UNICEF lên tiếng, vụ bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” bạo hành khó “chìm xuồng”?

Liên quan vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM bị bạo hành, UNICEF cho rằng, Việt Nam cần có một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn cho phụ nữ và trẻ em, có thái độ không khoan nhượng đối với bạo lực.
Sputnik
Ban Quản lý chung cư Saigon Pearl lên tiếng giải thích vì sao không can thiệp sớm để ngăn hậu quả đau lòng xảy ra trong vụ dì ghẻ hành hạ, đánh đập khiến bé N.T.V.A tử vong.

UNICEF: Việt Nam không thể khoan nhượng với bạo lực

Chiều 29/12, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF đã chính thức lên tiếng về vấn đề bạo hành trẻ em. Tuyên bố được đưa ra sau vụ việc bé gái 8 tuổi ở TP.HCM bị 'dì ghẻ' Võ Nguyễn Quỳnh Trang bạo hành tử vong.
Cụ thể, trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam là Rana Flowers cho biết bà đau buồn và quan ngại sâu sắc sau khi được biết thông tin về việc bé gái tử vong do hành vi bạo lực, đến từ người mà lẽ ra có trách nhiệm bảo vệ em.
Dư luận Việt Nam phẫn nộ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành dẫn đến tử vong
Bà Rana Flowers cho rằng, thủ phạm trong phần lớn các vụ xâm hại trẻ em đều là những người mà các em quen biết và tin tưởng. Các vụ bạo hành, xâm hại này thường không được phát hiện trong suốt thời gian dài.
Tần suất các vụ xâm hại trẻ em tăng dần trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn phong tỏa do Covid-19. Do vậy, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết vấn đề này.
Theo Rana Flowers, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống mạnh mẽ hơn để bảo vệ và đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Hệ thống đó sẽ bao gồm các nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có trình độ. Đây là những người có thể xác định, can thiệp, đáp ứng với nhu cầu và bảo vệ trẻ em và phụ nữ.
Ngoài ra, cần xây dựng lực lượng công an được đào tạo, cùng với các thẩm phán và tòa án thân thiện với trẻ em, đồng thời có thái độ không khoan nhượng với bạo lực.
Theo UNICEF, không khoan nhượng có nghĩa là những người hàng xóm khi chứng kiến bạo lực hoặc nghe tiếng kêu khóc sẽ ngay lập tức báo chính quyền và yêu cầu công an phải hành động để bảo vệ nạn nhân.
“Có nghĩa là công an sẽ phải chịu trách nhiệm và có những hành động kịp thời; các nhân viên y tế và giáo viên khi nhận ra các dấu hiệu về bạo lực sẽ báo cáo ngay”, trưởng đại diện UNICEF chia sẻ.
Theo bà Rana Flowers, cần có những giải pháp cộng đồng sao cho trẻ em và phụ nữ có thể an toàn sống và sinh hoạt tại nhà, trong khi thủ phạm của các vụ xâm hại phải bị chuyển đi nơi khác.
Khởi tố, bắt giam người bố bạo hành khiến bé gái 6 tuổi tử vong
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cho biết, tổ chức cam kết hỗ trợ xây dựng một hệ thống bảo vệ có sự điều phối giữa các bên liên quan.
UNICEF cho rằng, sự đầu tư nguồn lực, cùng với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ như tại nhiều quốc gia khác, là những yêu cầu tiên quyết để nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ trẻ em và phụ nữ trên khắp Việt Nam.
Dư luận tại Việt Nam cho rằng, với sự vào cuộc của UNICEF cũng như cơ quan chức năng hữu quan, hy vọng vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến tử vong ở TP.HCM sẽ không “chìm xuồng”, bất kể người đứng sau bà Võ Nguyễn Quỳnh Trang hay ông N.K.T. Thái (bố đẻ bé V.A) là ai.

Ban quản lý chung có biết bé gái bị bạo hành?

Ngày 28/12, ban quản lý (BQL) chung cư Sài Gòn Pearl đã đưa ra thông báo, trong đó cung cấp một số thông tin liên quan đến vụ bé gái 8 tuổi sống tại chung cự này bị bạo hành, tử vong.
Như Sputnik đã đề cập, nạn nhân của vụ việc đau lòng này là bé N.T.V.A. (8 tuổi), là con riêng của ông N.K.T. Thái (36 tuổi, ngụ quận 1). Bé A. ở cùng cha và Võ Nguyễn Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai), người được cho là vợ sắp cưới của ông Th.
Bé gái 6 tuổi ở Hà Nội tử vong, nghi bị bố ruột bạo hành
Ban Quản lý chung cư Sài Gòn Pearl cho biết, chiều 22/12, BQL nhận được điện thoại yêu cầu hỗ trợ từ một cư dân tại chung cư. Lên đến căn hộ, BQL thấy bố của cháu bé đang thực hiện sơ cứu cho cháu. Người nhà cho biết cháu bé bị sặc thức ăn. Cháu bé sau đó được đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng đến tối cùng ngày thì tử vong.
Trong thông báo, BQL chung cư Sài Gòn Pearl khẳng định, đơn vị không nhận được bất cứ báo cáo nào từ phía bảo vệ liên quan đến việc bạo hành trẻ em trong tòa nhà trước đó.
“Về thông tin một số cư dân phát hiện vụ việc bạo hành và đã phản ánh với bảo vệ tòa nhà, BQL đã rà soát sổ công tác của đội bảo vệ, hệ thống tiếp nhận thông tin của tòa nhà không ghi nhận bất kỳ thông tin phản ánh nào của cư dân về trường hợp gia đình bé gái này. Đơn vị bảo vệ cũng không nhận được phản ánh phát hiện việc bạo hành trong tòa nhà từ bất kỳ cư dân nào”, thông cáo nêu.
Mặc dù vậy, ngày 22/10, một thành viên Ban quản trị có đề nghị BQL lưu ý trường hợp của bé gái này do nghị ngờ bị mẹ đánh. Sau đó, BQL đã cử bảo vệ tuần tra bên ngoài căn hộ, đồng thời bảo vệ sảnh và lễ tân được yêu cầu quan sát khi gia đình này đi qua sảnh.
Do trong thời gian giãn cách, bé gái rất ít khi ra ngoài nên bảo vệ không phát hiện bất thường nào, BQL cũng không nhận được phản ánh nào từ các căn hộ xung quanh
“Hoàn toàn không có việc một số cư dân phát hiện bé gái bị đánh và báo cho BQL nhiều lần để xử lý. Trước thời điểm xảy ra sự việc, BQL chưa bao giờ tiếp cận bên trong căn hộ”, BQL chung cư Sài Gòn Pearl khẳng định.

Bị can Võ Nguyễn Quỳnh Trang đối mặt với mức án nào?

Chia sẻ với báo Dân Việt xoay quanh vụ việc trên, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, tội “Hành hạ người khác” đã được quy định rõ tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Theo đó, hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình một cách có hệ thống (lặp đi lặp lại nhiều lần) gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ.
Bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục: Khới tố mẹ và người tình
Theo luật pháp hiện hành, các hình phạt chính của tội “Hành hạ người khác” bao gồm phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù có thời hạn. Trong đó, mức phạt tù cao nhất của tội danh này là 3 năm tù. Tội danh này hiện cũng không có quy định về hình phạt bổ sung.
Như vậy, nếu bị kết tội với tội danh trên, bị can Võ Nguyễn Quỳnh Trang sẽ đối mặt với mức án cao nhất là 3 năm tù giam.
Theo luật sư Trương Quốc Hòe, hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi đối xử tàn ác và hành vi làm nhục người lệ thuộc mình.
Trong đó, hành vi đối xử tàn ác là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm,...
Bé gái 12 tuổi bị mẹ đẻ bạo hành, người tình của mẹ nhiều lần bắt quan hệ tình dục
Hành vi làm nhục là làm cho nạn nhân đau đớn về tinh thần, cảm thấy bản thân mình vô dụng, danh sự, nhân phẩm của nạn nhân bị bêu xấu, xuyên tạc như chửi rủa, xỉ vả nạn nhân trước đám đông, tung tin đồn nhảm để người khác cho rằng nạn nhân thật sự xấu xa, tội lỗi...
Mặt chủ quan của tội phạm này là được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần người người lệ thuộc.
Thảo luận