Theo hãng tin, các nước châu Âu dẫn đầu là Đức không ủng hộ sáng kiến này của Mỹ. Tại Cựu Thế giới, những biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng Nga hoạt động trong lĩnh vực năng lượng cũng bị coi là không cần thiết.
Từ đó dẫn đến khả năng do có sự khác biệt về quan điểm nên các gói trừng phạt của Washington và Brussels có thể khác nhau. Hiện nay đang có sự bàn thảo bí mật để Moskva không thể biết trước mà chuẩn bị đối phó.
Các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống Nga
Trước đó, Hoa Kỳ tuyên bố về khả năng áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Nga được cho là có thể bóp chết nền kinh tế nước này. Những biện pháp đó được lên kế hoạch trong trường hợp tình hình liên quan Ukraina leo thang. Người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Thượng viện Hoa Kỳ, ông Robert Menendez từng thông báo rằng một số biện pháp trừng phạt có thể được đưa ra theo hình thức "đặt trước". Ông đe dọa sẽ sử dụng các biện pháp ngăn chặn đối với Moskva, ví dụ như khả năng ngắt kết nối của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế liên ngân hàng SWIFT.
Sau đó, các chuyên gia Mỹ chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt Mỹ dự kiến áp đặt chống Nga trong trường hợp khủng hoảng ở Ukraina trở nên tồi tệ hơn có thể dẫn đến "cơn hoảng loạn tài chính" và giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng lệnh trừng phạt đó sẽ làm hệ thống tài chính toàn cầu mất ổn định và khiến giá hàng hóa thế giới tăng cao.
“Các biện pháp trừng phạt cực kỳ khắc nghiệt mà các quan chức Mỹ đang đe dọa áp đặt đối với Nga có thể gây ra tình trạng lạm phát cao, làm sụp đổ thị trường chứng khoán và gây ra các hình thức hoảng loạn tài chính khác. Chúng sẽ gây tác hại cho chính người Mỹ, từ các tỷ phú cho đến giới quan chức chính phủ và các gia đình trung lưu”, - báo The New York Times lưu ý.