Bao giờ Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế?

Bao giờ Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch quốc tế? Có chuyên gia trong ngành đùa rằng, Việt Nam chỉ nhanh hơn Trung Quốc (vì họ theo đuổi chính sách Zero Covid) nhưng chậm hơn hẳn láng giềng Thái Lan, Campuchia về mở cửa cho khách du lịch thế giới.
Sputnik
Trước việc, ‘nói đi nói lại mãi’ nhưng vẫn không biết ngày mở cửa, hàng loạt doanh nghiệp hàng không và du lịch cùng nhiều chuyên gia đã đồng kiến nghị lên Chính phủ, đích thân gửi thư kiến nghị cho Thủ tướng Phạm Minh Chính, đề xuất công bố thời điểm mở cửa du lịch quốc tế ngay từ tháng 2/2021 chứ đừng chờ đến 30/4 – 1/5 vì quá muộn.

“Thật vô lý khi Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế hoàn toàn”

Ở Việt Nam vẫn đang tranh cãi câu chuyện “mở cửa hay chưa mở cửa”, “bao giờ khôi phục hoàn toàn du lịch quốc tế”, “khi nào các chuyến bay thương mại quốc tế khởi động lại”.
Bao giờ cho đến ngày nhiều người Việt định cư, sinh sống, học tập ở nước ngoài về quê ăn Tết không phải tính đường vòng, lót tay đủ cửa, vật vờ quá cảnh qua Thái Lan, Campuchia, Hongkong hay nước thứ ba để đem tiền làm giàu cho họ…
Chủ tịch Eurocham kiến nghị mở cửa du lịch nhằm thu hút đầu tư
Vẫn chưa ngã ngũ bao giờ Việt Nam mở cửa đón khách du lịch, trong khi nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực đã đón khách quốc tế trở lại, tranh thủ cơ hội vàng ngay sau khi tỷ lệ bao phủ vaccine được nâng lên và những biện pháp hạn chế do Covid-19 được gỡ bỏ. Tuy nhiên, trong nước, các Bộ, ban, ngành, giới chuyên gia đều rất sốt ruột, đại diện nhiều doanh nghiệp hàng không còn đích thân đồng kiến nghị lên Thủ tướng xin sớm mở cửa.
Ngày 27/1, ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thông tin cho biết, Ban IV vừa đề xuất với Thủ tướng Chính công bố “Thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam” ngay đầu tháng 2/2021.
Chuyên gia nhấn mạnh, phải là ngay đầu tháng 2 để các địa phương cùng các doanh nghiệp ngành du lịch, hàng không có mốc thời gian nhằm xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực hiệu quả, sẵn sàng đón khách quốc tế.
Ông Bình cũng là người mới tham gia những ý kiến rất tâm huyết tại hội thảo “Thống nhất lộ trình giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế” được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức hôm 24/1 vừa qua.
Tại đây, vị chuyên gia thẳng thắn đánh giá rằng “thật vô lý khi chúng ta không mở cửa du lịch quốc tế hoàn toàn”.
“Không mở là đi ngược lại chính sách của Chính phủ, đó là thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”, ông Trương Gia Bình nói và nhấn mạnh, nếu không mở bây giờ là “mất cơ hội ngàn năm”.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, 2 tháng thí điểm đón khách quốc tế, với 8.500 lượt khách có “hộ chiếu vaccine”, hệ số an toàn rất cao.
Việt Nam sẽ đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình 3 giai đoạn như thế nào?
Hầu hết du khách đáp ứng được nhu cầu du lịch trong điều kiện an toàn với dịch. Qua đó tiếp tục khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn trong khu vực, quốc tế. Ông Hùng cho hay, để tận dụng cơ hội, tạo đà nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện bình thường mới, Bộ đã đề xuất lộ trình từ nay đến 30/4 tiếp tục chương trình thí điểm đón khách quốc tế giai đoạn 2.
“Và từ ngày 1/5 sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound) và đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound) qua tất cả các cửa khẩu quốc tế trong bối cảnh bình thường mới”, theo Bộ trưởng Hùng.
Cùng với đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng kiến nghị Chính phủ khôi phục các chính sách miễn thị thực nhập cảnh (visa) đã áp dụng đối với các thị trường khách du lịch quốc tế trước năm 2020 và xem xét bổ sung một số thị trường khách du lịch tiềm năng để nâng cao khả năng cạnh tranh điểm đến của Việt Nam đối với các quốc gia, điểm đến trong khu vực và quốc tế.
Việt Nam cũng sẽ nỗ lực tăng cường đàm phán nhằm gia tăng số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng – “hộ chiếu vaccine” của Việt Nam để phục vụ đưa khách đi du lịch nước ngoài trong điều kiện bình thường mới.

“Tận dụng thời cơ vàng”

Tại văn bản kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng, theo ông Bình, căn cứ kiến nghị của nhóm doanh nghiệp hàng không, lữ hành, du lịch và dịch vụ du lịch, Ban IV đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ lựa chọn và đưa ra một quyết sách chiến lược dựa trên kết quả ấn tượng về phòng, chống dịch, tiêm vaccine trong nước, đã được các chuyên gia y tế uy tín phân tích, kiểm chứng từ các yếu tố dịch tễ, để thể hiện chủ trương nhất quán, ý chí quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ trong việc khôi phục kinh tế ngay năm 2022, đồng thời không để bị lỡ nhịp bứt phá so với các quốc gia khác trong khu vực.
Công nhận “hộ chiếu vắc-xin”- cứu cánh không nhỏ cho ngành hàng không và du lịch quốc tế
Đó là, công bố “Thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam” ngay trong đầu tháng 2/2022, theo Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ.
“Để tận dụng “thời cơ vàng” và tạo động lực cho ngành du lịch bứt phá nhanh hơn nữa, Ban IV đề xuất Chính phủ cho khôi phục lại chương trình miễn Visa cho khách du lịch quốc tế tại các thị trường trọng điểm như năm 2019 và tiếp tục đẩy mạnh chính sách này với các thị trường tiềm năng khác để thu hút khách quốc tế tới Việt Nam”, kiến nghị nêu rõ.
Cùng với đó, để tăng cường năng lực y tế trong nước nhằm sẵn sàng ứng phó, cung cấp các giải pháp giải quyết các bài toán phát sinh khác nhau với du khách trong quá trình mở cửa du lịch quốc tế, nhất là cung cấp các dịch vụ y tế có nền giao tiếp tiếng Anh, Ban IV đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế đẩy nhanh việc thực hiện các chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 25/KL-TW ngày 30/12/2021, trong đó có chủ trương cho phép “các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 được thu phí trong trường hợp người bệnh tự nguyện”.
Ngoài ra, theo ông Bình, cũng phải truyền thông, khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân nghiên cứu, phát triển, mở rộng đầu tư cho các dịch vụ tiềm năng.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, việc mở cửa du lịch quốc tế ngay từ đầu năm 2022 sẽ góp phần rất lớn để khơi thông dòng đầu tư quốc tế và các giao dịch thương mại - xuất nhập khẩu với Việt Nam.
“Vì hiện nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm thị trường Việt Nam nhưng còn gặp khó khăn khi chưa có cơ chế để đi lại thuận lợi”, Ban IV lưu ý.

‘Cứu’ lấy doanh nghiệp hàng không, du lịch

Ngoài Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, trong ngày 27/1, đã có 6 doanh nghiệp hàng không, 5 doanh nghiệp du lịch lớn nhất Việt Nam gửi thư kiến nghị tới Thủ tướng đề xuất công bố thời điểm mở cửa du lịch quốc tế ngay trong tháng 2/2021 để có thời gian chuẩn bị cho dù mốc thực tế để mở hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4/2022 – 1/5/2022.
Đó là các doanh nghiệp hàng không như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty CP Hàng không Vietjet, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Hải Âu Aviation.
Tin vui cho ngành du lịch: Khánh Hoà đón chuyến bay quốc tế đầu tiên
Với lời “khẩn”, các doanh nghiệp lữ hành gồm Saigontourist, Vietravel, Công ty CP Du lịch Thiên Minh (TMG), Tập đoàn Sun Group, Công ty TNHH Tập đoàn BIM cùng kiến nghị với Thủ tướng Phạm Minh Chính mở cửa lại cho du lịch quốc tế ngay từ đầu tháng 2 này.
Trong thư, các doanh nghiệp, đơn vị đều bày tỏ cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành, quan tâm chỉ đạo sát sao, ban hành các cơ chế, chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Họ nhấn mạnh, với việc quyết liệt ban hành và áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất thành công trong việc chuyển trạng thái phòng chống dịch trên toàn quốc sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh”.
“Đây là nền tảng đặc biệt quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh việc khôi phục hoạt động kinh tế, mở cửa lại ngành hàng không và du lịch với bạn bè quốc tế”, các doanh nghiệp nhấn mạnh.
Theo đó, hiện nay, Việt Nam đang thí điểm thực hiện đón khách du lịch quốc tế vào 7 địa phương (5 địa phương giai đoạn 1 và bổ sung thêm 2 địa phương ở giai đoạn 2).
Tuy nhiên sau hai tháng thí điểm với các điều kiện, quy trình còn rất chặt chẽ cho du khách cũng như các doanh nghiệp du lịch, hàng không tham gia chương trình, đến nay Việt Nam mới đón được 8.500 du khách. Do đó, các doanh nghiệp cho rằng cần có sự điều chỉnh nhanh chóng về quy định, chính sách đối với quá trình này để tương thích với bối cảnh mới.
Đồng thời, để các địa phương, doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị năng lực, lập kế hoạch, tái cấu trúc kịp thời các quy trình nội bộ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm tạo sức hút lớn hơn với khách du lịch quốc tế để ngành du lịch, hàng không thực sự có cơ hội phục hồi.
Đề xuất Việt Nam mở cửa biên giới, đón khách du lịch quốc tế trở lại
Các doanh nghiệp, đơn vị cũng cho rằng, những bất cập này cũng đã được nêu ra tại hội thảo ngày 24/1 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với 5 bộ, 20 địa phương cùng các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không và du lịch.
“Đặc biệt, sau 2 năm gần như “đóng băng” hoạt động, lực của các doanh nghiệp hàng không và du lịch đã hoàn toàn cạn kiệt”, các đơn vị thừa nhận.
Do đó, họ cho rằng, việc mở cửa hiện nay là vô cùng cấp thiết.
“Quyết định mở cửa du lịch quốc tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính là cơ hội duy nhất để “cứu sống” các doanh nghiệp, “cứu sống” 2,5 triệu lao động trực tiếp trong ngành và hàng triệu lao động gián tiếp khác”, các doanh nghiệp tha thiết.
Kiến nghị Thủ tướng, các doanh nghiệp cũng bày tỏ rằng, để “mở cửa thực sự”, cả cơ quan nhà nước cấp trung ương, các địa phương và từng đơn vị đều cần có một khoảng thời gian nhất định nhằm chuẩn bị nguồn lực tài chính, cải tổ quy trình, chuẩn bị nhân lực, tiến hành xúc tiến quảng bá trước khi đón khách. Trong khi đó, về phía các khách quốc tế ở các thị trường trọng điểm với Việt Nam, họ cũng cần thời gian để nhận biết thông tin, để đánh giá, cân nhắc và ra quyết định.
“Tuy nhiên, để mở cửa thực sự chứ không chỉ là trên tuyên bô, thì khoảng thời gian này phải được rút ngắn tối đa, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, địa phương, cùng doanh nghiệp để chúng ta tận dụng được thời cơ vàng”, các doanh nghiệp hàng không, lữ hành nêu rõ.

Giải pháp nào để Việt Nam mở cửa lại du lịch quốc tế?

Các doanh nghiệp hàng không và lữ hành hàng đầu cả nước đề xuất 4 nhóm giải pháp với Thủ tướng.
Thứ nhất, ngay đầu tháng 2/2021, Thủ tướng công bố “Thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam” để tạo “lực đẩy mạnh” và để các địa phương cùng các doanh nghiệp vận tải, cư trú và lữ hành có mốc thời gian chuẩn bị, mặc dù mốc thực tế để mở hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4/2022.
Thứ hai, Thủ tướng xem xét giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và ban hành quy trình đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với khách du lịch quốc tế, bao gồm điều kiện trước khi khách lên máy bay, quy trình sau khi xuống máy bay và trong suốt quá trình du lịch theo hướng giảm thiểu tối đa các quy định hiện hành không cần thiết.
Theo đó, gỡ bỏ quy định cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú đối với hành khách đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có xét nghiệm ân tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.
Chuyên gia đánh giá mức thất thu của ngành du lịch quốc tế
Thứ ba, ngoài việc khôi phục toàn bộ các chương trình miễn thị thực đơn phương, song phương và thị tực điện tử cho du khách, Chính phủ cân nhắc mở rộng chương trình miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế tại các chị trường chiến lược, trọng điểm như toàn bộ châu Âu, Úc và Bắc Mỹ. Đồng thời, cân nhắc tăng thời gian miễn thị thực từ 14-30 ngày theo xu hướng du lịch mới của du khách là đi dài ngày hơn.
Thứ tư, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) phối hợp chặt chẽ cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch để phát động lại các nguồn khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.
Kiến nghị lên Chính phủ, trong thư, các doanh nghiệp cũng bày tỏ tin tưởng Thủ tướng thấu hiểu các thách thức và cơ hội của ngành du lịch, hàng không hiện nay, đồng thời, kỳ vọng Thủ tướng sẽ có những chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, ngay trong những ngày đầu Xuân, tạo khí thế mới để doanh nghiệp bước sang một năm mới với niềm tin vào cơ hội phục hồi.
“Các doanh nghiệp cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ và đồng hành với Chính phủ”, đại diện 11 doanh nghiệp khẳng định.

“Tự tin mở cửa lại an toàn”

Tại cuộc họp toàn quốc với các địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên đán 2022 hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, chúng ta có cơ sở để tự tin trong công tác phòng chống dịch, tự tin để tiếp tục mở cửa trở lại an toàn các hoạt động kinh tế-xã hội, nhưng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc mở cửa du lịch, trên tinh thần nhanh nhất, sớm nhất, chậm nhất đến ngày 30/5/2022 phải mở cửa
Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan công bố lộ trình mở cửa du lịch sớm nhất có thể, không để lỡ cơ hội phát triển, bảo đảm tính tổng thể, liên thông, thống nhất, nhất quán với hoạt động giao thông vận tải trong mọi loại hình (đường bộ, đường thủy, hàng không), bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
“Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội”, Thủ tướng lưu ý.
Ông Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cách làm thống nhất trong quản lý xuất nhập cảnh.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết các hoạt động vận tải đã trở lại gần như bình thường, hoạt động hàng không nội địa đạt khoảng 80% chuyến bay so với dịp Tết các năm.
Bộ trưởng Thể cho rằng, với tỷ lệ tiêm vaccine cao, chúng ta có thể yên tâm mở cửa trở lại và việc mở lại các hoạt động vận tải có vai trò quyết định với phục hồi và phát triển kinh tế.
Thảo luận