Thủ tướng nói điều này trong một bài phát biểu trong cuộc thị sát địa điểm xây dựng sân bay Techo Krong Takhmao mới, phiên bản Internet của Khmer Times trích lời ông.
"Nếu bạn không làm việc với chính quyền Myanmar, thì chúng ta (ASEAN) phải làm việc với ai ở đất nước này? Các vị có quyền nói những gì mình muốn, nhưng phải hiểu rằng tôi cũng có quyền như vậy. Và tôi sai ở chỗ nào, khi mà tôi đang cố gắng bảo tồn ASEAN như một liên minh gồm 10 chứ không phải 9 quốc gia?" - ông Hun Sen nói và xác nhận rằng ông dự định thăm Myanmar vào ngày 7-8 tháng Giêng năm sau.
"Hợp pháp hóa" chính phủ Myanmar
Trước đó, thành viên hóm Nghị sĩ khối ASEAN về Nhân quyền, Kasit Piromya, cựu Ngoại trưởng Thái Lan, đã chỉ trích chuyến đi sắp tới của Chủ tịch ASEAN, cho rằng Hun Sen "không nên thảo luận về kế hoạch đi Myanmar" vì chuyến đi này "hợp pháp hóa chính quyền quân sự" ngay cả trước khi chính quyền này thực hiện bất kỳ bước cụ thể nào để vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.
"Chính vì lý do này mà ASEAN đã loại trừ nhà lãnh đạo quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, khỏi hội nghị thượng đỉnh (vào tháng 10 năm 2021)", - ông Piromya nói.
Điều gì đã xảy ra ở Myanmar?
Ngày 1/2, quân đội Myanmar lên nắm quyền sau khi sử dụng cơ chế hiến định để chuyển giao quyền lực trong trường hợp khẩn cấp. Họ cáo buộc đảng NLD cầm quyền trước đây đã gian lận trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2020 ở Myanmar.
Quân đội đã bắt giữ các nhà lãnh đạo dân sự của đất nước vào ngày 1 tháng 2, truy tố họ trong một số vụ án hành chính và hình sự, chặn cuộc họp đầu tiên của phiên họp đầu tiên của quốc hội mới, được bầu ra sau cuộc bầu cử tháng 11, sau đó giải tán ủy ban bầu cử quốc gia và lập ra ủy ban mới, đồng thời tuyên bố sẽ chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp với thời hạn hai năm, và sau khi kết thúc các cuộc bầu cử mới.