Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2022

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 5/1, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021; triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2022.
Sputnik
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương đã tham dự Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.

Nhiệm vụ quan trọng nào được đề cập?

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị sẽ tập trung phân tích, đánh giá kết quả nhiệm vụ chính trị năm 2021. Đồng thời, chỉ ra hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục.
“Đề xuất những giải pháp khắc phục, thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Đặc biệt chú trọng tới Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu các đại biểu phát biểu tập trung, chỉ rõ các vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng, tăng cường phối hợp để phát huy được tiềm năng, lợi thế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị.
Tại Hội nghị, Thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh tới các biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, vững mạnh.
“Cần nêu rõ những mô hình hay, cách làm tốt; tập trung bàn về phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, làm sao tạo được sự đột phá, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng, nặng nề của năm 2022” - Thủ tướng cho biết thêm.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành chuẩn bị có giải trình, làm rõ thêm các vấn đề cần thiết mà các địa phương quan tâm, mong muốn, yêu cầu và đề xuất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo.
Tại Hội nghị lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có bài phát biểu chỉ đạo, định hướng công tác chỉ đạo, điều hành, cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu, chỉ đạo thêm về những lĩnh vực được phân công phụ trách.
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế xem xét cấp phép sản xuất thuốc Molnupiravir cho 4 đơn vị

Là một trong các quốc gia có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất thế giới

Hội nghị lần này cũng tổng kết lại những kết quả đạt được trong năm 2021, một năm đầy khó khăn và thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra.
Thành quả phải nhắc đến đầu tiên chính là công tác phòng, chống dịch COVID-19 kịp thời, hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ hệ thống chính trị. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết:
“Từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi bên lề hội nghị.
Việt Nam đạt được kết quả này nhờ vào các biện pháp phòng, chống dịch được kế thừa và liên tục được điều chỉnh, hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tiễn, lấy cấp xã là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”.
Đặc biệt, chiến lược ngoại giao vaccine được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19, tích cực nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước, phát động chiến dịch tiêm chủng miễn phí toàn dân lớn nhất từ trước tới nay.
Theo báo cáo Chính phủ, tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 99,6%, 2 mũi là 90,9%; người từ 12 đến 17 tuổi 1 mũi là 85,6%, 2 mũi là 57%. Việt Nam đang đặt mua vaccine tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Số ca nhiễm nhập viện, chuyển nặng, tử vong đang có chiều hướng giảm.
‘Chưa từng có tiền lệ’: Ngoại giao vaccine Việt Nam khiến thế giới 'ngả mũ’

Đưa Việt Nam thành nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới

Tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, bất chấp khó khăn kinh tế Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương trước sự kinh ngạc của thế giới.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 1,84% so với năm trước; các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế tăng 2,58%.
Thu ngân sách Nhà nước cả năm đạt trên 1,563 triệu tỷ đồng, vượt dự toán (16,4%); bội chi ngân sách Nhà nước ước dưới 4%, thấp hơn so với dự toán Quốc hội quyết định (4% GDP).
GDP chỉ tăng 2,58% nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy cú đảo chiều ngoạn mục
Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 22,6%, đạt 668,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.
Dựa vào Kết luận, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.
Theo đó, chú trọng vào 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu với 171 nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả 15 chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết số 32/2021/QH15 của Quốc hội.
Chính phủ đề ra 82 chỉ tiêu cụ thể cho các ngành, lĩnh vực bên cạnh 15 chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội giao.
Thảo luận