết.
Thông tin này khiến nông dân Mỹ rất vui mừng, họ từ lâu đã tìm cách tiếp cận tốt hơn thị trường Việt Nam, một trong những quốc gia tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới. Nhưng, do Mỹ không có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nên ngành chăn nuôi lợn của Mỹ tiếp tục gặp bất lợi trong cạnh tranh với EU, Nga và các nước thành viên Hiệp định CPTPP. Agnet West cho biết thêm, kể từ ngày 30/12/2021, thuế nhập khẩu ngô sẽ giảm từ 5% xuống còn 2% và loại bỏ thuế đối với lúa mì, hiện đang chịu mức thuế 3%. Điều này cũng có lợi cho nông dân Mỹ.
Tờ The Star viết về sự thành công lớn của các công ty khởi nghiệp Việt Nam. Bất chấp những tác động từ đại dịch, trong 9 tháng đầu năm nay dòng vốn đầu tư vào start-up Việt có hơn 600 triệu USD, tổng số thương vụ bằng cả năm 2020. Tờ báo này cũng cho biết rằng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua mạng đã tăng vọt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực phẩm nào có thể thay thế cơm trắng?
AlJazeera có một bài viết dài về vấn đề canh tác lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa số 1 của cả nước. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26, Việt Nam cam kết giảm khí thải Mê-tan 30% vào năm 2030, mà lúa gạo là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ hai sau ngành chăn nuôi bò thịt. Ở Việt Nam, lượng khí thải ra từ vụ mùa thậm chí còn cao hơn mức trung bình của thế giới, trong năm 2020 Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Áp lực về các vấn đề môi trường đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam phát triển các giải pháp thay thế cho các chính sách ưu tiên trồng lúa, và hiện đang chính phủ khuyến khích người dân trồng cây ăn quả hoặc xây ao nuôi cá và thành lập trang trại nuôi tôm.
National Geographic đưa tin rằng, vào năm 2005, chính phủ Việt Nam đã cấm việc buôn bán mật gấu và nuôi gấu lấy mật, đã bắt đầu đóng cửa các trại nuôi gấu. Nhưng, hiện nay trên 100 trang trại tư nhân vẫn có hơn 300 con gấu bị nuôi nhốt. Nhu cầu mua mật từ gấu nuôi nhốt giảm đã dẫn đến lợi nhuận giảm, nhiều cá thể gấu trong các trang trại đã chết do bị bỏ rơi hoặc bị suy kiệt về sức khỏe.
Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế!
Hãng tin Bloomberg đưa tin rằng, tỉnh Khánh Hòa đã đón hai chuyến bay trong tuần này với khách du lịch từ Nhật Bản và Hàn Quốc. 430 du khách Mỹ đến Hội An và 250 du khách Hàn Quốc đến Phú Quốc. Khách du lịch nước ngoài phải đối mặt với các yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày tính đến thời điểm nhập cảnh), và du khách đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 phải có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2 không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh.
Khách du lịch có thể đến các địa phương được phép đón khách du lịch quốc tế theo chương trình du lịch trọn gói và chỉ được phép tham quan một số khu vực và cơ sở dịch vụ nhất định.