Hoạt động thể chất kích hoạt sản xuất kháng thể
Những người tham gia nghiên cứu là 16 tình nguyện viên đã được tiêm phòng cúm và 36 người được tiêm phòng COVID-19. Một số người trong số họ, ngay sau khi tiêm chủng, đã đi xe đạp hoặc đi bộ trong 90 phút với tốc độ mạch đập đạt 120-140 nhịp/phút, trong khi số còn lại tiếp tụcsống theo nhịp độ bình thường.
Trong bốn tuần tiếp theo, nhóm người tham gia đầu tiên đã phát triển nhiều kháng thể hơn đáng kể so với nhóm thứ hai. Để xác nhận kết quả, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành một thí nghiệm trên chuột, tiêm cho chúng một loại vắc-xin và buộc một bộ phận chạy trên máy chạy bộ. Trong trường hợp này, hoạt động thể chất cũng có tác dụng tích cực.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn lặp lại thí nghiệm, giảm thời gian hoạt động thể chất xuống còn 45 phút. Tuy nhiên, khoảng giời gian ngắn như vậy không làm tăng lượng kháng thể.
Các tác giả của công trình cho biết: "Kết quả sơ bộ của chúng tôi lần đầu tiên chứng minh rằng có thể tăng phản ứng của cơ thể đối với các kháng thể vắc xin trong một khoảng thời gian nhất định".
Hiện vẫn còn phải nghiên cứu xem đâu là lý do khiến phát triển hiệu ứng trên, tuy hiên trong quá trình tập thể dục, trong cơ thể diễn ra nhiều thay đổi về trao đổi chất, sinh hóa.... Cụ thể khi hoạt động thể chất, interferon-alpha được sản xuất, ảnh hưởng đến sự hình thành các kháng thể. Các nhà nghiên cứu cũng có kế hoạch tìm hiểu xem liệu 60 phút tập thể dục có đủ để đạt được hiệu quả mong muốn hay không.