FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan

Nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ. FDI tiếp tục đà tăng, dòng tiền đổ về Việt Nam được dự báo sẽ bứt phá trong năm 2022.
Sputnik
HSBC Global Research cho rằng, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục là trụ cột vững chắc của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời, có nhiều lý do để ‘lạc quan’ về khả năng thu hút FDI của quốc gia Đông Nam Á này.

Dòng tiền đổ về Việt Nam vẫn mạnh, FDI vượt mốc 31 tỷ

Như Sputnik Việt Nam thông tin trước đó, năm 2021, dù đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, gây đứt gãy nền kinh tế, chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không sụt giảm nghiêm trọng.
Theo số liệu mà Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) công bố hôm 29/12/2021, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 19,74 tỷ USD, chỉ giảm 1,2% so với năm 2020.
“Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi, vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam”, Tổng cục Thống kê đánh giá.
Trong khi đó, theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.
GDP chỉ tăng 2,58% nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy cú đảo chiều ngoạn mục
Trong đó, vốn đăng ký cấp mới – có 1.738 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong năm 2021 với tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD, tăng 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Về vốn đăng ký điều chỉnh, có 985 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9,01 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm 2020.
GSO cũng cho biết, vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài: Có 3.797 lượt với tổng giá trị góp vốn 6,89 tỷ USD, giảm 7,7% so năm trước.
Đặc biệt, có 1.535 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 5,03 tỷ USD và 2.262 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,86 tỷ USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót tiền vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam.
Báo cáo cụ thể cho thấy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Việt Nam và 10 dấu ấn kinh tế nổi bật năm 2021
Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp đó, lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn - bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD.
Riêng xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,7%, 28,1% và 16,7% tổng số dự án. Đây chính là điểm đặc biệt đáng lưu ý trong nỗ lực thu hút vốn FDI công nghệ cao của Chính phủ Việt Nam.

Niềm tin của nhà đầu tư với nền kinh tế

Không chỉ Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) mà hầu hết các thể chế tài chính, kinh tế lớn của quốc tế đều có chung nhận định rằng, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì niềm tin, sự lạc quan đối với nền kinh tế Việt Nam.
Bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được duy trì, phục hồi, tăng trưởng nhanh cho thấy rõ thực tế này.
Kinh tế Việt Nam 2021: Gió đã đổi chiều
Dù mức 31,15 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam năm 2021 vẫn thấp hơn mốc 38 tỷ USD đạt được năm 2019, nhưng với rất nhiều khó khăn, trở ngại, thách thức như năm vừa qua, đặc biệt là việc lần đầu tiên đất nước chứng kiến đợt “lockdown” chưa từng có trong tiền lệ thì đây đã là thành công, thể hiện xu hướng hết sức tích cực, tiếp tục chứng minh niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định rót FDI vào Việt Nam, tin tưởng làm ăn, sản xuất.
Năm 2021, FDI từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư đổ về Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Tiếp đó, Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% với điểm sáng là Samsung và Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5%. Việt Nam trở thành điểm đến mới đầy hứa hẹn của giới đầu tư đất nước mặt trời mọc năm vừa qua.
Cục Đầu tư với nước ngoài lưu ý, trong năm 2021, vốn đầu tư của Singapore gấp gần 2,2 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp hơn 2,7 lần vốn đầu tư của Nhật Bản (do Singapore có 1 dự án đầu tư mới và 1 trường hợp góp vốn mua cổ phần có vốn đầu tư lớn. Riêng hai dự án này đã chiếm trên 49% tổng vốn đầu tư của đảo quốc Sư Tử.
Mặc dù Hàn Quốc chỉ đứng thứ 2 về vốn đầu tư, tuy nhiên lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đổ vốn vào Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong năm 2021.
Xét theo địa phương, TP. Hải Phòng vượt qua Long An vươn lên dẫn đầu trong cả năm với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
WB, HSBC: Đừng nghi ngờ khả năng của Việt Nam, nhất là nền kinh tế
Xếp ngay sau là Long An ở vị trí thứ hai với trên 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước. TP.HCM đứng vị trí thứ ba với gần 3,74 tỷ USD (12% tổng vốn đầu tư).
Đánh giá về tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam năm 2021, Cục trưởng Cục Đầu tư với nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết, điểm nhấn chính là cả vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt, vốn điều chỉnh tăng tới 40,5%.
Theo Cục trưởng Hoàng, giá trị góp vốn, mua cổ phần tuy giảm mạnh ở những tháng đầu năm, nhưng cũng đã cải thiện dần trong các tháng cuối năm, nên cả năm 2021, giá trị đầu tư thông qua hình thức này chỉ giảm 7,7% so với năm 2020.
Có thể thấy, rõ ràng, cùng với đà phục hồi của dòng vốn đầu tư toàn cầu, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có bước phục hồi khá ấn tượng.
Điển hình như trong 11 tháng, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần chỉ đạt 4,4 tỷ USD, giảm 33% so với cùng kỳ, nhưng đến tháng 12, số đã tăng lên 6,9 tỷ USD, chỉ còn giảm 7,7% so với cùng kỳ 2020.
IMF nghĩ khác về kinh tế Việt Nam so với WB
Trong khi đó, Việt Nam vẫn chứng minh được sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế, thông qua hàng loạt dự án quy mô lớn.
Có thể kể đến như dự án Nhà máy Điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD, dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD, dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD hay Lego ở Bình Dương.
Theo lãnh đạo Cục Đầu tư đầu nước, việc Chính phủ và các cơ quan chức năng kịp thời vào cuộc, ban hành nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp cũng như các quy định, hướng dẫn thích ứng với tình hình mới đã giúp tình hình giải ngân được cải thiện.

PVN giảm vốn tại Nga kéo FDI Việt Nam đổ ra nước ngoài đi xuống

Theo công bố mới nhất từ Tổng cục Thống kê, chính việc trong tháng 12/2021, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam – PVN) điều chỉnh giảm 1,2 tỷ USD của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga là nguyên nhân chính khiến vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài giảm mạnh, dù tháng 11 vẫn tăng hơn 38%.
FDI: Có lý do để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào Việt Nam
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong năm 2021, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có 61 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn của phía Việt Nam là 409,1 triệu USD, tăng 28,6% so với năm trước. Có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm 776 triệu USD.
Kết quả, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh giảm hơn 366,9 triệu USD, tương ứng với mức giảm 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2020.
“Nếu không tính dự án của PVN, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) năm 2021 đạt 828,7 triệu USD”, GSO nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 15 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 1 dự án mới và 3 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đạt trên 420,8 triệu USD, tăng 6,7 lần so với năm 2020, đáng chú ý trong số này có các dự án đầu tư của Vingroup.
Kinh tế Việt Nam vừa trải qua ‘cú sốc lịch sử’ nhưng vẫn có thể ngẩng cao đầu
Ngành bán buôn, bán lẻ đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư gần 160,9 triệu USD, tăng trên 2,5 lần so với năm 2020. Tiếp theo là các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo…
Có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm 2021. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 307,3 triệu USD, tăng 4,4 lần so với năm 2020. Tiếp đó là Singapore với tổng vốn đầu tư trên 141,7 triệu USD, tăng gần 3,6 lần so với năm 2020.
Nhà đầu tư Việt Nam cũng đẩy mạnh rót vốn vào các dự án ở Campuchia 89,4 triệu USD, Israel 71,6 triệu USD, Canada 57,6 triệu USD, Lào 48,6 triệu USD, Đức 33,5 triệu USD.

Việt Nam vẫn là địa bàn quan trọng

Theo bà Chu Hải Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê), có thể lạc quan về thu hút FDI năm 2022 vào Việt Nam.
“Nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất tin tưởng vào sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam sau 2 năm giảm tốc”, bà Chu Hải Vân phát biểu.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu hút vốn FDI vẫn không hề sụt giảm, cho thấy doanh nghiệp FDI rất tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế, cũng chiến lược chống dịch của Việt Nam. Khẳng định trong cuộc trao đổi với báo Đầu tư thời điểm cuối tháng 12/2021, bà Vân đánh giá, các nhà đầu tư vẫn coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong trung và dài hạn, yên tâm đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh.
FDI đổ vào Việt Nam khởi sắc, người Việt tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài
“Việt Nam có thế mạnh mà không nhiều quốc gia trên thế giới có được. Đó là địa chính trị, xã hội ổn định, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô luôn giữ được bảo đảm, năng suất lao động ngày càng được cải thiện và Việt Nam có khát vọng phát triển kinh tế với những mục tiêu đặt ra rất rõ ràng cho từng giai đoạn 5 năm”, chuyên gia phân tích.
Đặc biệt, niềm tin của nhà đầu tư ngày càng được củng cố khi Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương luôn đồng hành, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp với rất nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện duy trì sản xuất ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Đánh giá về xu hướng tăng trưởng FDI năm 2022, bà Chu Hải Vân cho rằng, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu. Những số liệu về xuất khẩu của Việt Nam vừa qua (tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%) cho thấy rằng, trong khó khăn, doanh nghiệp FDI vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan hơn doanh nghiệp nội địa.
“Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh giảm dần khó khăn, hoạt động kinh tế cũng như sinh hoạt của người dân thích ứng dần với dịch bệnh, thì không có lý do gì mà dòng vốn FDI không tiếp tục đổ vào Việt Nam khi những lợi thế của Việt Nam, như tôi đã nói ở trên, vẫn còn nguyên giá trị”, bà Vân nêu rõ.

Tiền, FDI rót vào Việt Nam 2022: ‘Có lý do để lạc quan’

Như Sputnik đã thông tin trước đó, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng, quốc gia Đông Nam Á này vẫn sẽ được kỳ vọng đón dòng FDI bứt phá.
“Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài, bởi Việt Nam là địa bàn quan trọng để thực hiện các hoạt động chế biến, chế tạo cung cấp cho thị trường ASEAN”, chuyên gia của ADB nhấn mạnh.
FDI vào Việt Nam, gió đã đổi chiều?
Nhìn chung, các đánh giá đều tin tưởng vào xu hướng phục hồi mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Có rất nhiều lý do để lạc quan cho năm 2022, nhất là khi tỷ lệ tiêm chủng vaccine của Việt Nam cao hàng đầu khu vực và tốc độ cũng nhanh thuộc top đầu thế giới hiện nay, khi đã có gần 90% dân số trên 18 tuổi tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 theo công bố mới nhất của Bộ Y tế chiều 30/12.
Báo cáo mà HSBC Global Research hồi trung tuần tháng này cho rằng, vốn đầu tư nước ngoài là một trụ cột vững chắc của kinh tế Việt Nam. Dù hiện tại, vẫn còn những băn khoăn liên quan đến những gián đoạn về chuỗi cung ứng, sự thiếu hụt lao động do Covid-19, tuy nhiên, hoàn toàn có niềm tin vững chắc và có nhiều “lý do để lạc quan” về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Giới chuyên gia đánh giá, Việt Nam vẫn có những lợi thế cạnh tranh về chi phí nhân công hợp lý, hạ tầng ngày càng được cải thiện, chính sách mở cửa, tạo điều kiện hỗ trợ các nhà đầu tư và đặc biệt là hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết như EVFTA, CPTPP thành công.
“Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong năm 2022, khi các quốc gia đang dần mở cửa nền kinh tế, thích ứng với điều kiện bình thường mới”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng nhấn mạnh.
Thảo luận