Sự trỗi dậy của giới siêu giàu Việt Nam

Báo Anh vừa bình luận về sự trỗi dậy của giới siêu giàu Việt Nam với những cái tên đình đám như Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, bà chủ Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo hay vua thép Trần Đình Long.
Sputnik
Tờ Economist cũng chỉ ra cách những tỷ phú USD Việt Nam giàu lên và phương thức đóng góp cho nền kinh tế đất nước cũng như định hình vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Đặc biệt, giới chức đất nước hiện cũng đang cố gắng hỗ trợ các tập đoàn toàn cầu khổng lồ, với nỗ lực tạo ra những Samsung và Toyota mang đặc trưng của Việt Nam.

Sự trỗi dậy của giới tỷ phú USD Việt Nam

Vừa qua, tờ Economist của Anh đã có đánh giá về sự bùng nổ giới siêu giàu Việt Nam, biểu trưng cho khát vọng thịnh vượng, bứt phá mạnh mẽ, trở thành một trong những con hổ kinh tế mới hàng đầu khu vực của quốc gia Đông Nam Á này.
Hãy bắt đầu bằng câu chuyện của nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo.
Như đã biết, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ doanh nhân, tỷ phú đang nắm quyền điều hành nhiều doanh nghiệp lớn hàng đầu của Việt Nam, trong đó có cương vị Tổng Giám đốc VietJet Air, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank.
Ai giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam khi khối tài sản của các tỷ phú USD tăng mạnh?
Bà Phương Thảo cũng là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD, sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.
Như Sputnik thông tin trước đó, mới đây, Linacre College, một trường thuộc hệ thống viện đại học Oxford ra thông cáo cho biết đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Sovico Group của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Chính xác hơn, Linacre College của Đại học Oxford được tài trợ số tiền tổng cộng hơn 200 triệu USD (155 triệu bảng Anh, gần 5.000 tỷ đồng) từ công ty SOVICO và dự định sẽ đổi tên thành Thao College, theo tên của nữ chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Thị Phương Thảo.
“Sau khi nhận được khoản quyên góp đầu tiên trị giá 150 triệu bảng Anh, chúng tôi sẽ xin phép Cơ mật Viện đổi tên trường từ Linacre College thành Thao College để ghi nhận món quà mang tính bước ngoặt này”, thông báo của Linacre College nêu rõ.
Linacre College khẳng định, món quà của bà Nguyễn Thị Phương Thảo có ảnh hưởng to lớn tới trường và lãnh đạo đơn vị giáo dục thuộc hệ thống viện ĐH Oxford vô cùng biết ơn sự hào phóng này.
Biên bản ghi nhớ đã được ký kết tại Edinburgh vào Chủ nhật ngày 31 tháng 10 và đặt ra ý định thành lập một trung tâm đào tạo mới cho học viên. Cùng với đó, tập đoàn Sovico của bà Thảo cũng đã cam kết tất cả các công ty con của họ sẽ đưa mức carbon ròng về 0 vào cuối năm 2050 với sự giúp đỡ từ các học giả hàng đầu của Đại học Oxford.
Economist nhấn mạnh rằng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo không phải là tỷ phú trẻ tuổi, nhà tài phiệt mới nổi duy nhất của Việt Nam gây chú ý.
Vì sao tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thành ‘niềm tự hào của Việt Nam’?
Gần đây nhất là năm 2012, Việt Nam vẫn chưa có tỷ phú USD nào. Hiện quốc gia này đã có 6 tỷ phú, với giá trị tài sản ròng tích lũy gần 20 tỷ USD, trong đó có bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành VietJet Air, một hãng hàng không giá rẻ phổ biến hàng đầu trong nước.
Trong danh sách tỷ phú của Forbes, 6 tỷ phú Việt Nam. Số lượng dự báo còn có thể tăng hơn nữa.
Cụ thể, các tỷ phú USD của Việt Nam theo công bố của Forbes gồm Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO hãng hàng không VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) Trần Bá Dương và Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang.

Việt Nam cũng muốn có những “Samsung hay Toyota”

Không thể phủ nhận, sự phát triển bứt phá, mạnh mẽ của Việt Nam rất đáng chú ý trong hơn 30 năm qua kể từ khi thực thi chính sách Đổi mới.
Như đã biết, những cải cách kinh tế và chính trị dưới thời Đổi mới, bắt đầu từ năm 1986, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, biến một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Samsung muốn ở lại và dự án khu công nghiệp sạch kiểu Hàn Quốc đầu tiên ở Việt Nam
Từ năm 2002 đến 2018, GDP bình quân đầu người đã tăng 2,7 lần, đạt hơn 2.700 USD vào năm 2019 và hơn 45 triệu người đã thoát khỏi đói nghèo. Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh từ hơn 70% xuống dưới 6% (tương đương 3,2 đô la Mỹ / ngày). Phần lớn người nghèo còn lại của Việt Nam - 86% - là người dân tộc thiểu số.
Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh cơ bản và khả năng phục hồi, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhu cầu trong nước và sản xuất hướng xuất khẩu. GDP thực tế ước tính tăng 7% trong năm 2019, tương đương năm 2018, một trong những tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới.
Ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng vẫn cho thấy khả năng phục hồi tuyệt vời, sức bật đáng kể và tiềm lực bền vững.
Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số, nâng cao hiệu suất và hiệu quả đầu tư công, thu hút FDI, chú trọng đến lĩnh vực tư nhân, doanh nghiệp hàng đầu trong nước nhằm tăng nội lực nền kinh tế đất nước.
Kinh tế tư nhân Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng thời, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.
Samsung hợp tác với Viettel được ví như ‘hổ mọc thêm cánh’
Lãnh đạo đất nước luôn nỗ lực, cố gắng tạo điều kiện, hỗ trợ cơ chế chính sách để phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân, kỳ vọng Việt Nam cũng có thể có những tập đoàn kinh tế hàng đầu giống như Samsung, Huyndai, LG (Hàn Quốc), Toyota, Mitsubishi, Honda (Nhật Bản).
Theo tờ Economist, nếu như ở nhiều nơi khác trên thế giới, các tỷ phú phải đối mặt với “sự chú ý bất đắc dĩ” về chính trị và kinh tế từ Chính phủ thì tại Việt Nam, nhà chức trách đang cố gắng hỗ trợ các tập đoàn toàn cầu khổng lồ, với nỗ lực tạo ra những Samsung và Toyota mang đặc trưng của riêng mình, mang đậm dấu ấn Việt Nam.
Doanh nghiệp của các tỷ phú siêu giàu Việt Nam nằm giữa ranh giới giữa nền kinh tế mới mang tính khởi nghiệp — phục vụ cho tầng lớp trung lưu đang phát triển — và các ngành công nghiệp tài sản và ngân hàng lâu đời.
Đáng chú ý, theo Economist, năm nay, với việc cổ phiếu trong nước tăng vọt, nhiều triệu phú có thể sẽ gia nhập “câu lạc bộ mười con số”.

Việt Nam có những tỷ phú đô la nào?

Tính đến 2021, ông Phạm Nhật Vượng đã có 9 lần xuất hiện trong danh sách của Forbes, với tổng giá trị tài sản ước tính 7,3 tỷ USD, xếp vị trí thứ 344 thế giới.
Bản thân Chủ tịch Phạm Nhật Vượng lần đầu góp mặt trong danh sách của Forbes vào năm 2013, với khối tài sản khi đó là 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974.
Như vậy, thứ hạng mới nhất này đã giảm so với năm ngoái khi ông xếp thứ 286. Vingroup hiện đang đặt cược lớn vào “đứa con cưng” hàng đầu của mình là VinFast.
Tham vọng chinh phục thị trường Mỹ của VinFast bắt đầu từ triển lãm Los Angeles Auto Show (LA Auto Show) năm nay, với việc ra mắt bộ đôi SUV điện VF e35 và VF 36 gây ấn tượng, chính thức đưa thương hiệu xe hơi quốc dân của Việt Nam ra bản đồ thế giới.
Forbes: Việt Nam có 4 tỷ phú USD, Covid-19 thách thức tài sản giới siêu giàu
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đã 5 lần lọt vào danh sách của Forbes, với tài sản 2,8 tỷ USD, xếp thứ 1.111.
Bà giữ cương vị Tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank, đồng thời là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn SOVICO.
Ông Trần Bá Dương lần đầu xuất hiện trong danh sách của Forbes từ năm 2018. Tài sản của ông hiện ước tính vào khoảng 1,6 tỷ USD, xếp thứ 1.931 thế giới. Tài sản của tỷ phú Trần Bá Dương cũng đã tăng lên so với năm ngoái.
Tập đoàn Ô tô Trường Hải (THACO) được ông Dương thành lập năm 1997, trước hết bán ô tô và sau đó lắp ráp cho các thương hiệu như Kia, Mazda hay Peugeot.
Năm 2008, THACO được Jardine Cycle và Carriage, một nhà phân phối xe hơi ở Singapore rót vốn. Đến năm 2016, công ty của ông Trần Bá Dương đã trở thành doanh nghiệp ô tô lớn nhất Việt Nam, chiễm lĩnh 32% thị phần.
Tỷ phú Hồ Hùng Anh có 3 lần lọt vào danh sách của Forbes. Tài sản của ông tương đương ông Trần Bá Dương và cũng tăng so với năm 2020.
Ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch ngân hàng Techcombank, một ngân hàng thương mại cổ phần lớn của Việt Nam. Tháng 6/2018, Techcombank niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Ông Hồ Hùng Anh tốt nghiệp cử nhân ngành Điện tử tại Đại học Bách khoa Kiev (Ukraina). Được biết, ông Hồ Hùng Anh bắt đầu khởi nghiệp ở Nga, ông đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mì gói và tương ớt. Năm 1990, ông bắt đầu kinh doanh hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu. Năm 1995, ông Hồ Hùng Anh đầu tư vào ngân hàng Techcombank.
Trong khi đó, ông vua thép - tỷ phú thép Trần Đình Long đang sở hữu 2,2 tỷ USD, xếp hạng 1.444 thế giới. Ông Long thành lập Tập đoàn Hòa Phát vào năm 1992 ở Hà Nội. Tập đoàn Hòa Phát hiện là doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu Việt Nam và đang mở rộng ra nhiều ngành nghề như bất động sản, nông nghiệp...
Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang vừa quay lại danh sách tỷ phú sau một năm vắng bóng với khối tài sản 1,2 tỷ USD.
Ai là chủ doanh nghiệp vốn 6,3 tỷ USD vượt cả Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?
Ông Nguyễn Đăng Quang, sinh năm 1963, tại Quảng Trị, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov và có bằng Tiến sĩ Khoa học Công nghệ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang khởi nghiệp từ những năm 1990 bằng việc bán mì gói cho người Việt Nam đang sinh sống tại Nga, sau đó mở rộng ra các mặt hàng thực phẩm khác. Đến năm 2002, ông Nguyễn Đăng Quang ra mắt của thương hiệu Masan tại Việt Nam bằng sản phẩm nước tương Chin-su.
Kể từ đó đến nay, Masan phát triển một cách nhanh chóng và vượt bậc, cho ra mắt nhiều sản phẩm vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình như: Tương ớt Chin-su, Nước mắm Nam ngư, Mì Omachi, Mì Kokomi, Xúc xích Ponnie, Cà phê Vinacafe, Bia Sư tử trắng vốn rất phổ biến ở Việt Nam và trong cộng đồng kiều bào Việt ở nước ngoài.
Ít ai biết, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang còn là người góp phần xây dựng nên một Techcombank lớn mạnh như ngày hôm nay cùng ông Hồ Hùng Anh. Tiếp đó, ông Quang cũng được nhắc đến nhiều sau thương vụ thâu tóm hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart+ của Vingroup, tạo nên bước khởi đầu của The CrownX, “viên ngọc quý trên vương miện” của Masan.
Thảo luận