Thay đổi thuật toán trong chính sách đối ngoại
Mối đe dọa thực sự
“Ở Liên bang Nga, điều này được nêu trong các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân. Ví dụ, một trong những điều khoản nói rõ rằng, việc triển khai các nhóm tác chiến của kẻ thù tiềm tàng trên các vùng lãnh thổ tiếp giáp với Liên bang Nga và các đồng minh của Nga, mà trong thành phần các nhóm này có thể có các phương tiện mang vũ khí hạt nhân (ví dụ như không quân chiến thuật của NATO có khả năng mang bom hạt nhân B61-12) bị Nga coi là mối đe dọa xâm lược. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, vì Nga không có bất kỳ hành vi khiêu khích nào ở vùng này, Nga không ấp ủ bất kỳ kế hoạch nào, không triển khai quân đội gần biên giới Ukraina, cho nên những hành động như vậy của NATO có thể được coi là mối đe dọa xâm lược", - ông Alexei Leonkov nói với Sputnik.