Tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Theo Philstar, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết hai bên đã ký kết hợp đồng về việc tập đoàn Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc sẽ đóng hai tàu hộ tống cho Philippines với giá 28 tỷ peso (khoảng 556 triệu đô la Mỹ).
"Dự án này sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân Philippines hai tàu hộ tống hiện đại có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chống hạm, chống tàu ngầm và phòng không", - ấn phẩm dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Năm năm trước, cũng tập đoàn Hàn Quốc này đã đóng hai tàu khu trục nhỏ cho Philippines.
Philippines cũng được cho là đã mua hai tàu tuần duyên của Mỹ, ba tàu đổ bộ ở Australia và một tàu tuần tra ở Nhật Bản để tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông.
19 Tháng Mười Một 2021, 20:32
Tranh chấp Biển Đông
Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn. Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như.