Thấy gì từ chuyến thăm đầu tiên của một khinh hạm Đức đến Việt Nam?

Khinh hạm Bayern của Đức đã cập cảng tại TP.HCM sáng 6/1. Đây là lần đầu tiên một tàu chiến Đức đến thăm Việt Nam. Trước đó, tàu đã đi qua một số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Phi, châu Úc, Mỹ và châu Á.
Sputnik
Chuyến hành trình của khinh hạm Bayern cho thấy sự quan tâm của Đức đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực.

Khinh hạm Bayern của Đức thăm Việt Nam

Khoảng 10 giờ 15 sáng 6/1, khinh hạm Bayern của Hải quân Đức đã cập bến cảng Nhà Rồng tại TP.HCM, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của một tàu chiến Đức đến Việt Nam. Khinh hạm dự kiến lưu lại Việt Nam đến ngày 9/1.
Do dịch Covid-19, lễ đón tàu Bayern được tổ chức đơn giản và đặc biệt thông qua các hàng rào giữ khoảng cách cho hai phía. Tham dự buổi lễ có Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Hildner khẳng định, chuyến thăm của khinh hạm Bayern đã cho thấy sự phát triển "chất lượng cao" trong quan hệ giữa Việt Nam và Đức.
Nghi thức đón tàu được thực hiện đảm bảo khoảng cách theo quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Chuyến thăm cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho những cam kết của Đức với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đại sứ Hildner nhấn mạnh, chuyến thăm của khinh hạm Bayern là một thông điệp, một đề nghị hợp tác gửi đến Việt Nam và tất cả các nước khác.

"Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng trở thành một khu vực quan trọng trên thế giới. Nước Đức mong muốn thể hiện mạnh mẽ hơn nữa sự hiện diện tại khu vực", ông Hildner tuyên bố.

Cũng theo nhà ngoại giao Đức, mọi quốc gia cần thượng tôn trật tự dựa trên luật lệ, trong đó có tự do hàng hải trên Biển Đông. Vấn đề đảm bảo tự do đi lại trên Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng và là trách nhiệm của nhiều quốc gia, chứ không chỉ riêng các nước trong khu vực.
Đại sứ Hildner cũng nhấn mạnh, nước Đức không có ý định tăng cường năng lực quân sự hay đối đầu với bất kỳ ai tại khu vực. Đức chỉ mong muốn tìm kiếm sự hợp tác với tất cả các bên, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả với Việt Nam.
Đại diện thủy thủ đoàn, thuyền trưởng Tilo Kask đã bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp của các đơn vị từ Đại sự quán Đức và chính quyền TP.HCM.
"Chúng ta sẽ cùng quan tâm, hợp tác xây dựng hòa bình, duy trì pháp luật quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", thuyền trưởng Tilo Kask phát biểu tại lễ đón.
Biển Đông
Biển Đông: Điều gì ẩn sau chuyến thăm Việt Nam của khinh hạm Đức Bayern?
Say khi hoàn tất thủ tục cập cảng sáng 6/1, đại diện thủy thủ đoàn sẽ có buổi gặp chào hỏi lãnh đạo TP.HCM vào chiều cùng ngày.
Trước đó, trong thông cáo của Đại sứ quán Đức hôm 5/1, ông Hildner cho biết chuyến thăm của khinh hạm Bayern thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam và Đức, cũng như khẳng định ý nghĩa ngày càng gia tăng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với các mối quan hệ quốc tế.
Hành trình của khinh hạm Bayern cũng nhấn mạnh giá trị pháp lý của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, với tư cách là một văn kiện pháp lý quan trọng về biển và đại dương.

"Chuyến thăm của khinh hạm Bayern đến TP.HCM là một minh chứng tiếp theo cho mối quan hệ đối tác chiến lược sôi động giữa Đức và Việt Nam", thông cáo của Đại sứ quán Đức hôm 5/1 nhấn mạnh.

Khinh hạm Bayern của Đức có gì đặc biệt?

Khinh hạm Bayern mang theo 232 thủy thủ trên tàu, khởi hành từ quân cảng Wilhelmshaven (vùng Hạ Saxony, Đức) và di chuyển đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Hải trình của khinh hạm Bayern kéo dài 7 tháng. Đây cũng là tàu chiến Đức đầu tiên quay lại Biển Đông sau gần 2 thập niên.
Trước khi đến cảng TP.HCM, tàu Bayern đã từng ghé qua các địa điểm khác bao gồm Sừng Châu Phi, Pakistan, Úc, Guam (Mỹ), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Sau khi rời Việt Nam, tàu dự kiến đến thăm Sri Lanka và Ấn Độ trước khi trở về Đức.
Ở Hungary có đề xuất thành lập châu Âu "tới Biển Nhật Bản"
Khinh hạm Bayern là một trong 4 tàu thuộc lớp Brandenburg, được đưa vào hoạt động năm 1996. Tàu hiện trực thuộc Hạm đội khinh hạm số 2, đóng tại quân cảng Wilhelmshaven. Cảng Wilhelmshaven cũng là cảng nước sâu duy nhất của Đức.
Về thông số kỹ thuật, khinh hạm Bayern có lượng giãn nước 4.700 tấn, chiều dài 138,8 m, sườn ngang 16,7 m. Tàu được trang bị pháo hạm 76mm, bệ phóng thẳng đứng cho tên lửa phòng không và các bệ tên lửa chống hạm cùng ngư lôi. Tốc độ tối đa của tàu đạt hơn 29 hải lý (54 km/giờ).
Bên cạnh đó, khinh hạm còn được trang bị trực thăng Sea Lynx do Anh sản xuất. Đây là loại trực thăng được vũ trang bằng súng máy và tên lửa chống ngầm hoặc chống hạm.
Các tàu thuộc lớp Brandenburg chủ yếu làm nhiệm vụ săn ngầm, nhưng cũng có thể được sử dụng để triển khai các nhiệm vụ khác và công tác phòng không.

Mối quan tâm với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Lần làm nhiệm vụ này của khinh hạm Bayern tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phản ánh chính sách an ninh trong Định hướng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được thông qua bởi Chính phủ Liên bang Đức vào tháng 9/2020.
Chiến lược này nhằm mục tiêu tăng cường vai trò của Đức với tư cách là một bên tham gia kiến thiết và một đối tác tại khu vực này, từ đó tăng cường và mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực.
Hoa Kỳ sẽ mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận quân sự lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Về mặt kinh tế, các tuyến đường biển rộng mở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Đức và Châu Âu. Chuyến hải trình của tàu Bayern được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc bảo vệ và giữ vững trật tự dựa trên luật lệ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trên hành trình của mình, tàu đã đi qua khu vực Biển Đông. Quan điểm chính của nước Đức từ trước đến nay là nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), khuôn khổ pháp lý có hiệu lực quốc tế với mọi hoạt động tại các biển và đại dương, đặc biệt là quyền tự do hàng hải và hàng không tại các vùng biển quốc tế, cũng như quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải được quy định trong Công ước.
Thảo luận