Theo ông Kluge, việc ngắt kết nối của Nga khỏi hệ thống SWIFT không phải là một phương án thực tế, trước đây từng sử dụng biện pháp tương tự để chống lại Iran, nhưng Nga xâm nhập vào nền kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn nhiều.
Như ông Kluge lưu ý, việc ngắt kết nối SWIFT của Nga sẽ phá hủy hoàn toàn quan hệ thương mại giữa Nga và châu Âu ở hình thức hiện tại.
“Tôi nghi ngờ việc các công ty Đức hoặc thậm chí cả các công ty khác ở châu Âu cố gắng mở rộng biện pháp trừng phạt, vì điều đó có thể dẫn đến những hậu quả khác. Kịch bản như vậy đơn giản là không thể xảy ra còn vì bối cảnh họ bị lệ thuộc năng lượng vào Nga”, - bài báo trích dẫn nhận định của ông Kluge.
Sự đổ vỡ quan hệ thương mại với Nga sẽ gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với Đức, nước có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Moskva. Nhà nghiên cứu chính trị nhắc lại rằng chỉ riêng việc Mỹ đưa công ty Rusal của Nga vào danh sách đen năm 2018 cũng đã gây ra căng thẳng đáng kể ở châu Âu, vì Rusal là nhà cung cấp nhôm cho nhiều doanh nghiệp châu Âu.
Đối với các biện pháp trừng phạt giả định đối với "Dòng chảy phương Bắc - 2", thì chúng chỉ có thể được thực hiện trong trường hợp tình hình ở Ukraina trở nên trầm trọng hơn, ông Kluge nói. Đồng thời, Nga khó có thể phát động cuộc xâm lược Ukraina vì độ rủi ro quá lớn. Theo chuyên gia chính trị này, Moskva sẽ tiếp tục gây sức ép, nỗ lực thực hiện các thỏa thuận Minsk "theo cách diễn giải của Nga."