Nội địa hóa không chỉ tên lửa, mà còn cả hệ thống phóng
"Đây là xu hướng toàn cầu. Các quốc gia trước đây chưa có các hệ thống vũ khí phức tạp đang cố gắng tạo ra thứ gì đó của riêng mình. Đối với Việt Nam, đã được trang bị các tổ hợp Bal-E của Nga với tên lửa Kh-35UE, việc phát triển vũ khí nội địa dựa trên hệ thống tương tự hiện có của nước ngoài là việc hợp lý. Tôi không nghĩ tên lửa chống hạm VCM-01 của Việt Nam được sửa đổi nhiều so với “nguyên mẫu” về thiết kế, như thường nói là “về phần cứng”. Về phần mềm, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Xây dựng hệ thống phóng của riêng mình cũng có ý nghĩa. Bằng cách chế tạo bệ phóng trên khung gầm hạng nhẹ, phía Việt Nam có thêm cơ hội ứng phó linh hoạt hơn với các mối đe dọa từ biển. Nếu bước đầu tiên của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong việc tạo ra vũ khí phòng thủ ven biển thành công và các công việc được tiếp tục, thì chúng ta chỉ có thể vui mừng cho Việt Nam. Họ đi theo con đường tương tự mà Ấn Độ đã thực hiện với tên lửa BrahMos".
"Thế giới hoạt động theo cách cần tính đến lợi ích của khách hàng. Đặc biệt là trong một lĩnh vực như hợp tác quân sự - kỹ thuật. Việc hệ thống chống hạm của Việt Nam dựa trên phát triển của Nga là một điểm cộng lớn cho chúng ta. Thị trường tên lửa chống hạm trên thế giới khá rộng lớn, được cung cấp từ các quốc gia khác nhau... Và trong trường hợp này, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thêm cơ hội cung cấp linh kiện, hỗ trợ công nghệ cho các đồng nghiệp Việt Nam. Kết luận: Điều này có lợi cho cả Nga và Việt Nam về việc phát triển khả năng của ngành công nghiệp quốc phòng", - Vladimir Karnozov kết luận.