Tại sao Mỹ không mời Việt Nam tham dự "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ"?

Ngoại trưởng Mỹ sẽ thăm Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Các cuộc hội đàm về vấn đề an ninh của ông sẽ tập trung vào việc củng cố cơ sở hạ tầng an ninh khu vực để đối phó với hành động «ức hiếp» từ phía Trung Quốc ở Biển Đông. Daniel Critenbrink, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương phát biểu về điều này.
Sputnik
Daniel Critenbrink cũng lưu ý rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden có ý định nâng mức độ tương tác của Mỹ với ASEAN lên đến mức "chưa từng có".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ miêu tả Trung Quốc như một "kẻ xâm lược" để kích thích tâm lý chống Trung Quốc, - Zhu Feng, chuyên gia tại Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Việt Nam giữ thế cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Về phần mình, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Dmitry Mosyakov, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik cho rằng Ngoại trưởng Mỹ đang thăm dò thái độ của ASEAN đối với AUKUS:

“Đây là nỗ lực tiếp theo của người Mỹ nhằm thăm dò ASEAN - khối này đoàn kết đến mức nào, Hoa Kỳ có thể dự tính các nước châu Á sẵn sàng bắt đầu tham gia AUKUS đến độ nào. Cho đến nay, mọi thứ có vẻ kỳ lạ đối với Hoa Kỳ - có liên minh, nhưng không có một quốc gia thành viên châu Á nào tham gia tổ chức. Khối AUKUS thông báo là đã mở để các nước tham gia, nhưng không có ai đến đó. Blinken cố gắng tăng cường kích hoạt phần nào quá trình này và tìm một số quốc gia mới, vì hy vọng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã không thành hiện thực. Việt Nam với mọi nỗ lực tiếp tục tuân thủ chính sách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ".

Không loại trừ đây chính là lý do Hoa Kỳ không mời Việt Nam tham dự cái gọi là "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ". Trong khi đó, cho đến gần đây, Hoa Kỳ nghĩ rằng: Việt Nam là quốc gia tốt nhất đang hướng tới dân chủ, - Dmitry Mosyakov tiếp tục.
Nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kiện Bộ và Blinken về "hội chứng Havana"
Vì lý do tương tự cũng như Việt Nam, rất có thể, Singapore đã không được mời tham dự hội nghị. Như đã biết, lập trường của nó đối với sự phát triển mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi với Trung Quốc, quyết định chính sách chung của ASEAN đối với Trung Quốc. Chủ tịch ASEAN đương nhiệm Brunei cũng nằm ngoài các nước được mời, và Thái Lan cũng vậy. Danh sách bao gồm Indonesia, Malaysia và Philippines. Hoa Kỳ đã gửi nhiều tín hiệu khác nhau tới các nước ASEAN để kiểm tra sức mạnh đoàn kết của hiệp hội, Dmitry Mosyakov nói:

“Trung Quốc ủng hộ sự thống nhất của ASEAN, ủng hộ ASEAN giữ vai trò trung tâm trong các vấn đề châu Á. Nga cũng ủng hộ. Và người Mỹ công khai tuyên bố điều này, nhưng trên thực tế, họ đang tìm cơ hội để làm suy yếu và chia rẽ ASEAN, họ muốn tìm cho mình 100% đồng minh ở Đông Nam Á, những người sẽ có quan điểm chống Trung Quốc và thân Mỹ".

Blinken xem xét các nước ASEAN sẽ phản ứng như thế nào với bất kỳ đề xuất mới nào của Mỹ, sự đoàn kết ASEAN mạnh mẽ đến mức nào. Tất nhiên, thật khó để tin rằng Indonesia và Malaysia, chịu ảnh hưởng bởi sự thuyết phục của Blinken, sẽ có quan điểm cứng rắn chống Trung Quốc. Điều này gần như không thực tế. Họ có thể đưa ra những tuyên bố mà ngoại trưởng sẽ thích, nhưng Hoa Kỳ sẽ không thể thực sự bắt đầu chia rẽ ASEAN.
Bộ Ngoại giao Nga: Sullivan "nhổ vào mặt" những người tham gia "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ"
Trước chuyến công du châu Á của Blinken trong thời gian từ 13- 17 tháng 12, dự thảo ngân sách quốc phòng cho năm 2022 đã được thống nhất tại Hoa Kỳ. Nó liên quan đến khoản đầu tư 7,1 tỷ USD để tối ưu hóa “sự hiện diện, khả năng và hoạt động” của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhiều khả năng, Blinken sẽ cố gắng tạo cơ sở ngoại giao cho việc triển khai các chương trình quân sự trong tương lai trong khu vực, nhằm mục đích cạnh tranh và kiềm chế Trung Quốc.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận