Nga nắm trong tay tới “hai mũi giáp công”
Nga đã chiếm lợi thế rất lớn trên bàn đàm phán ngoại giao khi nắm trong tay tới “hai mũi giáp công”. Nga vẫn có thể tiếp tục đàm phán với Mỹ và NATO về các vấn đề liên quan tới an ninh ở Châu Âu. Đồng thời, Nga còn có thể đàm phán trực tiếp với Ukraina về quan hệ song phương.
SputnikNgoại trưởng Nga và Hoa Kỳ đã có cuộc hội đàm hôm thứ sáu ngày 21/1 tại Geneva. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đánh giá cuộc trao đổi song phương là hữu ích và thẳng thắn, còn Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hứa vào tuần tới sẽ trả lời bằng văn bản đối với các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh. Ông Sergey Lavrov cũng nói rằng, ông có kế hoạch tiếp xúc mới với Antony Blinken sau khi nhận được trả lời bằng văn bản từ phía Hoa Kỳ.
Không có đột phá nhưng vẫn có điểm tích cực
Trước cuộc hội đàm về các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh, cả phía Nga và Mỹ đều cho biết, họ không mong đợi một bước đột phá nào cả. Và sau đàm phán kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ hai ngoại trưởng đã tổ chức hai cuộc họp báo riêng. Dẫu sao cũng có cảm giác là không khí không còn căng như dây đàn như tuần trước tại Gieneva, Brussels và Vienna.
“Cho dù hầu như không có mong đợi sẽ có đột phá gì cả từ hội đàm này thì riêng việc hội đàm diễn ra đã là một điểm tích cực. Nó cho thấy rằng, đối thoại vẫn tiếp tục, hơn nữa ở cấp bộ trưởng. Đây là một điểm quan trọng, chứng tỏ tại thời điểm này, cả hai bên vẫn sẵn sàng tiếp tục con đường đàm phán”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nêu đánh giá của mình với Sputnik.
Theo một số chuyên gia, những gì diễn ra hôm thứ sáu tại Geneva phản ánh sự chủ động của phía Nga.
“Nhìn lại các cuộc gặp diễn ra theo trình tự, từ đàm phán cấp nguyên thủ quốc gia, rồi hạ xuống mức tham vấn cấp thứ trưởng, rồi lại nâng lên thành thảo luận cấp ngoại trưởngmà cuộc gặp ngoại trưởng hai nước mang tính chất “đột xuất”, có thể thấy rằng, biến chuyển đó phản ánh sự bị động của Mỹ và phương Tây sau ba ngày ba đêm gây sức ép ở các cuộc tham vấntuần trước giữa Nga-Mỹ, Hội đồng
Nga-NATO và tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Hồng Long nói với Sputnik.
Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergey Riabkov cũng nói rằng, chương trình nghị sự về an ninh cho đàm phán lần này do Nga thiết kế, Hoa Kỳ và phương Tây đang tuân thủ theo chương trình đó.
Nga hoàn toàn chủ động vì có nhiều "chủ bài"
Quá tam ba bận! Ngay sau lần “đàm phán chỉ lại để tiếp tục đàm phán” tại Geneva, đã xuất hiện một “điểm giữa” mới có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng. Đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố sẵn sàng làm “trung gian hòa giải” giữa Nga và Ukraina đồng thời sẵn sàng cung cấp mọi điều kiện để tiến hành các cuộc đàm phán hòa giải giữa hai nước.
Theo nhà bình luận chính trị Hồng Long, phía Nga hoàn toàn chủ động khi có nhiều "chủ bài". Ngay từ đầu tháng 1/2022, Nga đã có các tham vấn cấp thứ trưởng ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề an ninh khu vực.
“Người Mỹ đã không thể lường trước tình huống Nga sẽ đối thoại với Ukraina thông qua trung gian Thổ Nhĩ Kỳ bởi họ vẫn cho rằng Ukraina không phải là một nước độc lập hoàn toàn mà phải phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây như chính quyền Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. Đó là sai lầm lớn của người Mỹ!”, - Nhà bình luận chính trị Hồng Long nhấn mạnh, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Không khó thể nhận ra rằng, với sự xuất hiện của Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên của NATO nhưng lại là đối tác chiến lược của Nga trong vai trò trung gian hòa giải giống như Pháp đã làm khi đăng cai Hội nghị Paris giữa Mỹ và Việt Nam vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam. Và đây chính là điều gây bất ngờ cho cả Washington lẫn Brussels.
“Với các động thái này, Nga đã chiếm lợi thế rất lớn trên bàn đàm phán ngoại giao khi nắm trong tay tới “hai mũi giáp công”, tương tự như trong Chiến tranh Việt Nam. Nga vẫn có thể tiếp tục đàm phán với Mỹ và NATO về các vấn đề liên quan tới an ninh ở Châu Âu. Đồng thời, Nga còn có thể đàm phán trực tiếp với Ukraina về quan hệ song phương mà Mỹ và phương Tây không thể can thiệp nếu như họ không muốn bị quy lỗi can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là điều mà Hiến chương Liên Hợp Quốc không cho phép”, - Ông Hồng Long nói tiếp với Sputnik.
Cũng theo nhà bình luận chính trị Hồng Long, tùy theo diễn biến tình hình, Nga có thể gộp vấn đề an ninh của mình và của Châu Âu cùng với vấn đề Ukraina vào “một gói” hoặc cũng có thể tách riêng vấn đề an ninh chung của Châu Âu với
vấn đề Ukraina thành “hai gói” khác nhau. Bằng cách này, Nga sẽ vô hiệu hóa sự can thiệp bất hợp pháp của Mỹ và phương Tây nói chung và của các quốc gia NATO vào công việc nội bộ của Ukraina cũng như mối quan hệ song phương Nga- Ukraina. Đó chính là một trong các “chủ bài” của Nga.
Điều đáng mừng là cả Nga và Ukraina, thông qua các tuyên bố ngoại giao của mình đều hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian hòa giải để xoa dịu căng thẳng.
“Nga đã phản ứng tích cực trước tuyên bố sẵn sàng làm “trung gian hòa giải” giữa Nga và Ukraina của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giải quyết các bất đồng với Ukraina. “Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào có thể giúp giải quyết tình hình ở Ukraina”, - Ông Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Putin đã phát biểu với báo chí hôm 19/1. Thổ Nhĩ Kỳ, nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây có thể đóng vai trò như một Paris mới để trở thành một “trung tâm hòa bình” mới cho thế giới thời hậu chiến tranh”, - TS Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
“Việc Nga vừa đàm phán với Mỹ và NATO, lại vừa cùng với Ukraina hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ đăng cai cho một cuộc đàm phán song phương Nga – Ukraina chứng tỏ một thông điệp mà Nga gửi tới người Mỹ chỉ gồm ba điều
Một là đã đến lúc chấm dứt sự can thiệp của Mỹ và Châu Âu nói chung cũng như
đối với Ukraina nói riêng bởi sự can thiệp đó chỉ nhằm mục đích kiềm chế sự trỗi dậy của Châu Âu để phục vụ cho lợi ích của Mỹ mà thôi..
Hai là việc của người Châu Âu phải do người Châu Âu tự giải quyết bởi các nước EU hoàn toàn có thể tự mình giải quyết công việc của mình mà không cần đến sự can thiệp của người Mỹ.
Và câu cuối cùng mà người Châu Âu (bao gồm cả Nga) có thể nói, như người Việt Nam cách đây gần nửa thế kỷ đã nói rằng: “Uncle Sam Go Home!”, - Nhà bình luận chính trị quốc tế Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Trước mắt, Nga thừa biết rằng, Mỹ sẽ đứng sau lưng Ukraina trong các cuộc đàm phán song phương với Nga. Nhưng chính người Ukraina cũng sẽ dần dần hiểu ra rằng “nước xa không cứu được lửa gần” nên cũng sẽ có những tính toán riêng nhằm bảo đảm an toàn cho chính mình.
Vào ngày 17/12/ 2021, Nga đã công bố dự thảo hiệp ước với Hoa Kỳ và một thỏa thuận với NATO về bảo đảm an ninh. Moskva yêu cầu các đối tác phương Tây bảo đảm pháp lý không mở rộng thêm NATO về phía Đông, không tiếp nhận Ukraina vào NATO và không thiết lập các căn cứ quân sự ở các nước hậu Xô - Viết. Ngày 10/1, Nga và Mỹ tổ chức vòng đối thoại về ổn định chiến lược tại Geneva. Tiếp sau đó là cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO tại Brussels và các cuộc tham vấn tại Vienna của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu. Trọng tâm chính của các cuộc thảo luận là các đề xuất của phía Nga.
Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của phương Tây và Ukraina về "các hành động gây hấn", tuyên bố rằng Nga không đe dọa bất kỳ ai và sẽ không tấn công bất kỳ ai, và các tuyên bố về "sự xâm lược của Nga" chỉ như là một cái cớ để triển khai vũ khí và thiết bị quân sự của NATO gần biên giới Nga. Bộ Ngoại giao Nga trước đó đã nhấn mạnh rằng, những tuyên bố của phương Tây về "sự xâm lược của Nga" và khả năng giúp Kiev tự vệ trước điều đó là thực sự buồn cười và nguy hiểm.