Nguyên nhân nào khiến nông sản lại ‘án binh bất động’ ở cửa khẩu Lạng Sơn?

HÀ NỘI (Sputnik) - Việc ùn ứ hàng hóa, phần lớn là nông sản, tại cửa khẩu Lạng Sơn trước Tết vừa được tháo gỡ phần nào thì nay tình trạng này lại tiếp diễn. Cả lái xe và doanh nghiệp xuất khẩu lại “ngồi trên đống lửa”.
Sputnik
Hơn 1.800 xe ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, khiến nhiều doanh nghiệp vận tải, xuất nhập khẩu thêm thiệt hại. Lần này cơ quan chức năng sẽ làm thế nào?

‘Sốt ruột’ dòng xe bị kẹt nối đuôi hàng cây số

Tính đến ngày 13/2, tổng lượng xe chờ xuất khẩu tại 3 cửa khẩu chính ở Lạng Sơn là Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, là 1.815 xe, giảm 36 xe so với hôm trước. Gần 90% trong số này là xe chở hoa quả tươi từ các tỉnh phía Nam, xuất khẩu bằng đường bộ sang Trung Quốc.
Được biết, từ tuần trước, Sở Công thương Lạng Sơn đã thông báo, dừng tiếp nhận phương tiện chở hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ để xuất sang Trung Quốc từ ngày 16 - 25/2.
Trung Quốc đóng biên giới, nông sản Việt ùn ứ, nhiều doanh nghiệp phải “quay xe”
Tuy nhiên, do phía Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược “Zero Covid” nên các biện pháp phòng chống dịch đối với các lái xe và xe hàng đều được siết chặt. Điều này gây khó khăn và cản trở quá trình thông xe sang nước bạn.
Dù đã rất cố gắng nhưng năng lực thông quan tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn vẫn còn rất chậm. Chỉ khoảng 70-80 xe được thông quan/ngày, bằng 1/6 so với nhu cầu xuất hàng sang Trung Quốc.
Thêm vào đó, mỗi xe thông quan cũng phải mất vài giờ đồng hồ, thay vì 10-15 phút như trước đây. Chưa kể còn quy trình khử khuẩn xe và kiểm tra hàng hóa trên xe ngày càng thắt chặt.
Bộ Công thương ra khuyến cáo khẩn vụ 4.000 xe tồn đọng ở cửa khẩu

Cả tài xế lẫn doanh nghiệp đều lo lắng

Tình cảnh này khiến các lái xe chở nông sản buộc phải “án binh bất động” tại các cửa khẩu chờ thông quan. Gánh nặng chi phí ăn ở và chờ được thông quan là áp lực lớn đối với các lái xe.
“Chuyến hàng này, tiền công chở "trọn gói" tôi tôi được nhận từ chủ hàng là 10 triệu đồng. Với tình trạng nằm chờ hơn chục ngày nay và chưa biết khi nào có thể "thoát" được hàng, đến khi xe có thể thông quan, quay đầu chắc chả dư được đồng nào" - Anh Quân, một lái xe từ Long An đưa lên cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) từ mùng 4 Tết (tức ngày 4/2) nhưng đến giờ vẫn chưa thể xuất sang Trung Quốc, chia sẻ với báo chí.
Ngoài lương, mỗi ngày chi phí ăn uống, sinh hoạt của anh cùng lái phụ được trả 200.000 đồng mỗi người. Để tiết kiệm chi phí, anh Quân cùng lái phụ đều ăn mì tôm qua ngày.
Campuchia thành đối thủ đáng gờm của Việt Nam khi bán nông sản sang Trung Quốc
Chậm thông quan, người đau đầu nhất vẫn là các chủ doanh nghiệp. Với hơn 30 xe chở hàng của Công ty cổ phần Vận tải quốc tế Thái Việt Trung đang phải nằm trực chờ ở các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn. Giám đốc công ty, ông Trần Văn Hào, ước tính chi phí tăng thêm bình quân cho mỗi xe đang phải chờ ở cửa khẩu 2-2,5 triệu đồng.
“Một ngày khoảng 30-40 xe đang tồn thì chúng tôi mất 60-80 triệu đồng. Đây là điều khó khăn cho doanh nghiệp” - Ông Hào cho biết.
Các chi phí khác như tài xế trung chuyển cũng tăng chóng mặt. Trước đây, công ty ông Hào chỉ phải trả 1,5-2 triệu đồng/người/xe. Nhưng hiện giờ giá là 5 triệu đồng/người/xe. Theo ước tính, doanh nghiệp này sẽ mất thêm một chi phí khá lớn.
Việt Nam cần giảm sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu tiểu ngạch

Điều chỉnh lại hướng đưa hàng sang Trung Quốc

Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp phải tính lại phương án đưa hàng sang nước bạn. Ông Đặng Hoàng Giang - Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) chia sẻ:
“Rút kinh nghiệm đợt trước, lần này hiệp hội cũng đã thông báo sớm để những doanh nghiệp nào có ý định mang hàng lên cửa khẩu ngừng ngay và chuyển hướng”.
Cũng như Vinacas, Công ty cổ phần Khoai lang Nhật Thành, cho biết công ty ngưng hết các đơn hàng đường bộ.
Cán bộ ‘bán lốt’ tại Lạng Sơn có thể bị tử hình, Quảng Ninh dừng tiếp nhận một số mặt hàng từ 17/1
“Chúng tôi đang nghiên cứu lại thị trường cũng như lên các phương án để tìm cách xuất qua thị trường này bài bản hơn" - Ông Huỳnh Ngọc Có, Giám đốc Công ty cổ phần Khoai lang Nhật Thành chia sẻ với báo chí.
Vị giám đốc này đề xuất, trước tiên doanh nghiệp phối hợp cùng nông dân trồng khoai lang để cải tiến cách thức trồng. Thay vì trồng ồ ạt vào một vụ thì năm nay phải trồng gối đầu, rải vụ với số lượng mỗi vụ thấp hơn so với mọi năm. Nếu cách sản xuất có bài bản hơn thì việc xuất khẩu sang Trung Quốc cũng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn mong muốn các cấp lãnh đạo cao cấp nhất của hai nước Việt - Trung sớm đàm phán và tháo gỡ vấn đề.
Thảo luận